Sựảnh hƣởng của Gia lễ trong khu vực Đông Á

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 36)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2 Sựảnh hƣởng của Gia lễ trong khu vực Đông Á

Gia lễ của Chu Hy ở Trung Quốc có ảnh hƣởng to lớn về văn hóa, tƣ tƣởng, chính trị, phong tục tập quán của toàn xã hội. Không chỉ ngừng lại ở tầm ảnh hƣởng tại Trung Quốc, mà về sau, cùng với sự truyền bá của Chu tử học đến các nƣớc đồng văn trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, cuốn sách này cũng ngày càng khẳng định đƣợc địa vị của mình.

Tại Nhật Bản, từ trƣớc thời Tống, vào khoảng giai đoạn Hán – Đƣờng, giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã có sự giao lƣu và trao đổi học thuật. Truyền thống này kéo dài hàng mấy thế kỷ, cùng với đó là hàng loạt những đoàn trí thức Nhật Bản, Trung Quốc lần lƣợt đi về giữa hai nƣớc để nhằm du nhập và truyền bá tƣ tƣởng cũng nhƣ văn hóa Hoa Hạ. Theo học giả 馮儁熙 [78]chỉ ra rằng, đến thời Nam Tống, những đoàn tăng lữ đƣợc cử sang Trung Quốc học tập về Tịnh độ tông và Thiền tông, đồng thời đã thu nhận những kiến thức về Chu tử học. Từ đây, cùng với sự tiếp nhận chủ động của các Thiền tăng trên tinh thần kết hợp Nho - Phật, Chu tử học bắt đầu có những bƣớc thâm nhập và phát triển tại Nhật Bản. Đặc điểm của Chu tử học tại Nhật Bản vào thời kỳ đầu là sự phối kết hợp với Phật giáo, đƣợc giới tăng lữ nghiên cứu, giảng tập và phát huy thành quả. Vào thời Edo, Phật giáo suy thoái, Chu tử học trở nên hƣng thịnh và đƣợc nhà Mạc Phủ (Bakufu) lấy làm quan học, là đại biểu cho giai tầng nắm quyền trong hệ thống chính trị lúc bấy giờ, và bắt đầu phát sinh những học phái độc lập về Chu tử học. Có thể coi Nho học ở Nhật Bản chủ yếu là Chu tử học, về sau có thêm học phái về Cổ học và Dƣơng Minh học, nhƣng chỉ là tƣ học không mang tính chính thống. Cùng với sự phát triển và địa vị to lớn của Chu tử học, tác phẩm Gia lễ cũng có những ảnh hƣởng nhất định ở Nhật Bản. Học giả Trì Điền Ôn 池田溫 (Ikeda On) khi đề cập đến sự phổ cập của Văn công Gia lễ tại Đông Á đã đƣa ra những thống kê và nhận xét về lƣợng sách Gia lễ

tại Nhật Bản. Trong đó ông nhận định rằng: Giáo học chi phối Nhật Bản cận đại vào giai đoạn thời đại Đức Xuyên (Edo) chính là Chu tử học, cho nên những trứ tác của Chu tử cũng được xuất bản rất nhiều.... ngoại trừ Tứ thư tập chú..., sách liên

35

quan đến Tiểu học chiếm đa số, thứ đến là Cận tư lục, thứ nữa là Gia lễ. Ngoài những san bản của sách Gia lễ, các học giả Nhật Bản cũng có nhiều thành quả trong mảng gia lễ, thể hiện ở lƣợng trƣớc tác về gia lễ của họ: Gia lễ sao lược 家禮抄略 của 稻葉正信, Gia lễ tang lễ sao 家禮喪禮鈔, Văn công gia lễ thông khảo, 文公家禮通考của 室直清,Gia lễ nghi tiết khảo 家禮儀節考của 新井君美, Gia

lễ bút ký 家禮筆記, Gia lễ huấn mông sớ 家禮訓蒙疏của 若林進居, Gia lễ chư

đồ khảo 家禮諸圖考, Gia lễ giảng nghĩa 家禮講義. Chu tử gia lễ bút ký

朱子家禮筆記, Chu văn công gia lễ tang lễ lược tư chú 朱文公家禮喪禮略私注,

Văn công gia lễ nghi tiết chính ngộ 文公家禮儀節正誤của 彥豬飼博,...

Cũng nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên tiếp nhận Gia lễ của Chu Hy thông qua tiếp nhận Chu tử học. Ngay từ khoảng giữa thế kỷ 13, tức là sau khi Chu Hy mất khoảng mấy chục năm, các học giả ở đây đã có ý thức chủ động tiếp nhận học phái của ông một cách quan phƣơng và đƣợc cổ vũ nhằm cải biến xã hội, khi ấy vẫn còn nằm dƣới triều Cao Ly. Khi Chu tử học vào Cao Ly, Phật giáo ở nơi này đang trong giai đoạn lũng đoạn cả về mặt chính trị và xã hội, từ đây nảy sinh một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Nho giáo (Chu tử học) và Phật giáo. Theo nhƣ nghiên cứu của học giả Trƣơng Phẩm Đoan 張品端[75] đã chỉ ra rằng, để Chu tử học thiết lập đƣợc chỗ đứng trong xã hội Cao Ly và dần tạo ra những biến chuyển ở đây, các học giả Chu tử học đã dựa chủ yếu vào việc xiển phát chính tác phẩm Gia lễ. Một mặt họ lên án, bóc trần tính nguy hại và hƣ huyễn của Phật giáo, một mặt họ đƣa Gia lễ của Chu tử vào để dần dần thay thế phƣơng thức sinh hoạt bằng Phật giáo truyền thống ở bán đảo này hơn 1000 năm qua. Đời Cung Nhƣợng vƣơng 恭讓王 2 (1390), chính phủ Cao Ly đƣa cuốn sách này vào làm tiêu chuẩn thực hành gia lễ cho tầng lớp đại phu, sỹ, thứ nhân, về sau cả gia đình bình thƣờng cũng đều lấy Văn công Gia lễ làm tiêu chuẩn. Đến năm 1392, Lý Thành Quế 李成桂 phế Cung Nhƣợng vƣơng, lập nên nhà nƣớc Triều Tiên của họ Lý, lấy Nho học, chủ yếu là Chu tử học làm hình thái ý thức của xã hội và quốc gia, lấy Chu tử Gia lễ làm nghi tắc hành lễ, hoàn toàn trừ bỏ Phật giáo. Từ đây, các hiến chƣơng pháp điển của nhà nƣớc đều có tham cứu qua

36

cuốn sách này. Chu tử học từ Nam Tống truyền tập vào Cao Ly, trải trên 200 năm đến Triều Tiên đã có những đại biểu nổi trội nhƣ Lý Hoảng – Lý Thoái Khê 李退溪(1501-1570), Lý Nhĩ – Lý Lật Cốc 李栗谷(1536-1584), hình thành nên học phái Thoái Khê học và Lật Cốc học, thậm chí có ảnh hƣởng lớn đến các nƣớc trong khu vực nhƣ Nhật Bản. Các học giả Triều Tiên dần dần đi sâu vào việc nghiên cứu Chu tử học, Tính lý học, làm thành các học phái, phân chia và nghiên cứu Lễ học nói riêng hết sức uyên thâm. Thành quả của các học giả Triều Tiên có thể kể đến nhƣ: Gia lễ khảo ngộ 家禮考誤của Kim Lân Hậu 金麟厚, Tang tế lễ vấn đáp 喪祭禮問答, Chu tử thư tiết yếu 朱子書節要của Lý Hoảng 李滉có ảnh hƣởng rất lớn đến Chu tử học Triều Tiên và Nhật Bản, Tế lễ nghi 祭禮儀 của Lý Nhĩ

李珥,Gia lễ tập lãm bổ chú 家礼辑览补注, Ngũ phục duyên cách đồ

五服沿革图, Thâm y chế độ 深衣制度 của Trịnh Cầu 郑逑. Gia lễ tật thư

家礼疾书 của Hứa Mục 许穆, Gia lễ chú thuyết 家礼注说, Gia lễ vấn đáp

礼问答 của Tống Dực Bật 宋翼弼, Gia lễ tập lãm 家礼辑览, Nghi lễ vấn đáp

疑礼问解, Tang lễ bị yếu 丧礼备要của Kim Trƣờng Sinh 金长生, Gia lễ khảo

chứng 家禮考證của Tào Hiếu Ích 曹好益,Gia lễ tập giải 家禮輯解của Tân Mộng

Tham辛夢參,...Càng về sau, những tác phẩm dạng này càng nhiều, cho thấy một sự phát triển vƣợt trội trong trƣớc tác và nghiên cứu gia lễ tại Triều Tiên.

Qua một thời kỳ Bắc thuộc dài hơn 10 thế kỷ, Việt Nam là một trong những nƣớc từ sớm đã chịu ảnh hƣởng của nền văn minh, văn hóa Trung Quốc. Phong tục tập quán liên quan đến các lễ Quan, Hôn, Tang, Tế sớm cũng đã đƣợc du nhập. Trong mục Lễ biện (Bàn về lễ), sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có nhắc đến việc này: “Nƣớc Việt ta từ thời nội thuộc, dùng theo lễ nhà Hán” [13]. Cùng với sự giải phóng đất nƣớc, yêu cầu xây dựng một kết cấu nhà nƣớc theo chế độ quân chủ, giới cầm quyền Việt Nam cũng đã chủ động tiến hành những tiếp thu học thuyết chính trị, xã hội của Nho gia. Có lẽ cũng nhƣ tình hình chung của các nƣớc trong khu vực, vào giai đoạn nhà Hậu Lý của Việt Nam, Phật giáo là quốc giáo

37

chính thức, các nhà sƣ, tăng lữ cũng là những nhà hoạch định chính trị và tham gia vào công tác triều chính. Cho đến nhà Trần, trong sách Đại Việt sử ký toàn thưcó chép về việc sử dụng Tứ thư, Lục kinh trong các kỳ thi minh kinh tuyển sĩ, điều này chứng tỏ học thuyết và trƣớc tác của Chu Hy đã có mặt và ảnh hƣởng trực tiếp đến học giới quan phƣơng ở Việt Nam. Khi Chu tử học vào Việt Nam, cũng chính là lúc Phật giáo đang dần mất đi địa vị chính trị, đây là cơ hội tốt, cũng nhƣ một mảnh đất đã đƣợc chăm sóc kỹ lƣỡng để Nho học của Chu tử có cơ hội phát triển. Gia lễ cũng có chỗ đứng cùng với việc sùng chuộng Chu tử học. Hiện nay chƣa có ghi chép gì về việc cho in khắc một cách độc lập Văn công Gia lễ ở Việt Nam, nhƣng về mặt triều đình, không ít lần cuốn sách đƣợc đem ra làm chuẩn mực trong các quy định về điển chƣơng chế độ. Các học giả Việt Nam cũng nắm bắt đƣợc nhu cầu tìm hiểu bộ phận gia lễ này của đông đảo học giới cũng nhƣ quần chúng nhân dân, từ đó cho ra đời một loạt các tác phẩm thuộc về chủ đề này, nổi bật gồm có: Gia lễ tiệp kính

của Ngô Tiểu Doãn, Hồ thượng thư gia lễ 胡尚書家禮của Hồ Sỹ Dƣơng, Thanh Thận gia lễ đại toàn清慎家禮大全, Thọ Mai gia lễ của Hồ Gia Tân 胡嘉賓, Tứ lễ

lược tập 四禮略集của Bùi Tú Lĩnh 裴秀嶺, Tam lễ tập yếu 三禮輯要của Phạm

Phủ, Văn công gia lễ tôn chân 文公家禮存真của Đỗ Huy Uyển 杜輝琬, Tang lễ

bị kí喪禮備記, Tang tế khảo nghi 喪祭考疑...

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chu Hy 朱熹(1130 – 1200) là nhà tƣ tƣởng nổi bật thời Nam Tống, cùng với sự khai mở của hai bậc đại gia là Trình Hạo - Trình Di, Chu Hy đƣợc coi là tập đại thành, kết hợp, chỉnh lý và xiển phát học thuyết của Nho gia, tạo nên học phái Lý học, có ảnh hƣởng to lớn đến Nho học đời sau. Với mối quan tâm đặc biệt đến Lễ học, trong các trƣớc tác cũng nhƣ trao đổi học thuật của mình, Chu Hy không ít lần thể hiện các quan điểm cá nhân về tình hình Lễ học băng hoại đƣơng thời. Cùng với

38

tƣ tƣởng muốn khôi dựng, bao gồm phục hồi, phát huy cổ lễ kết hợp với cân nhắc những lễ tục đƣơng thời, Chu Hy đã để lại những trƣớc tác Lễ học quan trọng.Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động, việc thực hành lễ không chỉ còn là đặc quyền của tầng lớp trí thức và quý tộc trong xã hội, cùng với sự thâm nhập sâu của một số tôn giáo (đặc biệt là Phật giáo) và sự giao lƣu tiếp biến phong tục tập quán với các vùng lãnh thổ phi Hán tộc, yêu cầu chấn chỉnh lại phong tục tập quán, cùng với nó là sự thiết lập lại địa vị của Nho gia đối với chính trị cũng nhƣ xã hội là hết sức quan thiết. Cuốn sách Gia lễ ra đời một phần từ sự trăn trở của chính bản thân tác giả, nhƣng cũng không nằm ngoài xu hƣớng trên.

Cuốn sách Gia lễđƣợc đƣa đến tay con trai của Chu Hy là Chu Tại vào năm 1201, xuất thế sớm nhất vào năm 1211, tức là 11 năm sau khi Chu Hy mất. Với sự không đƣợc công nhận của chính tác giả, cùng với đó là những biện luận thiếu chặt chẽ về thời điểm cũng nhƣ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, mà từ thời Nguyên trở đi, bắt đầu từ Ƣng Vũ Lâm, cuốn sách đã dấy lên nghi ngờ về tính chân xác của nó. Khâu Tuấn đời Minh, sau đó là Vƣơng Mậu Hoàng đời Thanh, ngay cả trong sách

Tứ khố toàn thư cũng đã quy kết Gia lễkhông phải chân đích là tác phẩm của Chu Hy. Tuy nhiên, điều này không hề ảnh hƣởng đến sự phổ biến của tác phẩm. Ngay sau khi xuất thế, cuốn sách liên tục đƣợc cho khắc in, bản in sớm nhất hiện còn có thể kể đến là bản khắc kèm phụ chú của Dƣơng Phục, in năm Thuần Hựu 5 (1245). Từ đó về sau, hàng loạt những tác phẩm về gia lễ ra đời dựa trên cuốn sách này, trong đó, Gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn có lẽ là cuốn sách thành công nhất. Cùng với việc truyền bá Chu tử học ra các nƣớc trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên, cuốn sách Gia lễ cũng tạo ra tầm ảnh hƣởng không nhỏ đến văn hóa, phong tục, tập quán của những nƣớc này. Tuy sự tiếp nhận và sử dụng với mục đích và hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau, nhƣng sách Gia lễ có thể coi là gốc rễ cho bộ phận gia lễ ở những nơi này đạt đƣợc những thành quả nhất định trong trƣớc tác và nghiên cứu.

Từ những giới thuyết trên, luận văn đi vào giới thiệu về nội dung cũng nhƣ những tƣ tƣởng lễ học đƣợc thể hiện thông qua cuốn sách.

39

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÁC PHẨM GIA LỄ

Tác phẩm Gia lễ không phải là một tác phẩm phức tạp về mặt kết cấu, đồng thời nội dung cũng đƣợc tác giả trình bày khá giản dị và sáng rõ. Nằm trong mục đích tiêu của đề tài, luận văn tiếp tục đi vào trình bày tác phẩm theo đúng kết cấu vốn có của nó.

Sách Gia lễ là tập hợp của những lễ nghi đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong phạm vi của gia tộc. Thời Tây Chu là thời đại hoàng kim của chế độ lễ nghi, những quy định về nghi lễ từ thời đại này đƣợc coi là cổ lễ, là thứ lễ nghi quy chuẩn, mô phạm, cổ điển và đặc biệt phồnthịnh. Nó phù hợp với kết cấu xã hội của một thời đại Lễ bất hạ thứ dân, Hình bất thượng đại phu 禮不下庶民刑不上大夫 (Lễ ký – Khúc lễ), trong đó giai tầng quý tộc là tâm điểm của mọi hoạt động xã hội, là đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng những tinh hoa ƣu tú của nền văn minh, văn hóa lớn nhất trong khu vực Đông Á bấy giờ. Bộ phận lễ này chia theo kết cấu thì gồm 8 phần mục lớn nhƣ trong Lễ Hôn nghĩa đã nói:

禮始于冠本于婚、重于喪祭、尊于朝聘、和于鄉射.“Lễ thủy vu Quan, bản vu

Hôn; trọng vu Tang, Tế; tôn vu Triều, Sính; hòa vu Hương Xạ” (Lễ lấy Quan lễ để mở đầu, lấy Hôn lễ làm căn bản; lấy Tang lễ; Tế lễ làm long trọng; lấy Triều lễ, nh lễ làm tôn kính; lấy Xạ lễ, Hương ẩm tửu lễ làm thân hòa).Trong đó, bốn lễ

Quan, Hôn, Tang, Tế là những nghi lễ thuộc trong Gia tộc; Hai lễ Triều, Sính là nghi lễ cấp Quốc gia; Hai lễ Hương, Xạ là nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng, xã hội. Bốn lễ đầu liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh, lão, bệnh, tử của một con ngƣời; Bốn lễ sau lại liên quan đến cuộc sống của giai tầng quý tộc trong xã hội. Cùng với sự phát triển và biến đổi của cấu trúc xã hội nhƣ đã nêu ở chƣơng 1, những nghi lễ còn đƣợc bảo tồn về mặt thực tế sử dụng cho đến đƣơng thời chủ yếu là bốn lễ

Quan, Hôn, Tang, Tế, là những lễ nghi từ bậc Thiên tử cho đến kẻ thứ dân đều phải trải qua. Những nhà Lễ học cũng vì thế mà tập trung vào bộ phận nghi tiết liên quan đến bốn lễ trên, trong đó có tác giả Chu Hy.

40

Gia đình, Gia tộc là nhân tố căn bản tạo nên xã hội Đông Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Tổ chức Gia tộc vừa bền vững bởi mối quan hệ huyết thống, lại vừa chặt chẽ bởi sự liên kết về mặt lao động. Các thành viên trong gia tộc tạo nên một cộng đồng đƣợc kết nối với nhau trật tự theo đẳng cấp tôn ti dựa trên huyết thống, kết cấu này mang tính tự nhiên cho nên nó rất khó bị đảo lộn hoặc phá vỡ. Việc duy trì sự phát triển của mô hình gia tộc này vừa giúp nhà cầm quyền trong việc tổ chức quản lý xã hội, lại vừa là một công cụ hữu ích cho việc duy trì quyền lực quân chủ. Tổ chức gia tộc đứng đầu là ngƣời Gia trƣởng có quyền lực tối thƣợng và thiêng liêng,thiết lập gần nhƣ tƣơng ứng với tổ chức chính trị, sự phân định tôn – ty, trƣởng – ấu, và những quy chế hành động áp đặt trƣớc hết theo phận vị, đẳng cấp trong quan hệ thân thuộc là công cụ hợp thức hóa mối quan hệ thƣợng thuộc – hạ tòng trong xã hội có giai cấp. Đó là một mô hình xã hội quy thuận có trật tự đi từ tổ chức hạt nhân - gia đình, gia tộc.

Kết cấu của một Gia tộc có thể coi là mô hình thu nhỏ của một quốc gia có nền chính trị quân chủ tập quyền. Cho đến đời Tống, với sự phát triển về bề rộng, các Gia tộc trong xã hội Trung Quốc nhỏ đi về mặt quy mô. Bên cạnh đó, sự mất địa vị của tầng lớp quý tộc cổ đại, thay vào là sự nâng cao vị thế của giai tầng bình

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)