Lễ hạ thứ nhân – điểm nhấn cho Lễ học thời Tống

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 68)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1 Lễ hạ thứ nhân – điểm nhấn cho Lễ học thời Tống

Lễ ký – Khúc lễ thượng: 禮不下庶人,刑不上大夫Lễ bất hạ thứ nhân, hình bất thượng đại phu (Lễ chế không xuống đến kẻ thứ nhân, hình phạt không lên đến bậc đại phu). Quan điểm từ thời Tiên Tần này có thể cho thấy: Thứ nhất, không có Lễ dành cho kẻ thứ nhân; Thứ hai, đối với tầng lớp đƣợc đặc quyền sử dụng Lễ, hình phạt không cần thiết phải đƣợc áp dụng với họ. Trong nghiên cứu của học giả Dƣơng Chí Cƣơng - Trung Quốc Lễ nghi chế độ nghiên cứu, ông đã phân tích rõ mệnh đề này bằng những minh chứng khoa học về lịch sử phát triển của Lễ học Trung Quốc.Trong xã hội có giai cấp khi ấy, các giai cấp hay sự phân tầng xã hội đƣợc chia làm các bậc: Thiên tử, Chư hầu, Quan đại phu, Sĩ Thứ nhân. Thứ nhân

là tầng lớp lao động ở dƣới đáy xã hội, chính là tầng lớp nông dân, nô bộc. Tầng lớp này không thuộc đối tƣợng phạm vi chế tài của Lễ, thậm chí, với việc hoàn toàn không có địa vị chính trị nào, họ có lẽ cũng không đƣợc coi là một tầng lớp trong xã

67

hội. Các văn bản lễ chế chỉ tồn tại những nghi lễ đƣợc áp dụng cho phân tầng từ

trở lên vừa nhằm củng cố một xã hội văn minh đƣơng thời, nhƣng cũng nhằm ức chế sự phát triển của đẳng cấp thấp nhất trong xã hội [65]. Chung quy lại cũng có thể coi là một trong những cách thức duy trì thể chế chính trị hiện hành. Hiện trạng này càng về những triều đại phong kiến sau từ Lƣỡng Hán trở đến Đƣờng, Tống đã ngày một cải thiện với sự thâm nhập của Lễ chế vào dân gian. Cùng với sự thoái trào của tầng lớp quý tộc đặc quyền đặc lợi, đồng thời với nó là địa vị trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,... ngày càng nâng cao của tầng lớp trung hạ lƣu trong xã hội, sự phân tầng giai cấp đã hoàn toàn thay đổi. Học giả Dƣơng Chí Cƣơng chỉ ra rằng, xã hội cho đến thời Lƣỡng Tống chỉ còn ba tầng lớp chính bao gồm: Vua chúa và hoàng tộc; Quan lại; Và Sỹ thứ. Bên cạnh đó, tầng lớp kẻ sĩ đƣợc xếp chung và ngang bằng đằng cấp của Thứ nhân trong bốn loại lao động là “Sỹ Thứ Công Thƣơng”. Những giai tầng không phải là quan lại hay Hoàng tộc này đƣợc gọi chung là Sỹ thứ. Các thiết chế về Lễ dành cho giai tầng Thứ dân bắt đầu xuất hiện trong sách Chính Hòa ngũ lễ tân nghi政和五禮新儀thời Tống, với những chế định về Thứ dân Hôn nghi, Thứ dân Quan nghi, Thứ dân Tang nghi,... đánh dấu sự chính thức xác lập lại đối tƣợng thực hành lễ của Nho gia.

Khác với thời Tiên Tần, sự thay đổi địa vị giai cấp, sự tham gia và đóng vai trò nhất định của giai tầng bình dân trong các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo đã nâng tầm quan trọng của bộ phận này. Họ không còn là đối tƣợng gần nhƣ vô hình với những sản phẩm văn hóa cấp cao nhƣ Lễ nữa, điều này đòi hỏi những thiết lập đặc định dành cho đối tƣợng mới. Bộ phận Sỹ lễ khi ấy bắt đầu đƣợc áp dụng rộng rãi cho giai tầng xếp cùng đẳng cấp với kẻ sĩ: “Lấy Sỹ lễ làm thông lễ cho sỹ thứ, nó có tác dụng phát huy sự chỉ đạo trong đời sống sinh hoạt dân gian” [65]. Nhu cầu tìm hiểu, sử dụng, thực hành Lễ ngày càng tăng cùng với sự mở rộng của đối tƣợng đã tạo nên điểm nhấn cho hoạt động trƣớc tác liên quan đến Lễ học xoay quanh thời kỳ nhà Tống.

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 68)