Phân tích cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương của Công ty cổ phần bưu chính Viettel năm 2010 (Trang 56)

Phân tích cơ cấu lao động nhằm mục đích đánh giá chất lượng lao động, mức độ sử dụng lao động của doanh nghiệp có hợp lý hay không? có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không? từ đó đưa ra những kế hoạch cho việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động, xem xét loại lao động cần được bổ sung hoặc giảm bớt. Việc phân tích bao gồm các nội dung:

- Phân tích lao động theo độ tuổi.

- Phân tích lao động theo trình độ văn hóa.

- Phân tích lao động theo chức năng và vai trò gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

- Phân tích lao động theo trình độ chuyên môn.

Để tiến hành phân tích cơ cấu lao động, ta sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để xác định.

Để đánh giá được chính xác mức độ sử dụng lao động của Công ty cổ phần bưu chính Viettel ta phân tích theo từng nội dung cụ thể như sau:

3.1.2.1. Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính.

Bảng 3.5. Thống kê lao động theo giới tính

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Số người Tỷ lệ,% Số người Tỷ lệ,% Số người Tỷ lệ,%

Nam 830 71,67 852 70,71 22 102,65

Nữ 328 28,33 353 29,29 25 107,62

(Nguồn :Phòng tổ chức lao động,tiền lương)

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính năm 2010.

Mục đích của việc phân tích lao động theo giới tính là nhằm đánh giá năng lực xét từ nguồn lực để phục vụ cho việc đào tạo và bố trí lao động phù hợp với đặc điểm từng giới :

Cơ cấu lao động theo giới tính có sự thay đổi là do tổng số lao động của đơn vị có sự thay đổi nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động nam vẫn chiếm số đông với lao động nữ. Từ bảng trên, ta có thể thấy cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty cổ phần

bưu chính Viettel có sự chênh lệch nhiều giữa nam và nữ. Lao động nữ chiếm 29,29% tổng số lao động toàn công ty năm 2010.

- Năm 2009, lao động nam là 830 người chiếm 71,67% trong tổng số lao động còn lao động nữ là 328 người chỉ chiếm 28,33% trong tổng số lao động.

- Năm 2010, lao động nam là 852 người chiếm 70,71% trong tổng số, lao động nữ là 353 người chiếm 29,29% tổng số lao động.

- Năm 2010 so với 2009, số lao động nam và lao động nữ đều tăng nhưng do tốc độ tăng của lao động nữ cao hơn so với lao động nam nên tỷ trọng lao động nam trong tổng số lao động có chiều hướng giảm.

+ Số lao động nam năm 20010 tăng so với năm 2009 là 22 người ứng với mức tăng tương đối là 2,65%.

+ Số lao động nữ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 25 người ứng với mức tăng tương đối là 7,62%.

Có sự chênh lệch rất lớn giữa lao động nam và lao động nữ như trên bởi lẽ do đặc thù công việc. Số lao động nữ chỉ chiếm số đông trong các bộ phận giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng còn các bộ phận khác và các trung tâm như tin học, ứng cứu thông tin, mạng dịch vụ,khai thác vận chuyển… hầu hết chiếm đa số là lao động nam(70,71%), vì tại đây đòi hỏi nhiều kỹ năng và sức lực, lao động nam có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt hơn lao động nữ.Vì vậy sự chênh lệch này là hợp lý.

3.1.2.2. Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 3.6. Thống kê lao động theo độ tuổi

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010-2009

Số người Tỷ lệ,% Số người Tỷ lệ,% Số người Tỷ lệ,% Dưới 30 tuổi 343 29,62 390 32,36 47 113,7 Từ 30-40 tuổi 640 55,3 619 51,37 -21 96,72 Từ 41-50 tuổi 125 10,79 130 10,79 5 104 Trên 50 tuổi 50 4,29 66 5,48 16 132

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2010.

Mục đích của việc phân tích lao động theo độ tuổi nhằm đánh giá năng lực xét từ nguồn lực để phục vụ cho việc đào tạo và có kế hoạch bổ sung lao động.

Theo bảng 3.6 cơ cấu lao động theo độ tuổi được phản ánh như sau: -Năm 2009 :

+ Lao động ở độ tuổi từ 30-40 là 640 người chiếm tỷ trọng lớn nhất 55,3% so với tổng số lao động.

+ Lao động ở độ tuổi dưới 30 là 343 người chiếm tỷ trọng khá cao là 29,62% trong tổng số lao động.

+ Lao động độ tuổi từ 41-50 là 125 người chiếm 10.79% tổng số lao động. + Lao động trên 50 tuổi có 15 người chiếm 4.29% tổng số lao động.

-Năm 2010 :

+ Lao động độ tuổi 30-40 là 619người vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 51,37% trong tổng số lao động toàn đơn vị.

+ Lao động dưới 30 tuổi là 390 người chiếm 32,36% tổng số lao động. + Lao động từ 41-50 tuổi là 130 người chiếm 10,79% tổng số lao động. + Lao động trên 50 tuổi là 66 người chiếm 5.48% tổng số lao động.

- Năm 2010 so với năm 2009 thì số lượng lao động ở các độ tuổi cũng có sự biến đổi nhưng mức biến đổi cũng thực sự là không lớn.

+ Lao động dưới 30 tuổi năm 2010 tăng 47 người so với năm 2009 ứng với mức tăng tương đối là 13,7%.

+ Lao động từ 30-40 tuổi năm 2010 giảm 21 người so với năm 2009 ứng với mức tăng tương đối là 3,28%.

+ Lao động từ 41-50 tuổi năm 2010 tăng 5 người so với năm 2009 ứng với mức tăng tương đối là 4%.

+ Lao động trên 50 tuổi năm 2010 tăng 16 người so với năm 2009 ứng với 32%.

Như vậy trong cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2009 và năm 2010 thì số lao động ở độ tuổi từ 30-40 tuổi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đội ngũ cán bộ lao động đang dần được trẻ hóa với tỷ lệ tăng lao động ở độ tuổi dưới 30. Điều này mang lại cho Công ty những thuận lợi nhất định như sự năng động, nhiệt tình trong công việc, khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh chóng sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương pháp kinh doanh mới.Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn lao động trẻ này là sự chưa đủ kinh nghiệm và đang ở độ tuổi lập gia đình và sinh đẻ nên hạn chế trong công tác và học tập thêm năng lực. Số lao động ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ trọng nhỏ, đội ngũ này có trình độ lành nghề khá cao nhưng có nhiều hạn chế nhất định điển hình như mặt sức khỏe, khả năng nắm bắt hay tiếp nhận những thay đổi là không cao và đang ở độ tuổi sắp nghỉ hưu. Sự gia tăng số lượng lao động ở độ tuổi này năm 2010 so với năm 2009 là khá cao (32%). Doanh nghiệp cần xem xét và có những hình thức cân đối, bổ sung lao động nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của toàn đơn vị mình. Cần quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân trẻ tuổi có các chính sách ưu đãi đối với người lao động và tạo điều kiện để họ chủ động trong công việc,phát huy sức sáng tạo của bản thân nhằm nâng cao năng suất lao động,dẫn dắt công ty phát triển trong thời kỳ mới .

3.1.2.3. Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ.

Bảng 3.7. Thống kê lao động theo trình độ

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Số người Tỷ lệ,% Số người Tỷ lệ,% Tuyệt đối Tương đối,% Trên đại học 9 0,78 9 0,75 0 100 Đại học 320 27,63 338 28,05 18 105,47 Cao đẳng 76 6,56 90 7,47 14 118,42 Trung cấp-Sơ cấp 313 27,03 313 25,97 0 0 Chưa qua đào tạo 440 38 455 37,76 15 103,4

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ năm 2010.

Phân tích lao động theo trình độ chuyên môn nhằm nghiên cứu chất lượng lao động, nghiên cứu ảnh hưởng của chuyên muôn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động.

Theo bảng 3.7 cơ cấu lao động theo trình độ được phản ánh như sau: - Năm 2009:

+ Số lao động chưa qua đào tạo với số lượng 440 người chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động là 38%.

+ Số lao động trình độ đại học và trên đại học là 329 người chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng số lao động là 29,41%.

+ Số lao động trình độ cao đẳng là 76 người chiếm 5,56% tổng số lao động. + Số lao động trình độ trung cấp- sơ cấp là 313 người chiếm 27,03% tổng số lao động.

- Năm 2010:

+ Số lao động chưa qua đào tạo là 455 người vẫn có tỷ trọng cao nhất là 37,76% tổng số lao động

+ Số lao động trình độ đại học và trên đại học là 347 người chiếm 28,8% tổng số lao động.

+ Số lao động trình độ cao đẳng là 90 người chiếm 7,47% tổng số lao động. + Số lao động trình độ trung cấp- sơ cấp là 313 người chiếm 25,97% tổng số lao động.

- Năm 2010 so với năm 2009 thì số lượng lao động ở các trình độ hầu như đều tăng nhưng với mức độ không cao. Cụ thể:

+ Số lao động trình độ đại học và trên đại học năm 2010 tăng so với năm 2009 là 18 người ứng với mức tăng tương đối là 5,47%.

+ Số lao động trình độ cao đẳng năm 2010 tăng 14 người so với năm 2009 ứng với mức tăng tương đối là 18,42%.

+ Số lao động trình độ trung cấp- sơ cấp năm 2010 so với năm 2009 vẫn giữ nguyên.

+ Số lao động chưa qua đào tạo năm 2010 tăng 15 người so với năm 2007 ứng vớimức tăng tương đối là 3,4 %.

Như vậy ở cả 2 năm 2009 và 2010, lao động là công nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động bình quân có trong danh sách. Điều này phần nào phù hợp với số lượng của lao động trực tiếp luôn chiếm đa số trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Số lao động có trình độ cao(cao đẳng trở lên chiếm 36,27% năm 2010) điều này đảm bảo cho tính khoa học,kỹ thuật cao trong quản lý và sản xuất,đảm bảo sức sáng tạo và tính nghiêm túc trong công việc,phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Đáng nói là lao động trình độ đại học chiếm tỷ trọng 28,8 khá cao trong tổng số lao động. Đây được coi là mặt nổi trội và đáng khuyến khích tại đơn vị, có tác động rất tốt đến công tác quản lý ,tuyển mộ,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nâng cao năng lực quản lý và sản xuất. Công ty cổ phần bưu chính Viettel đã rất chú trọng tới chất lượng của lao động tại đơn vị mình, tuyển dụng những lao động có trình độ nhằm tạo lợi thế cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy, số lượng đội ngũ lao động ở trình độ trung cấp- sơ cấp của công ty còn chiếm tỷ lệ khá cao nên cần giảm số lượng lao động này bằng cách tổ chức đào tạo cho họ nâng cao trình độ để có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.2.4. Phân tích cơ cấu lao động theo chức năng vai trò

Bảng 3.8. Thống kê lao động theo chức năng vai trò

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Số

người Tỷ lệ,%

Số

người Tỷ lệ,% Tuyệt đối

Tương đối,% Tổng số lao động. Trong đó 1158 100 1205 100 47 104,06 Trực tiếp 808 69,77 841 69,79 33 104,08 Gián tiếp 350 30,23 364 30,21 14 104

Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu lao động theo chức năng vai trò năm 2010.

Lao động của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BCVT nói riêng được chia thành hai bộ phận là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tỷ lệ các loại lao động có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động. Trong điều kiện bình thường, mức tăng năng suất lao động trực tiếp phải nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động chung của doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần bưu chính Viettel ta thấy:

- Năm 2009, lao động trực tiếp là 808 người chiếm tỷ trọng là 69,77% so với tổng số lao động còn lại lao động gián tiếp là 350 người chiếm 30,23% so với tổng số lao động.

- Năm 2010, lao động trực tiếp là 841 người chiếm 69,79% so với tổng số lao động tăng 4,08% so với năm 2009, lao động gián tiếp là 364 người chiếm 30,21% so với tổng số lao động tăng 4% năm 2009.

Tại công ty, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của toàn bộ doanh nghiệp so với lao động gián tiếp và sẽ có xu hướng tăng trong các năm tiếp theo.Lao động gián tiếp cũng có mức độ tăng gần như tương đương với lao động trực tiếp. Lao động trực tiếp là lực lượng trực tiếp tạo ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt hiện vật còn lao động gián tiếp là nhân tố không trực tiếp tạo ra kết quả mà chỉ gián tiếp tạo ra giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ nhưng ở đây lao động gián tiếp cũng có mức độ tăng gần như tương đương với lao động trực tiếp, chứng tỏ doanh nghiệp đã phân bổ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp chưa thực sự hợp lý công ty cần phải xem xét.

Về cơ bản bộ phận lao động gián tiếp đã được đào tạo về chuyên môn ở một trình độ nhất định trước khi vào công ty, tuy nhiên lượng kiến thức cũ không được cập nhật thường xuyên theo chương trình chiến lược cụ thể sẽ làm cho năng lực sản xuất hạn chế.Vì vậy cần có các chương trình đào tạo cần thiết về nghiệp vụ chuyên môn liên tục.

3.1.2.5. Phân tích cơ cấu lao động theo chuyên ngành

Bảng 3.9. Bảng thống kê lao động theo chuyên ngành

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Số người Tỷ lệ,% Số người Tỷ lệ,% Tuyệt đối Tương đối,% Tổng lao động Trong đó: 1158 100 1205 100 47 104,06 Kỹ thuật 139 12,28 147 12,2 8 105,75 Kinh tế 394 34,02 421 34,94 27 106,85 Khác 622 53,7 637 52,86 15 102,4

(nguồn : Phòng tổ chức lao động tiền lương)

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu lao động theo chuyên ngành năm 2010.

Cơ cấu lao động theo chuyên ngành của công ty cổ phần bưu chính Viettel được chia làm 3 ngành : kỹ thuật,kinh tế và khác.Trong đó lao động khác chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó la lao động kinh tế và cuối cùng là lao động kỹ thuật.

-Năm 2010 ,lao động kỹ thuật là 147 người chiếm tỷ lệ trong tổng lao động công ty là 12,2% tăng 5,75% so với năm 2009.

-Lao động kinh tế năm 2010 chiếm 34,94% tổng số lao động tương ứng với 421 lao động, tăng 27 người so với năm 2009.

-Lao động khác chiếm tỷ lệ cao với 637 người với tỷ lệ 52,86% tăng 15 người tương ứng 2,4% so với năm 2009.

Số lao động kỹ thuật chiếm 12,2% tổng số lao động,số lao động này làm việc tại văn phòng và các bưu cục phụ trách máy móc thiết bị,lao động kinh tế chiếm 34,94%,còn lại 52,86% làm công việc vận chuyển hàng hóa, thư từ, in…..

Bên cạnh đó cơ cấu lao động của công ty còn được chia theo đối tượng hợp đồng gồm sĩ quan, lao động hợp đồng dài hạn và cộng tác viên. Trong đó đa số là hợp đồng dài hạn.

Nhận xét chung :

Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần bưu chính Viettel được theo nhiều chức năng, nhiều tiêu thức khác nhau : độ tuổi, giới tính, trình độ….. Nguồn lao động của công ty có xu hướng tăng, trình độ ngày càng cao, lao động trẻ hóa do đặc điểm của công ty. Lực lượng lao động trực tiếp có tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty với độ tuổi từ 30-40 là đa số. Với xu hướng khoa học công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất như công nghệ khai thác chia chọn thì việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao,ứng dụng công nghệ thông tin cao, lao động chân tay giảm dần nhường chỗ cho máy móc hiện đại thì chất lượng lao động phải luôn được nâng cao doanh nghiệp mới

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương của Công ty cổ phần bưu chính Viettel năm 2010 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w