Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc thú y

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y Hanvet (Trang 35)

a, Thực trạng sản xuất của công ty trong thời gian qua.

* Đầu tư xây dựng cơ bản:

Hiện nay Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y Hanvet là một trong những đơn vị sản xuất dược phẩm thú y hàng đầu của Việt Nam, mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Sau khi cổ phần hóa công ty đã đầu tư hơn 500 triệu để cải tạo và xây dựng mới 300m2 nhà xưởng, chi hơn 600 triệu đồng mua sắm các trang thiết bị mới phục vụ cho sản xuất. Đến nay tài sản cố định của công ty bao gồm: nhà xưởng, máy móc, ô tô vận tải đã tăng hơn 3 lần, lãi xuất tiền gửi của CBCNV tăng 2-5 lần, doanh thu tăng 20%, nộp ngân sách tăng hơn 2 lần.

* Công tác kiểm soát chất lượng – đảm bảo chất lượng: Theo tiêu chuẩn GLP.

Sau khi cổ phần hoá công ty đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn chiếm uy tín và sự tin dùng của bà con chăn nuôi

- Để sản phẩm luôn giữ uy tín trên thị trường phòng kiểm tra chất lượng, phòng đảm bảo chất lượng tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm –quy trình sản xuất chặt chẽ hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi ra thị trường đạt chất lượng cao. Mặt khác công ty không ngừng tăng cường trau dồi, nâng cao tay nghề cho CBCNV, thông qua cuộc thi thợ giỏi, thi nâng bậc.

- Các trang thiết bị kiểm nghiệm hiện đại nhất Việt Nam với máy HPLC,

máy phân tích

- Chế độ lấy mẫu, lưu mẫu và kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm từng

bước được kiểm tra nghiêm ngặt. Công tác thử nghiệm thuốc được thực hiện nghiêm ngặt và thường xuyên.

b, Kênh phân phối sản phẩm.

Bảng 2.2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty.

Công ty cổ phần dược vật tư Hanvet

Các tổng đại lý

Cáccửa hàng giới thiệu sản phẩm

Người tiêu dùng

Các đại lý của công ty Các tổng đại lý

Người tiêu dùng

Các đại lý của công ty Công ty cổ phần dược

vật tư Hanvet

Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm (Kênh 1)

Các tổng đại lý

Người tiêu dùng

Các đại lý của công ty (Kênh 2)

Công ty cổ phần dược vật tư Hanvet

- Kênh 1: Là kênh trực tiếp, được sử dụng cho khách hàng trực tiếp mua sản phẩm của công ty thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. Họ tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua các hợp đồng kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Kênh này áp dụng chủ yếu cho khách hàng gần địa bàn Hà Nội . Tiêu thụ kênh này công ty giảm được chi phí lưu thông vận chuyển, chi phí xây dựng mạng lưới. Hàng năm kênh này tiêu thụ được khoảng 5 – 10% sản lượng tiêu thụ của công ty.

- Kênh 2: Là kênh chủ yếu, phù hợp với khả năng và mục đích của công ty. Các kênh được tổ chức tương đối chặt chẽ, có tính chất chuyên môn hoá nên các thành viên trong kênh phát huy được năng lực của mình và khả năng tiêu thụ sản phẩm của kênh lên tới 90 - 95% sản lượng tiêu thụ của công ty. Việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua các tổng đại lý của công ty.

Kênh hỗn hợp: Là sự kết hợp kênh 1 và kênh 2 Chính sách áp dụng với các đại lý như sau:

- Giá bán các tổng đại lý: Theo mức giá do công ty quy định.

- Hoa hồng các đại lý : Các đại lý sẽ hưởng 5% giá bán có thuế VAT.

- Phương thức thanh toán: Bán hàng đến đâu nộp tiền cho công ty đến đó. Hàng tháng một hai lần hai bên đối chiếu kiểm kê, xác định hàng tồn kho và tiền hàng đã thanh toán trước.

Ngoài ra, tuỳ theo mục tiêu phát triển thị trường, tăng doanh số mà công ty áp dụng mức ưu đãi đặc biệt cho các tổng đại lý.

Hiện nay mạng lưới của công ty đã có 900 đại lý ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Bảng 2.3: Bảng kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối.

2006 2007 2008 Doanh

thu Tỷ trọng

Doanh

thu Tỷ trọng Doanh thu

Tỷ trọng Kênh TT 8,8 7% 10,2 6,9% 6,7 4,2% Kênh GT 96,7 76,7% 107 72,3% 123 76,8% Kên hỗn hợp 20,5 16,3% 30,8 20,8% 30,3 20% Tổng DT 126 100% 148 !00% 160 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả tiêu thụ hàng năm.)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy kênh tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu toàn bộ mạng lưới phân phối. Hình thức tiêu thụ chủ yếu do khách hàng trực tiếp đến công ty hay qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm để mua hàng. Điều đó làm cho sản lượng mua hàng ở kênh này rất nhỏ hẹp. Những năm gần đây xu hướng của công ty là ổn định tiêu thụ sản phẩm ở kênh hỗn hợp (20%– 30%), phát triển tiêu thụ sản phẩm ở kênh gián tiếp thông qua các chi nhánh, các đại lý tìm cách đưa sản phẩm tiêu thụ khắp nơi.

Nói chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh qua các kênh gián tiếp, giảm ở kênh trực tiếp và biến động nhẹ ở kênh hỗn hợp. Đây là hướng đi chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y Hanvet (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w