Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 78)

Với những khách hàng này chúng ta cần củng cố và nâng cao uy tín thông qua việc: đúng hẹn trong giao hàng về số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm giao hàng. Trao đổi những đoàn cán bộ qua thị trường bạn để học hỏi kinh nghiệm trong kỹ thuật sản xuất chế biến

Từng bước xây dựng những văn phòng đại diện tại những thị trường truyền thống có nhiều tiềm năng để không ngừng nắm bắt được sự thay đổi về nhu cầu của thị trường, từ đó có những thay đổi về sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tại những truyền thống này chúng ta đã xây dựng được lòng tin với khách hàng chính vì thế chúng ta phải tận dụng những ưu thế về mối quan hệ làm ăn lâu dài này để phát triển thêm nhiều danh mục hàng hóa mới bổ sung bên cạnh những hàng hóa đã và đang phát triển trên thị trường

Tích cực tìm kiếm thị trường khách hàng mới

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng luôn là đòi hỏi quan trọng Công ty Generalexim để gia tăng giá trị và kim ngạch xuất hàng nông sản. Phát triển mở rộng thị trường thì phải liên tục tìm kiếm thị trường mới muốn vậy công ty cần có những chiến lược marketing cụ thể để phát triển, có được đội ngũ nhân lực chuyên về phát triển thị trường

3.3. Kiến nghị để thực hiện với nhà nước

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu xuất khẩu

Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ đầu tư

Hình thức bảo hiểm xuất khẩu chưa đã được áp dụng tại Việt Nam với việc chính phủ ban hành Quyết định 10/02/QĐ-TTg ngày 21/8/2002 về việc thành lập,

quản lý, sử dụng quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, nhằm giúp đỡ các thành viên khắc phục hạn chế những rủi ro, ổn định sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên sau khi nước ta gia nhập WTO thì quỹ này đã phải ngừng hoạt động vì nó không còn phù hợp và cần phải có sự điều chỉnh

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu... bị bãi bỏ. Nhưng trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro đến từ thị trường thế giới. Chính vì thế, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO

Cần sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư: nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hoá xuất khẩu; đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu

Điều tiết tỷ giá hối đoái, lạm phát

Nhà nước cần phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái hợp lý tạo điều kiện tốt cho xuất khẩu, cắt giảm thủ tục hành chính. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái cần linh hoạt phục vụ xuất khẩu, có nghĩa là đừng cố giữ quá cao đồng nội tệ, tuy nhiên cũng không thể phá giá đồng nội tệ. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu mua hoặc bán ngoại tệ được tốt. Ở nhiều nước trên thế giới, họ tạo điều kiện thanh toán rất nhanh đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, họ xem xét hợp đồng và bán ngoại tệ theo yêu cầu

Một số doanh nghiệp nước ta hiện nay cho rằng VND đang được định giá cao, do vậy lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm. Là một nền kinh tế dựa

thể giữ tỷ giá thực của VND quá cao trong một thời gian quá dài, đặc biệt trong bối cảnh suy giảm toàn cầu năm 2009. Cần quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu qủa. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi ro khi USD bị mất giá.

Để việc phá giá khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu có hiệu quả và không làm ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung cần thực hiện cơ chế lãi suất hợp lý đi kèm với việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát tín dụng như dự trữ bắt buộc, công cụ thị trường mở một cách linh hoạt…

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 78)