Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 31)

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản đang thực sự là một khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, từ doanh nghiệp chế biến hàng nông sản phục vụ xuất khẩu đến những doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu mặt hàng này. Hiện này chất lượng lao động của nước ta là không cao, theo đánh giá của WB thì lao động của Việt Nam chỉ được 3,79/10 điểm riêng trong ngành nông nghiệp thì còn thấp hơn.

Hiện nay trình độ sản xuất của nông dân còn ở mức độ thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng chưa kiểm soát nguồn gốc. Thứ hai là chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón. Thứ ba là công tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập. Thứ tư là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, bình quân diện tích đất còn rất thấp, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó. Thứ năm là giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường…

Lao động trong ngành lưu thông phục vụ xuất khẩu hầu hết là những chưa qua đào tạo, không có trình độ mà chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời khác, chính vì thế mà sản phẩm làm ra có chất lượng không cao, không ổn định với kỹ thuật thô sơ lạc hậu, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp thì vừa thiếu lại vừa yếu. Lao động trong lĩnh vực thương mại nông nghiệp cũng gây ra những khó khăn do trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không theo kịp được với những thay đổi liên tục của thương mại quốc tế. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản không ít khó khăn

Khả năng tài chính

Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay, nhưng đây lại là điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới. Hiện nay tiềm lực của các doanh nghiệp xuất khẩu về tài chính là không mạnh, việc tiếp cận với các nguồn vốn vay để xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do những thủ tục hành chính quá phức tạp của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay. Chính vì sự yếu kém trong tiềm lực tài chính nên, doanh nghiệp khó có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và các hoạt động dịch vũ hỗ trợ cho xuất khẩu

Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách hàng dành cho doanh nghiệp, là chỉ số tin cậy của doanh nghiệp đối với đối tác kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàng nhiều khi mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp và loại bỏ những thủ tục rườm ra liên quan để cho lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng. Vì vây, uy tín cũng quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, tuy nhiên thực tế cho thầy là hầu hết doanh nghiệp kinh doan xuất khẩu của Việt Nam hiện chưa tạo dựng được uy tín trên thị trường. Công tác xây dựng thương hiệu, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường hiện chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, hầu hết các doanh nghiệp không hề có bộ phận chuyên trách phụ vụ vấn đề nay, nếu có thì cũng mang nặng tính hình thức vì không ngân sách của doanh nghiệp cho những vấn đề này rất hạn chế.

Hiện nay khi thị trường thế xuất khẩu trên giới ngày càng trở nên thu hẹp lại thì việc dành được những hợp đồng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường đó dựa trên uy tín rất nhiều, chính điều này buộc các doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư xây dựng cho mình uy tín trên trị trường để từ đó chiếm lĩnh được thị trường

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

2.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

Trong những năm 80 của thế kỷ trước nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách mới nhằm thúc đấy xuất khẩu trong nước, chính vì thế mà công tác xuất khẩu ở các vùng miền trong cả nước trở nên khá sôi động và hoạt động xuất khẩu đã đạt được nhiêu kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh đó những dấu hiệu tiêu cực đã bắt đầu nảy sinh như: tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng tranh nhau mua bán có thể có nguy cơ dẫn đến mất thị trường. Các doanh nghiệp trong nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mất uy tín trên thị trường thế giới kéo theo đó là lợi nhuận thấp và một vài doanh nghiệp đã dẫn đến phá sản. Chính hoàn cảnh cấp bách đó đã đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải từng bước chấn chỉnh, lập lại trật tự kỷ cương, ban hành những chính sách pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn bên cạnh việc khuyến khích xuất khẩu một cách lành mạnh để từng bước lấy lại niềm tin của bàn bè quốc tế và chiếm lĩnh lại thị trường

Trong hoàn cảnh đó Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I đã được ra đời theo quyết định số 1365/TCCB ngày 15/12/1981 của Bộ Ngoại Thương nay là Bộ Công Thương nhưng đến tháng 3/1982 công ty mới chính thức đi vào hoạt động

Đến năm 1993 công ty Promexim được sát nhập vào công ty và hình thành công ty mới nhưng vẫn lấy tên là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 348/BTN – TCCM ngày 31/3/1993

Đầu năm 2006 theo quyết định số 3014/QĐ – BTM ngày 06/12/2005 và nghị quyết số 0417/QĐ – BTM của bộ Thương Mại cũ nay là Bộ Công thương công ty chính thức được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I với tên giao dịch quốc tế là

The Vietnam national General Export Import Corporation - GENERALEXIM Trụ sợ chính: 46 Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84-4 38.264.090 Fax: +84-4 38.259.894

Email: gexin@generalexim.com.vn Website: www.generalexim.com.vn Công ty có các chi nhánh

Tại Hải Phòng: 57 Đường Điện Biên Phủ - Thành phố Hải Phòng Tại Đà Nẵng: 191 Hoàng Diệu – Thành phố Đà Nẵng

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 26B Lê Quốc Hưng – Quận 4 – TP.Hồ Chí Minh Các bộ phận sản xuất gồm:

Xí nghiệp may Đoan Xá – Hải Phòng

Xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai – Hà Nội Xí nghiệp chế biến quế tại Hà nội

Với những biến động liên tục từ môi trường kinh tế chính trị từ ngày thành lập đến nay quá trình phát triển của công ty có thể chia ra làm các giai đoạn sau

Giai đoạn 1 từ năm 1982 – 1993

Đây là giai đoạn đầu của công ty tìm hướng đi phù hợp để phát triển, biên chế ban đầu của công ty chỉ là 50 cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, cơ sở vật chất nghèo nàn và số lượng vốn ban đầu của nhà nước cấp chỉ là 1.390.000VND. Trong thời gian này do cơ chế chính sách quan liêu nên có nhiều khi công ty đã phải đứng trên bờ vực phá sản, tuy nhiên với sự nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên đã xây dựng định hướng phát triển dài hạn có tầm quan trọng rất lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty sau này. Đó là xác định nguyên tắc hoạt động của công ty, khi mới thành lập với mục đích lấy thu bù chi và được thu hoa hồng bằng ngoại tệ. Dựa trên cơ sở đó và tình hình thực tiễn, công ty đã chủ động và kiên trì thuyết phục cơ quan quản lý chấp nhận thêm một số phương thức kinh doanh, tích lũy vốn tự có bằng ngoại tệ, nhập hàng hóa thong qua vay vốn nước ngoài – những nguyên tắc này hiện nay có thể xem là bình thường, tất yếu trong kinh doanh, song ngày đó nó là cả một sự sáng tạo lớn của công ty. Đồng thời, công ty thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp đa dạng hóa mặt hang và phương thức kinh doanh, từng bước bổ sung điều chỉnh phạm vi kinh doanh trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế, chính sách, và nhu cầu cụ thể của từng thời điểm. Mặt khác, công ty xin nhập thêm những nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ kinh doanh được Bộ giao để đáp ứng nhu cầu thị trường như: lập quỹ hàng hóa; đổi hàng ngoài nghị định thư; nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ cải cách giá – lương – tiền của chính phủ; gia công ắp ráp hang điện tử; xây dựng kho văn phòng phục vụ kinh doanh và cho thuê; làm ủy thác hàng gia công may mặc xuất khẩu; xây dựng xí nghiệp may. Trong giai đoạn

quy mô kinh doanh với phương châm bảo vệ chữ tín, hợp tác, bình đẳng hai bên cùng có lợi. Nhờ đó công ty đã mở rộng mạng lưới khách hàng, tập kết được những mặt hàng xuất khẩu lớn như lạc nhân, đay, đậu… xây dựng được một số bạn hàng tin cậy, sẵn sang hợp tác tiêu thụ và cung ững những mặt hàng côn gty kinh doanh

Giai đoạn II từ năm 1994 – 2004

Trong giai đoạn này, nền kinh tế của chúng ta là nên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nước ta đã được định hình và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều thành phần kinh tế tham gia, những ưu đãi cho DNNN dần dần bị thu nhỏ, thị trường ngày càng mở rộng và cạnh tranh gay gắt. Công ty lại có biến động lớn (hợp nhất với một số đơnm vị khác), số lao động tăng lên gấp đôi, gấp tư so với khi kết thúc thời kỳ trước gây áp lực cho hoạt động của công ty nhất là lợi nhuận có xu hướng giảm dần, trong khi do hình thành từ một đơn vị có 90% hoạt động là lưu thong thương mại thuẩn túy nên công ty không có lợi thế về nguồn hàng xuất khẩu và mạng lưới tiêu thụ hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên giai đoạn này công ty vẫn thành công vì đã giải quyết tốt 3 vấn đề cốt lõi là con người, vốn và lĩnh vực kinh doanh. Chiến lược kinh doanh, công ty vẫn tiếp tục xây dựng và phát triển theo định hướng phát triển kinh doanh tổng hợp. Danh mục xuất khẩu của công ty rất phong phú với việc phát triển hàng gia công may mặc thành mặt hàng chủ lực dù không đạt hiệu quả cao song nó là nhân tố tạo sự ổn định quy mô kinh doanh và có ý nghĩa an sinh xã hội; đồng thời xây dựng một số mặt hàng xuất khẩu lớn khác và tranh thủ cơ hội đấy mạnh xuất khẩu. Công ty cũng thành công trong các hoạt động nhập khẩu với những mặt hàng chính là linh kiện xe máy, xi măng sắt thép và vật liệu xây dựng, phân bón… Phương thức hoạt động nhập khẩu chuyển từ ủy thác là chính sang hình thức tự doanh, tranh thủ làm hàng tự nhập tái xuất nhập ODA… có hiệu quả cao. Xuất nhập khẩu

thường chiếm 90% doanh thu và là nguồn có lợi nhuận lớn. Song song với hoạt động xuất nhập khẩu công ty đã đầu tư vào một lĩnh vực khác đó là sản xuất: đầu tư vào gia công chế biến hàng quế Xuất khẩu; tổ chức lắp ráp xe máy. Hướng kinh doanh trụ cột của thời kì này là kinh doanh dịch vụ đã được hoạt động từ giai đoạn trước. Thời kì này công ty đạt mức lợi nhuận binhd quan là 7,1 tỷ đồng/năm (thời kỳ trước là 1 tỷ đồng/năm)

Giai đoạn III từ năm 2005 đến nay

Nhận thấy tiếm lực có khả năng đứng vững và phát triển trên thị trường, năm 2005 công ty đã làm đơn gửi lên Bộ Thương mại cho cổ phần hóa nhằm mở rộng quy mô kinh doanh về vốn cũng như nhân lực. Được sự đồng ý của Bộ Công Thương năm 2006 công ty đã chính thức cổ phần hóa, tách khỏi Bộ Công thương và trở thành công ty độc lập với tên giao dịch là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng trong đó cổ phần nhà nước chiếm 30% giá trị là 21 tỷ đồng, cổ phần do cán bộ công nhân trong công ty đóng góp là 6,99% trị giá 4 tỷ 894 triệu đồng, cổ phần do các cổ đông khác chiếm 63,01% trị giá 44 tỷ 106 triệu đồng.

Sau hơn 1 năm cổ phần hóa mọi hoạt động của công ty có nhiều bước tiến đáng kể. Cơ cấu nguồn vốn của công ty có nhiều thay đổi đáng kể, nhà đầu tư quỹ VinaCapital và nhà nước tăng lượng cổ phần đóng góp trong công ty

Năm 2007 là năm thành công vượt mức đối với công ty Generalexim vì đây là năm đầu tiên hoạt động theo hình thức cổ phần hóa công ty đã bứt phá mạnh mẽ với kim ngách xuất khẩu tăng 1.5 lần, lợi nhuận tăng 3.5 lần, vốn chủ sở hữu gấp 1.96 lần so với năm trước. Công ty đã thu được thành công lớn trong các hoạt động xuất khẩu và trở thành một trong 10 Doanh nghiệp lơn nhất cả nước. Không dừng lại ở đó, các hoạt động nhập khẩu của công ty cũng diễn ra rất nhộn nhịp, công ty

đang nhập khẩu các mặt hàng có giá trị cao như vật liệu xây dựng phụ tùng xe máy, thiết bị viễn thông; phương tiện vận tải để phục vụ nhu cầu trong nước

Biểu 2.1: Cơ cấu vốn của công ty GENERALEXIM năm 2008

(Báo cáo phát triển Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I)

Công ty đang mở rộng và đẩy mạnh vào các dự án bất động sản như xây dựng hai khu kinh doanh thương mại và căn hộ cao cấp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với những dự án đã được thực hiện và đem lại kết quả như: cao ốc 18 tầng với hơn 10.000 m2 tại 53 Quang Trung - Hà Nội và công trình tòa nhà 11 tầng liên doanh với Singapore ở số 7 Triệu Việt Vương, Hà Nội. Công ty đã đầu tư phát triển thêm các công trình tại Hà Nội cao 19 tầng rộng 30.000m2 tổng số vốn đã đầu tư là 220 tỷ đồng dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ đưa vào khai thác. Công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh cao 20 tầng rộng 21.000m2 tổng số vốn đầu tư là 190 tỷ đồng khởi công và cuối năm 2008 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2010. Về lĩnh vực đầu tư tài chính công ty, năm 2007 công ty đã đâu tư trên 100 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng năng lượng dầu khí

Năm 2008 là một năm thực sự khó khăn đồi với nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng nhưng bằng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian dài phát triển, ban lãnh đạo đã đưa công ty đã vượt qua được những khó khăn và giữ vững tốc độ tăng trưởng. Ghi nhận những kết quả ấn tượng trong sản xuất kinh doanh của công ty, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu cho những nỗ lực của CBCNV Generalexim trong năm 2008. Đây là phần thưởng lớn đồng thời cũng là nguồn động viên khích lệ đối với Generalexim để vượt qua và phát triển trong năm 2009 đầy khó khăn thử thách này

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I hoạt động theo mô hình trực tuyến

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w