Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của công ty GENERALEXIM

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 47)

Ngay từ khi thành lập công ty vào năm 1982 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I đã xác định vai trò chính của mình là xuất nhập khẩu, với xu thế chung của thị trường công ty đã liên tục mở rộng các lĩnh vực kinh doanh sang cả lĩnh vực tài chính, bất động sản... nhưng xuất nhập khẩu vẫn đóng vai trò là nguồn thu chính của công ty. Trong đó cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty

(Đơn vị USD)

Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Gia công may mặc 1,036,355 1,487,034 2,976,626 2,687,541 Nông sản 27,116,453 34,055,620 56,090,704 50,686,308 Mặt hàng khác 2,904,206 3,374,993 5,978,384 4,573,776

(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I)

Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2007, trong đó xuất khẩu nông sản luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty. Năm 2005 khi mà xuất khẩu nông sản đạt 27,116,453 USD thì xuất khẩu hàng gia công may mặc chỉ đạt con số khiêm tốn là 1,036,355 USD, và các mặt hàng khác đạt 2,904,206

nhọn và đem lại nguồn thu chính trong hoạt động xuất khẩu của công ty khi mà kim ngạch này lần lượt tăng lên 34,055,620 USD năm 2006 rồi đạt mức tăng kỷ lục 56,090,704 USD năm 2007

Tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng gia công may mặc cũng tăng nhẹ từ mức 3,34% /2005 lên 3,82%/2006 và lên 4,58%/2007 với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 1,036,355 USD, 1,487,034 USD, 2,976,626 USD. Hàng gia công may mặc là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty, tuy không có chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty nhưng nó là mặt hàng xuất khẩu truyền thống với nhà máy gia công hàng may mặc đặt tại thành phố Hải Phòng

Riêng năm 2008 vừa qua do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm nghiêm trọng của thương mại quốc tế đã làm cho một loạt các nước xuất khẩu lâm vào tính trạng khó khăn và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu trong năm qua, nhưng bằng sự nỗ lực của mình công ty đã xuất khẩu được 50,686,308 USD hàng nông sản, 2,687,541 USD hàng gia công may mặc và một số mặt hàng khác chiếm 4,573,776 USD về giá trị

2.2.2. Xuất khấu hàng nông sản trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của công ty GENERALEXIM

Với vai trò ngày càng to lớn trong chiến lược phát triển của công ty thì việc lựa chọn hàng hóa để xuất khẩu trở nên đặc biệt quan trọng, nếu lựa chọn hàng hóa xuất khẩu mà không đáp ứng được với nhu cầu của thị trường thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hóa do hàng không xuất được sẽ gây nên thua lỗ. Hiện nay, nhu cầu lương thực trên thế giới đang tăng cao do ảnh hưởng của việc gia tăng dân số và tình hình hạn hán, lũ lụt ở một số nước trên thế giới. Nắm bắt được xu hướng

này Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I đã xác định chiến lược mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu và xuất khẩu nông sản từ 2005 – 2008

(Đơn vị: USD)

2005 2006 2007 2008

Xuất khẩu 31,057,014 38,095,085 65,095,714 53,947,625 Xuất khẩu nông sản 27,116,453 34,055,620 56,090,704 50,686,308

(Phòng Xuất khẩu công ty Generalexim)

Trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I ta có thể thấy nông sản xuất khẩu chiếm đến bình quân qua các năm là 88% trong tổng số hàng hóa xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng như: hàng gia công may mặc, linh kiện điện tử, hàng công nghệ phẩm…

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của công ty tăng đều năm 2005 công ty xuất khẩu được 27,116,453 USD hàng nông sản chiếm 87,31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của toàn công ty. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 25,6% so với năm 2005 và đạt 34,055,620 USD chiếm 89,4% so với kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty là 38,095,085USD. Năm 2007 là một năm sau sự kiện công ty chính thức cổ phần hóa, và đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đã đánh dấu qua con số xuất khẩu ấn tượng là 65,095,714USD trong đó xuất khẩu nông sản chiếm 86,16% với giá trị 56,090,704 USD tăng 64,7% so với năm 2006

(Phòng Xuất khẩu công ty Generalexim)

Năm 2008 theo xu thế chung của mậu dịch thương mại toàn cầu, xuất khẩu của công ty bị giảm sút khi chỉ đạt giá trị là 53,947,625USD và xuất khẩu nông sản đạt giá trị 50,686,308USD giảm 9,63% so với năm trước, tuy nhiên tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn chiếm đến 93,95%, tăng 7,79% so với tỷ lệ này năm trước. Điều đó cho thấy xuất khẩu nông sản luôn chiếm một vị trí trung tâm và là ngành hàng xuất khẩu quan trọng nhất của công ty

2.2.3 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty GENERALEXIM I

Xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới đã và đang tác động đến mọi mặt của tiến trình phát triển kinh tế thế giới, việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và khi vực là một xu thế nổi trội hiện nay. Cùng với đó là sự ra đời của một loạt các tổ chức kinh tế và khu vực mậu dịch tự do như: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), sáng kiến thành lập kinh tế Đông Á của Malaixia (EAEO), hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM)… là biểu hiện căn bản của những thay

đổi trong quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa đang gia tăng mạnh mẽ hiện nay

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngoại thương Việt Nam trên đà phát triển mạnh mẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I nói riêng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh như các mặt hàng nông sản

2.2.3.1. Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu nông sản theo chiều rộng của công ty GENERALEXIM

Bảng 2.5: Một số thị trường xuất khẩu nông sản chính của công ty

(Đơn vị USD) 2005 2006 2007 2008 Singapore 16918492 18016103 10482432 10875604 Thái Lan 1103764 1023241 2140211 1949437 Malaysia 877264 905428 1890121 1006488 Philipin 587967 625327 2121246 1754325 Trung Quốc 4112398 4258146 5802235 5006147 EU 6773812 6361852 9032482 8549625 Mỹ 1408532 1326215 17928725 13185874 Nga 864877 658325 821494 787124

(Phòng xuất khẩu công ty Generalexim I)

Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của công ty bao gồm tất cả các nước có quan hệ kinh tế thương mại với nước ta, trong đó chủ yếu là các nước Châu Á. Đây là nơi cũng tiêu thụ khoảng 70 % lượng hàng hóa xuất khẩu nông sản của công ty với các bạn hàng chủ yếu là Hồng Kong, Singapore, Thái Lan… và một số nước EU, Mỹ. Đây là khu vực thị trường truyền thống nhiêu tiềm năng để công ty tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6: Một số thị trường xuất khẩu nông sản mới khai thác của công ty từ 2006 –2008 (Đơn vị USD) 2008 2007 2006 Ả Rập 121,066 95,254 11,467 Ai Cập 985,223 115,248 Belarus 305,06 Canada 109,25 Dubai 479,065 Kazastan 999,454 658,157 434,546 Latvia 430,49 565,548 Malaysia 235,686 254,257 204,844 Mông Cổ 86,254 Nam Phi 351,185 358,574 267,973 Pakistan 452,254 841,247 742,874 Palestine 68,689 Sudan 68,851 154,589 100,546 Thuỵ sỹ 12,586,626 254,394 Yemen 875,648 154,846 465,834

(Phòng xuất nhập khẩu công ty Generalexim)

Trong tiến trình hội nhập CEPT/AFTA của nước ta thì hàng nông sản đang chiếm lợi thế cạnh tranh về giá khi xuất vào khu vực ASEAN do lợi thế về vị trí địa lý, do chương trình giảm thuế, cùng với đó công ty có thêm nhiều chính sách thu mua số lượng nông sản với chất lượng và giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Đồng thời việc không ngừng cắt giảm các thủ tục không cần thiết trong việc ký kết hợp đồng, cũng như

lựa chọn hình thức thanh toán mới để tăng tốc độ tiêu thụ hàng nông sản cũng góp phần mở rộng thêm nhiều thị trường mới trong khu vực cho công ty

Bên cạnh những thị trường mới có vị trí địa lý liền kề thì công ty cũng đã chú trọng đến việc phát triển thị trường ở những khu vực có nhiều tiềm năng khác, điển hình là thị trường Châu Phi xa xôi với một số thị trường mới như

Ai cập với giá trị xuất khẩu nông sản là 985,223 USD năm 2008 trong đó chủ yếu là mặt hàng hạt tiêu với giá trị xuất khẩu là 805,245 USD, hạt điều và cơm dừa. Trước đó 1 năm vào năm 2007 thì giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ là 115,248 USD và mặt hàng duy nhất xuất khẩu vào thị trường này khi đó là hạt điều

Xuất khẩu nông sản vào Nam Phi năm 2008 là 351,185 USD với mặt hàng cơm dừa, đây là thị trường được khai thác từ năm 2006 nhưng trong những năm qua do một số những khó khăn nên việc xuất khẩu sang thị trường này chưa có nhiều biến chuyển thể hiện ở kim ngạch năm 2007 là 358,574 USD và năm 2006 là 267,973 USD

Sudan: hàng nông sản xuất sang Sudan chủ yếu là mặt hàng gia vị trong đó đặc biệt là hạt tiêu, cũng như Nam Phi Sudan là thị trường được khai thác từ 2006, nhưng do những điều kiện khó khăn về do cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại, cùng với đó là những trở ngại về vị trí địa lý, về tình hình an ninh chính trị nên việc xuất khẩu sang thị trường này trở nên khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Sudan năm 2006 là 100,546 USD, lên 154,689 USD vào năm 2007 và giảm xuống quá nửa trong năm 2008 với giá trị là 68,851 USD

Một số thị trường có tính nguy hiểm cao và nhiều thử thách cũng đã được công ty khai thác và phát triển như Trung Đông và Arab, tuy kim ngạch còn hạn chế do vẫn đang nằm trong thời gian thử nghiệm. Khu vực thị trường này là những thị

yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường này với mặt hàng nông sản không cao, phù hợp với nguồn cung ứng từ thị trường nước ta. Đây thực sự là một giải pháp mạnh dạn để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty, với một số thị trường chính trong khu vực này là

Palestine là thị trường được khai thác trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Palestine chủ yếu thực hiện vào 3 tháng đầu năm với mặt hàng chính là hạt tiêu, giá trị hàng hóa thu được là 68,689 USD

Thị trường Ả Rập chủ yếu tiêu thụ mặt hàng gia vị là hạt tiêu, thị trường này có mức tăng trưởng đều đặn từ năm 2006 đến 2008 với giá trị lần lượt là 11,467 USD năm 2006, lên 95,254 USD năm 2007 và đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2008 khi giá trị xuất khẩu hạt tiêu đạt 121,066. Cũng như thị trường Palestine, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này được thực hiện vào những tháng đầu năm 2008, đến những tháng cuối năm do ảnh hưởng của việc tăng cao của giá xăng, chi phí vận chuyển tăng, tình hình không ổn định ở khu vực nên việc xuất khẩu sang thị trường này đã bị đình trệ lại

Dubai là thị trường được khai thác năm 2008 với giá trị kim ngạch đạt được là 479,065 USD, hai mặt hàng xuất khẩu chính là hạt tiêu, đây là một thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu hạt tiêu do nhu cầu cao của thị trường này

Bên cạnh đó phải nhắc đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường Thụy Sỹ, đây là thị trường thuộc châu Âu nhưng lại không thuộc EU, với giá trị xuất khẩu nông sản năm 2008 là 12,586,626 USD với mặt hàng xuất khẩu là Café. Đây là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất của công ty từ trước đến nay vì năm 2007 công ty mới thử nghiệm khai thác thị trường và kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường nay năm đó là 254,394 USD

Đồng thời với các thị trường trên là các thị trường mới được khai thác nằm rải rác như thị trường Yemen, thị trường Mông Cổ, thị trường Latvia, thị trường Kazastan... Mặc dù tỷ trọng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới không tăng đều đặn qua các năm nhưng chứng tỏ công ty cũng đã vận dụng lợi thế của mình để mở rộng và phát triển thị trường ra các nước trên thế giới

2.2.3.2. Tình hình phát triển thị trường theo chiều sâu

Việc thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi công ty phải có nhiều hình thức đa dạng hóa các nguồn hàng để xâm nhập sâu hơn vào các thị trường đã khai thác sao cho cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của công ty là café, tiếp theo đó là mặt hàng hạt tiêu, hạt điều, gạo, lạc nhân… chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty. Những mặt hàng này đang dần xâm nhập và chiếm lĩnh được những thị phần ở các thị trường mà công ty đã có truyền thống kinh doanh

Bảng 2.7: Một số mặt hàng xuất khẩu nông sản chính

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số Lượng Trị giá

(Tấn) USD (Tấn) USD (Tấn) USD

Cà phê 20.871 23.947.821 25.398,29 35.601.210 10.387,97 23.316.720,4 Hạt điều 1.129 4.320.342 2.116,17 7.317.616 1.679,67 7.737.269,4 Hạt tiêu 2.581 3.068.721 2.507,37 7.336.713,12 3.302,79 7.844.733,35 Gạo 2.922 87.613 9.849,1 3.481.273 14 7.175.500 Hành đỏ 1.51 713.006 20 24.085 2,028.47 1.078.531,55 Cơm dừa 304 261.616 310 296.712 520.31 641.744,32 Lạc nhân 1.064 997,519 152 173.85

Đối với Café: đây là mặt hàng công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và

chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Mặc dù trong những năm gần đây, giá café trên thị trường thế giới có nhiều biến động do quan hệ cung cầu liên tục thay đổi qua từng thời kỳ. Thị trường café trong nước gặp nhiều khó khăn và nhiều doanh nghiệp đã gặp thua lỗ về mặt hàng nay nhưng công ty đã có những biện pháp kịp thời để giữ vừng và bình ổn thị trường cũng như gia tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu café.

Biểu 2.5 Giá trị xuất khẩu café của công ty Generalexim I

(Đơn vị USD)

(Phòng xuất khẩu công ty cổ phần xuất khẩu tổng hợp I)

Năm đầu tiên công ty thực hiện cổ phần hóa là 2006 sản lượng café xuất khẩu của công ty là 20.871 tấn và giá trị xuất khẩu vào 23.947.821 USD, sang đến năm 2007 giá trị xuất khẩu café đã tăng nhanh chóng lên đến 35.601.210 USD, tăng 32,73% so với năm trước đó với sản lượng xuất khẩu là 25.398,29 tấn. Từ những thị trường truyền thống ban đầu là Mỹ, Singapore, công ty đã mạnh dạn đưa

café vào thị trường EU và thu lại những thành công lớn đối với các thị trường Anh, Đức, và nhất là sự tăng trưởng tại thị trường Thụy Sĩ

Riêng năm 2008 do những biến động mạnh của thương mại quốc tế nên xuất khẩu café cũng có những biến động không nhỏ làm cho sản lượng xuất khẩu café của công ty đã giảm đi 15.010,32 tấn và đạt 10.387,97 tấn với giá trị thu 23.316.720,4 USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu café vẫn chiếm 46,01% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty với thị trường xuất khẩu là Mỹ, Singapore, đây cũng là những thị trường xuất khẩu một loạt các mặt hàng truyền thống khác của công ty. Tuy nhiên vấn đề đáng bàn là chất lượng café không đồng đều do quá trình thu mua, chế biến và bảo quản không được tốt. Chính vì vậy thời gian tới công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến những khâu này để café có thể thâm nhập sâu rộng hơn nữa vào các thị trường sẵn có của công ty mà có nhiều tiềm năng nhập khẩu cafe như thị trường EU, Mỹ, Nhật... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với mặt hàng gạo: Kim ngạch xuất khẩu gạo liên tục tăng cao qua các năm

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 47)