Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 26)

1.3.2.1 Các công cụ của nhà nước

Từ khi chuyển sang nên kinh tế thị trường đến nay Chính phủ đã không ngừng ban hành và sửa đổi, bổ sung những chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản

Các chính sách định hướng xuất khẩu

Chính sách thị trường và mặt hàng nông sản xuất khẩu: Để đẩy mạnh và nâng

cao hiệu quả cho việc phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chính phủ đã ban hành những nghị quyết quan trọng như:

Nghị quyết 06 – NQ/TW ngày 10/11/1998 nêu rõ: “thực hiện các biện pháp

mở rộng thị trường xuất khẩu, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuát khẩu nông sản”

Tiếp sau đó là chỉ thị 31/2001/CT – TTg ngày 13/12/2001, đã xác định: “thực

xuất khẩu một mặt hàng bị phụ thuộc vào một số ít thị trường. Theo hướng đó, cần duy trì mở rộng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường săn có đồng thời có biện pháp phù hợp để thâm nhập thị trường mới, chú trọng khai thác các thị trường có khả năng và dung lượng lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ… đồng thời tìm cách thâm nhập vào và gia tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam ở các thị trường Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh”

Đặc biệt ngày 5/06/2000 chính phủ đã ban hành nghị quyết 09/2000 NĐ-CP về chính sách mặt hàng nông sản cần tập trung phát triển trong 10 năm bao gồm: lúa gạo, café, cao su, cây có dầu như lạc, đậu tương, vừng, hướng dương, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, hoa và cây cảnh, lợn, bò, thịt, bơ sữa, gia cầm và trứng

Để cụ thể hóa những chính sách này thì từ năm 2003 Bộ Thương Mại và nay là Bộ Công Thương đã công bố danh mục thị trường trọng điểm xúc tiến thương mại. Từ đó đều đặn qua các năm từ 2003 đến 2008 bộ Công thương công bố danh mục chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhăm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Chính sách xúc tiến thương mại hàng nông sản xuất khẩu: ngày 6/7/2000 Thủ

tướng Chính phủ đã ra quyết định 78/2000/QD – TTg về việc thành lập Cục xúc tiến thương mại đã đánh dấu một bước ngoạt trong việc chuyên nghiệp hóa việc khai thác và phát triển thị trường xuất khẩu. Đồng thời với những chính sách trên chính phủ đã thành lập nhiều trung tâm giới thiệu sản phẩm tại những thị trường quan trọng. Để hỗ trợ tốt hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, Chính phủ đã ban hành thêm nhiều chính sách nhằm tạo điều kiên thuận lợi nhất, hỗ trợ cao nhất cho các doanh nghiệp đó là

Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 /11/2005 Nghị định 37/2006/NĐ-TTg ngày 04/04/2006

Chính sách điều tiết nông sản xuất khẩu

Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 04/04/2001 về việc bãi bỏ quy định doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, từ đó cho phép mọi doanh nghiệp có đăng kí đều được xuất khẩu, kể cả xuất khẩu gạo. Quyết định này đã mở ra cho các doanh nghiệp một cơ hội thuận lợi để xuất khẩu hàng nông sản. Tiếp đó là nghị định 12/06/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định về việc “mọi thương nhân thuộc mọi

thành phần kinh tế đều được phép xuất khẩu lúa gạo và lúa hàng hóa. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được trực tiếp xuất khẩu nông sản miễn là họ đăng ký kinh doanh xuất khẩu tại các cơ quan cục Hải quan tỉnh, thành phố”

Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu

Chính sách tín dụng nông sản xuất khẩu: chính sách này cho phép doanh nghiệp được vay vốn từ quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu dưới hình thức tín chấp hoặc thế chấp tài sản hình thành từ vốn để vay vốn. Quyết định số 133/2001 QĐ-TTg ban hành ngày 10/09/2001 hướng dẫn cụ thể vấn đề này

Trong chỉ thị số 31/2001/CT-TTg ban hành ngày 13/12/2001 nêu rõ: “thương

nhân thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu các mặt hàng gạo, café, rau quả, chè, lạc nhân, thịt gia súc và gia cầm, các loại hạt tiêu, điều, rau quả khô, sơ chế…được ưu tiên vay vốn tín dụng ngân hàng theo quyết định Quyết định số 133/2001 QĐ-TTg không những được ưu tiên vay vốn, vay đủ vốn, kịp thời các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu còn được hưởng lãi suất tín dụng ưu đãi,được giãn nợ để tiếp tục cho vay thu mua nông sản xuất khẩu”

Từ sau khi gia nhập WTO thì hầu hết các chính sách liên quan đến hỗ trợ cho xuất khẩu đều phải thau đổi sao cho phù hợp với quy định của WTO. Cụ thể các

nước thành viên phải tiến hành cắt giảm trợ cấp xuất khẩu trong khuôn khổ AoA. Và nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ra đời để thay đổi một số những nguyên tắc về tín dụng nông sản xuất khẩu

1.3.2.2 Ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế

Sản xuất nông nghiệp trong nước là nhân tố chủ yếu quyết định đến lượng cung hàng nông sản xuất khẩu và chất lượng nguồn hàng này. Nếu nền nông nghiệp trong nước phát triển, khả năng cung ứng hàng nông sản cho xuất khẩu sẽ tăng lên, giá cả thu mua hàng xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi trong khâu đầu vào. Ngược lại, khi sản xuất nông nghiệp trong nước bị giảm sút dẫn tới giá cả hàng nông sản xuất khẩu sẽ tăng lên, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để chọn được hàng hóa có chất lượng cao, đồng loại phục vụ cho xuất khẩu. Ngược lại, khi nền nông nghiệp nước ngoài phát triển, nhu cầu nhập khẩu lương thực thực phẩm và hàng hóa nông sản sẽ ít đi, khả năng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp vào thị trường của họ sẽ bị hạn chế. Và, khi nền sản xuất của họ bị giảm sút, nhu cầu nhập khẩu của họ cao. Đây sẽ là thới cơ để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình nhằm đưa hàng nông sản của nước mình xâm nhập vào thị trường thế giới

Vấn đề không đơn thuần chỉ có các yếu tố cung, cầu, giá cả mới tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp. Rất nhiều các yếu tố khác cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: chất lượng, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm, mức độ đồng đều của nông sản. Khi các yếu tố này đều tốt thì khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường quốc tế sẽ cao. Đây là một sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

nó quyết định đến sự chu chuyển hàng hóa trong nội bộ nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới

1.3.2.3 Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia.

Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đang phát triển khá mạnh và có can thiệp rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực dù doanh nghiệp đó thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt động trong lĩnh vực nào và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì nó lại mang tính chất quyết định. Một hệ trong thống ngân hàng phát triển không đơn thuần chỉ là nơi cấp vốn cho doanh nghiệp mà nó còn giúp các doanh nghiệp trong việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác với các đối tác có vị trí địa lý xa. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của doanh nghiệp

Hệ thống thông tin liên lạc của một quốc gia cũng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng cho doanh nghiệp

Hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia cũng có tác động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu nông sản của một doanh nghiệp. Một quốc gia có hệ thống đường xá, cầu cống phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả năng tham gia của doanh nghiệp vào thị trường thương mại quốc tế. Đặc biệt các bến bãi, các nhà ga, các cảng biển có tác động trực tiép tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu hệ thống này được đầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu chung của thị trường quốc tế sẽ là nhân tố tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w