Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ong chúa

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 85)

L ỜI NÓI ĐẦU

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC CHỌN LỌC GIỐNG ONG

4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ong chúa

Chất lượng của ong chúa gắn liền với năng suất sản phẩm của đàn ong. Ong chúa đẻ càng nhiều trứng, đàn ong càng đông quân và sẽ thu càng nhiều mật. Chất lượng của ong chúa phụ thuộc vào hai yếu tố chính: di truyền của đàn ong giống (đàn bố, mẹ) và điều kiện nuôi dưỡng ấu trùng chúa.

+ Đàn giống:

Đàn giống là đàn cung cấp ấu trùng tạo chúa và các đàn tạo ra các ong đực giao phối với những con chúa mới đó. Vì thế việc lựa chọn và chăm sóc các đàn giống được tiến hành rất cẩn thận. Các đàn giống A.cerana cần đạt một số tiêu chuẩn sau:

- Năng suất mật cao.

- Sức đẻ trứng của ong chúa cao, đàn ong đông quân, các cầu nhộng vít nắp phẳng.

- Ong hiền lành.

- Không (hoặc ít) chia đàn (tính tụ đàn cao). - Không bốc bay.

85

- Chống chịu và thích nghi tốt, không bị mắc bệnh ấu trùng túi (sacbrood) và thối ấu trùng châu Âu. Các đàn phải có dự trữ mật nhiều nếu không phải cho ăn thêm, quân đông phủ kín 4 - 5 cầu.

+ Yếu tố nuôi dưỡng:

Các ong chúa tốt nhất chỉđược tạo ra từ các đàn giống tốt, nhưng từ các đàn giống tốt nhất chưa hẳn đã tạo ra được những con ong chúa tốt nếu như phương pháp tạo chúa không đúng kỹ thuật. Mọi người đều biết ấu trùng ong chúa và ấu trùng ong thợ đều được tạo từ trứng đã thụ tinh nghĩa là có nguồn gốc di truyền như nhau nhưng do chế độ thức ăn khác nhau mà chúng được quyết định thành chúa hay là ong thợ. Vì thế chếđộ cung cấp thức ăn cho ấu trùng chúa chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng ong chúa tạo ra. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chế độ cung cấp thức ăn của ấu trùng chúa bao gồm đàn nuôi dưỡng, nguồn phấn mật, thời tiết khí hậu...

Đàn nuôi dưỡng là đàn tiếp nhận các ấu trùng và nuôi chúng thành chúa trưởng thành. Đàn nuôi dưỡng mạnh, đông quân nhiều ong non ở tình trạng chuẩn bị chia đàn, đủ thức ăn sẽ nuôi được nhiều ong chúa và có chất lượng cao.

Nguồn mật - phấn :hoa phong phú khi tạo chúa, ong nuôi dưỡng tiết sữa nhiều, chất lượng sữa tốt và ngược lại, nên tạo chúa vào đầu hoặc cuối vụ mật. Còn trường hợp nguồn mật hoa ngoài tự nhiên không phong phú cần cho đàn mẹ và đàn nuôi dưỡng ăn trước khi tạo chúa 4 - 5 ngày và cho ăn đến khi mũ chúa vít nắp.

Mùa vụ: Ong thường chia đàn tự nhiên vào mùa ấm áp, thức ăn đầy đủ, là lúc đàn ong phát triển ởđỉnh cao có nhiều nhộng ấu trùng và quân đông nhất gọi là mùa chia đàn. Ở phía Bắc nước ta có mùa chia đàn chính vào tháng 3 - 4 và mùa chia đàn phụ tháng 11 - 12. Ở một số vùng vào mùa hè tháng 5 tháng 6 có nhiều mật đay, bạch đàn, ong cũng chia đàn. Chúa được tạo vào mùa xuân có chất lượng tốt hơn các mùa khác.

Khí hậu: nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới cho nên có thể tạo chúa quanh năm nhưng cần chú ý tạo vào lúc đổ cớ nguồn thức ăn thì chất lượng chúa mới tốt. Mặt khác cần tránh tạo chúa vào mùa mưa, hoặc mùa đông rét mướt trời mù sương (ở phía Bắc) hoặc mùa có gió to ong chúa không đi giao phối được, hoặc đi được nhưng tỷ lệ giao phối rất thấp.

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)