NHÂN ĐÀN

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 95)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. NHÂN ĐÀN

Khi đàn ong phát triển mạnh đông quân mà vụ mật chưa đến. Người nuôi ong cần chủ động chia đàn để vừa ngăn ngừa ong chia đàn tự nhiên vừa tăng được sản lượng mật tăng và làm tăng được số đàn ong của trại. Do đặc điểm di truyền, ong A. cerana có đặc tính chia đàn cao, nhất là vào vụ mật làm giảm năng suất của trại. Vì vậy những người nuôi ong nên có kế hoạch chia đàn cho cả năm. Tuỳ theo tình hình của trại, mùa vụ mà có thể áp dụng một số biện pháp chia đàn sau:

5.1. Các phương pháp chia đàn nhân tạo

* Tăng thếđàn ởđàn giao phối:

Sau khi chúa ở đàn giao phối đã đẻ, có thể bổ sung thêm ong, cầu nhộng, ấu trùng để nó phát triển thành đàn ong mạnh. Việc tách một cầu rồi gắn chúa tơ cho vào thùng giao phối là một biện pháp chia đàn kinh tế, tăng nhanh được số lượng đàn cho trại. Bởi vì khi những đàn tách 3 - 4 cầu, gắn chúa tơ đàn ong bị gián đoạn sức đẻ 10 ngày, đôi khi bị gián đoạn tới hơn 20 ngày làm thế đàn giảm sút.

* Tách một phần đàn:

Tiến hành trước khi có vụ mật 50 - 60 ngày. Ở những đàn ong mạnh 5 - 6 cầu đông quân tách ra 2 cầu để chống chia đàn và có được đàn mới.

Cách làm: đem thùng ong mới đến đặt cạnh đàn gốc lấy ra 2 cầu có nhộng ấu trùng, thức ăn nhưng không có chúa. Giới thiệu mũ chúa rồi chuyển đi cách 1,5 - 2 km đến chỗ đặt thuận tiện. Nên đặt vài đàn ở cùng một chỗ để tiện theo dõi. Khi nào chúa đẻ có thể chuyển ong về (nếu chỗ đặt mới không có vật chuẩn cho chúa tơ giao phối thì chuyển đàn có chúa cũđi đểđàn có chúa tơ lại).

Phương pháp này có ưu điểm là không phải điều chỉnh đàn ong nhưng nhược điểm của nó là phải đặt thành nhiều điểm rất tốn công chăm sóc và không theo dõi được thường xuyên.

95

cầu rồi rũ thêm hai cầu nữa từ các đàn khác. Đặt đàn mới ở bất kỳ vị trí nào trong trại nhưng phải có vật mốc làm chuẩn để chúa đi giao phối dễ dàng không nhầm tổ. Ong già sẽ về tổ cũ trong đàn chỉ còn lại ong non có thể giới thiệu chúa tơ hoặc mũ chúa, khi chúa đã đẻ thì viện thêm cầu. Nên tránh làm vào thời vụ khan hiếm thức ăn, trong trại dễ xuất hiện ong ăn cướp.

* Chia đàn song song (chia đôi đàn):

Áp dụng đối với những đàn ong mạnh, lại chuẩn bị được chúa giao phối. Thực chất chia đôi đàn là phương pháp chia đôi đàn ong thành 2 phần bằng nhau và mỗi một nửa sẽ tự phát triển thành đàn mới.

Cách làm: vào buổi chiều những ngày nắng ấm, đem thùng mới có màu sơn và kích thước tương tự đặt cạnh thùng ong cũ, nhấc một nửa số cầu từ đàn ong cũ sang đàn mới. Chia đều các cầu ấu trùng, nhộng và mật ong. Đặt 2 thùng sang hai bên vị trí đàn ong lúc đầu 20 - 30cm, ong đi làm về sẽ về đều hai thùng. 3 - 6 giờ sau giới thiệu chúa mới vào đàn không có chúa. Nếu thấy thùng nào ít ong hơn thì dịch thùng đó vào giữa một chút, hoặc dịch thùng bên kia ra xa hơn. Một vài ngày sau dịch hai đàn ra xa cách nhau và quay hướng cửa tổ lệch nhau đi. Để thu được nhiều mật, việc chia đôi đàn thường tiến hành trước vụ mật 30 - 40 ngày. Ưu điểm của việc chia đôi đàn này là trong cả hai đàn có ong ở tất cả các lứa tuổi, hoạt động sống của đàn ong không bị xáo trộn nên đàn ong phát triển nhanh. Đàn được chia đặt ở trại nên tiện chăm sóc.

Trường hợp không có chúa đẻ có thể dùng chúa tơ hoặc mũ chúa nhưng nên tiến hành trước vụ mật tối thiểu 40 - 50 ngày. Đàn gắn chúa tơ phải ưu tiên đặt ở chỗ quang đãng hơn để chúa giao phối trở về tổ dễ dàng. Trong trường hợp đàn không có cả chúa tơ hoặc mũ chúa thì cứ chia ong ra làm đôi, nửa đàn không có chúa sẽ tự tạo chúa nhưng thời gian từ lúc chia đến lúc chúa đẻ sẽ lâu hơn.

* Chia đàn rời chỗ. Giống như tách một phần đàn hoặc chia đàn song song nhưng những đàn chia ra phải di chuyển xa trên l,sum.

* Chia đàn ghép: Là việc tạo đàn ong mới từ nhiều đàn. Thời gian tiến hành vào đầu vụ mật. Chia đàn ghép có tác dụng vừa chống chia đàn lại tăng số lượng đàn và sản lượng mật. Lấy từ mỗi đàn một cầu nhộng có ong nhập lại với nhau, giới thiệu chúa mới. Việc nhập tiến hành vào 2 tối: tối thứ nhất nhập một cầu, tối thứ hai nhập thêm một cầu nữa.

* Chia một đàn thành nhiều đàn: Từ một đàn mạnh 6 - 8 cầu có thể chia ra thành 3 4 đàn mỗi đàn 2 cầu. Rồi giới thiệu chúa đẻ hoặc mũ chúa vào.

Thời gian tiến hành vào trước vụ mật 50 - 60 ngày để vào vụ mật đàn ong đã đủ mạnh. Vào vụ thu đông để nhân nhanh số đàn cũng có thể áp dụng biện pháp này nhưng phải tính toán để bảo đảm đàn ong phát triển đủ mạnh để qua đông

96

được tốt.

Việc chia đàn cần linh hoạt đúng theo tình hình cụ thể và thế đàn ong, nguồn mật, mùa vụ, địa hình trại ong mà áp dụng các biện pháp chia đàn cho thích hợp. Vào mùa rét các đàn tách phải đông quân, nhiều cầu. Vào mùa ấm đủ mật có thể chia mỏng, quân thưa một chút cũng được. Đặc biệt vào lúc mùa vụ khó khăn, xuất hiện ong ăn cướp, cần cho đàn ăn no trước khi tách đàn chia. Không để những đàn ong chia mỏng yếu ở cùng chỗ với các đàn mạnh, ong sẽ sang ăn cướp gây mất ổn định trong trại ong, làm chết chúa, tỷ lệ giao phối của ong chúa thấp, lãng phí ong, cầu ong.

Không phải là vụ mật khi chia đàn cần cho ăn đầy đủ và nên cho ăn no trước khi chia.

5.2. Sử đụng các đàn chia tự nhiên

Dù đã áp dụng các biện pháp chống chia đàn tự nhiên thì trong trại vẫn có một số đàn chia bay ra. Người nuôi ong cần dùng nón bắt ong chuyên dụng bắt lại để hình thành thêm đàn mới.

Một số người nuôi ong vặt mũ chúa của đàn cũ đi, rồi rũ ong bắt được vào. Không nên làm như vậy vì đàn đó sẽ vẫn ở trạng thái chia đàn, đi làm kém và lại xây mũ chúa mới để tiếp tục chia đàn.

Tốt hơn là tổ chức một đàn mới, lấy ở đàn gốc ra 1,2 cầu có ấu trùng và cho thêm một tầng chân vào, cứ khoảng 1 kg ong cho 3 cầu cộng 1 tầng chân. Nên rũ ong vào chiều tối. Đàn ong do dự trữ năng lượng trước khi chia nên đi làm rất khoẻ và xây cầu nhanh, 1 - 2 đêm có thể xây hoàn chỉnh 1 cầu mới. Tuy vậy không nên cho quá nhiều tầng chân vào một lúc ong sẽ bốc bay. Đợi ong xây xong cầu thứ nhất cho xây tiếp cầu thứ hai.

Chăm sóc đàn ong bị chia: sau khi đàn chia bay ra trong đàn cũ còn lại một vài mũ chúa vít nắp, nếu cứ để như vậy có thể còn 1 - 2 đàn nữa chia bay ra làm giảm thế đàn. Và những đàn chia sau thường nhỏ, ít quân. Cần chọn một mũ chúa to nhất, thẳng để lại còn vặt bỏ những mũ khác đi. Nếu đàn này mạnh và tốt có thể sử dụng các mũ chúa đó để chia đàn mới hoặc thay chúa cho những đàn có chúa kém.

97

Chương 6

SÂU BNH VÀ ĐỊCH HI CA ONG MT

Giống như các động vật khác ong mật cũng dễ dàng mắc một số bệnh và bị nhiều địch hại, động vật khác tấn công. Bệnh tật, địch hại ở mức độ nhẹ làm cho đàn ong suy yếu, giảm số quân, giảm năng suất mật. Ở mức độ nặng thì làm cho đàn ong bị chết hoặc bỏ tổ bốc bay gây thiệt hại kinh tế rất lớn.

Trước đây, đối với ong A.cerana thì địch hại như ong bò vẽ, kiến, chim, sâu ăn sáp... là kẻ thù chủ yếu gây thiệt hại cho ong. Nhưng trong những thập kỷ gần đây do việc du nhập loài ong châu Âu (A.mellifera) vào châu Á nhiều loại bệnh như thối ấu trùng châu Âu ấu trùng túi, bệnh ỉa chảy Nosema... đã xuất hiện. Đặc biệt là do nuôi ong di chuyển đường dài, bệnh càng lây lan nhanh chóng. Ở nước ta hiện nay các bệnh ấu trùng túi, thối ấu trùng châu Âu là những bệnh gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi ong, còn các bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ, ấu trùng vôi, ấu trùng hoá đá chưa thấy có. Phát hiện và phòng trừ kịp thời những bệnh trên là một trong các yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế của ngành nuôi ong.

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)