Những việc cồn làm khi vận chuyển đàn ong

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 79)

L ỜI NÓI ĐẦU

2. NUÔI ONG CẢI TIẾ N

2.11.3. Những việc cồn làm khi vận chuyển đàn ong

+ Chuẩn bị: trước hết tìm nơi chuyển ong đến, nơi này nếu đã thường xuyên mang ong đến cũng phải thăm lại nguồn hoa và chuẩn bị nơi đặt ong, xem xét lại đàn ong đã có ởđó nhất là tình hình bệnh, tình hình phun thuốc sâu...

Chuẩn bị dụng cụ nuôi ong nhất là dụng cụ thu mật, tầng chân.., dụng cụ sinh hoạt cho người.

+ Đóng gói đàn ong: đàn ong không dùng thước thì chuẩn bị các nêm gỗ để chèn 2 đầu cầu

Kích thước nêm dầy lcm, rộng l,5cm; dài 3cm đóng đinh ởđoạn giữa lcm và 2cm.

Trước khi đóng gói phải kiểm tra quay bớt mật ở những đàn ong quá nhiều mật để tránh cầu bị vỡ và ong bị ngạt. Các cầu ong ngắn hụt phải gia cố thêm như đóng đinh hoặc gỗ, sửa hoặc thay các thùng ong bị nứt nẻ, gỗ xấu có thể bị

79

vỡ dọc đường.

Đàn ong khi vận chuyển xa nên bỏ thước dùng nêm thì ong thoáng hơn, nếu đặt thước khi chèn cầu chỉ việc ấn thước xuống, đẩy ngoài ván ngăn cho thước và cầu thật xít nhau rồi dùng đinh đóng cố định ngoài 2 đầu ván ngăn, .nếu vận chuyển gần dùng 2 thanh tre có độ dài vừa bằng khoảng trống để giữ 2 đầu ván ngăn, sau đổ dùng một thanh tre bẻ cong cài vào giữa ván ngăn và thành thùng để giữ cho ván ngăn không bị tách ra ngoài khỏi cầu.

Cách đóng gói nhanh chóng và an toàn hiện nay là dùng một cái thước tre dài đúng bằng thước ong, 2 đầu thước buộc dây thép, ở thành thùng phía cầu ong đóng 2 cái đinh 2cm, khi đóng gói tỳ 2 đầu thước tre xuống dưới, đẩy ván ngăn và cầu ép sát vào thành thùng rồi quấn đậy thép vào đinh buộc cố định, làm như vậy cầu được giữ chặt và có dây thép nên cầu và thước không bị nẩy lên trên.

Trước khi đóng gói thì cần bỏ máng, thước và vật chống rét ra ngoài. Khung cầu và ván ngăn chèn chặt với nhau.

Nếu tối di chuyển thì buổi chiều lật ngược cửa để kênh lên tối đóng cửa chỉ việc đẩy xuống, làm như vậy cũng sửa luôn những cửa bị kích không đóng được, cũng có thể đóng luôn cửa kênh nắp chính ở phía trước cho ong bay vào,đến tối chỉ việc đậy nắp thùng, những đàn ong quá đông không chịu chui vào hoặc mùa hè trời nóng thì dùng nước phun vào cửa tổ để ong vào sớm, khi đã đóng chặt cửa thì cần mở ngay cửa sổ.

Các phương tiện vận chuyển ong đi gần và ít nên dùng xe đạp, xe máy, thuyền hoặc gánh bộ (không nên dùng các xe do gia súc kéo). Đi xa thì dùng ô tô, tầu hoả, tầu thuỷ. Các phương tiện chở ong không chở các chất độc hoá học trước đó. Nơi xếp ong phải thông thoáng.

Xếp ong trên các phương tiện nên xếp dọc cầu ong song song với thành xe, cửa sổ quay ra phía trước để gió thổi vào cửa sổ, đàn ong mạnh và những thừng kém thông thoáng thì đặt lên trên và đặt ra ngoài, khi xếp dùng thùng nhỏ, chân, cọc thùng chèn các thùng ong cho thật chặt.

+ Quản lý đàn ong trên đường vận chuyển. Nên vận chuyển ong vào ban đêm vì ban đêm trời mát và ong không tìm cách chui ra khỏi thùng. Nếu đi ban ngày thì cho xe chạy liên tục vì khi chạy ong bị rung nên bám giữ bánh tổ khi dừng lại ong có thể tìm chỗ trống chui ra. Nếu đi xa và trời nóng nên tưới cho ong mát, nếu cần dừng xe phải tìm nơi mát.

Trên đường đi xe cần tránh các ổ gà chạy càng êm thì càng an toàn. Nếu phải chuyển ong trên đường mất 4 - 5 ngày thì nên dừng và bốc ong xuống 1 lần, mở cửa cho ong bài tiết, lấy nước và người nuôi ong xử lý các sự cố rồi tối mới đi

80

tiếp.

Khi tới nơi cần chuyển ong ngay vào vườn, đặt rải ong ra để ong được mát, nếu có thểđặt ong ngay vào vị trí trong đêm đó càng tốt.

Khi đặt ong xong thì mở cửa, cần chú ý mở xen kẽ chứ không mở cửa các đàn đặt liền nhau cùng một lúc. Những thùng ong nghi bị sập cầu, mật chảy ra thì nên kiểm tra sắp xếp lại bánh tổ - sau khi đặt ong thì kê chân cho bằng phẳng, tối hôm sau cho ăn để ong nhanh ổn định.

81

Chương 5

CÔNG TÁC GING ONG

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)