Nguyên nhân gây tình trạng ong cướp mật

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 70)

L ỜI NÓI ĐẦU

2. NUÔI ONG CẢI TIẾ N

2.7.2. Nguyên nhân gây tình trạng ong cướp mật

Nói chung ong cướp mật là do chúng phát hiện ra mật ong hoặc xirô đường trong lúc bên ngoài thiếu nguồn hoa, phát hiện đó hấp dẫn, thúc đẩy tính ăn cướp và chúng tìm đến bất cứ nơi nào có mật để lấy. Những nguyên nhân gây cướp mật là:

- Cuối vụ mật mà không chấm dứt quay mật, ong không đi lấy mật hoa mà vào thùng quay mật lấy lại mật trên thùng và các dụng cụ quay mật. Hoặc mật ong sau khi quay ra chưa chuyển đi toả mùi quanh trại, làm cho ong phát hiện và kích thích ong tìm vào đàn ong khác để cướp mật.

- Cho ong ăn ban ngày, nước đường, mật vương vãi ra xung quanh đàn ong, lượng mật trong các đàn ong không đều. Một số đàn yếu, ong thưa, lại đầy mật, trong khi đó đàn ong mạnh lại ít mật, đàn bị cướp thường là những đàn ong thưa, ong già bảo vệ tổ kém.

- Cầu ong loại ra chưa rút hết mật hoặc sáp cắt vít nắp còn dính mật, cầu và sáp này sau vụ mật để không kín đáo, ong chui vào lấy mật. Đường hoặc mật ong dự trữ trong trại để ong lấy tự do từ đó gây tính trộm cướp của đàn ong.

- Ngoài ra còn do đặt ong quá dầy, thế đàn không đồng đều, trong đàn mật độ ong điều chỉnh không phù hợp; ong ít, cầu nhiều, không bảo vệđược bánh tổ; thùng ong bị nứt nẻ, để cửa tổ ong quá rộng làm cho mùi mật ong bay ra ngoài hoặc cho ong ăn cục bộ một số đàn, kiểm tra quá lâu và mở thùng ong để lâu không đậy.

70

đàn ong không đủ thức ăn thì khi đến nơi ở mới dễ bị cướp mật...

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)