NGUỒN MẬT PHẤ N

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 37)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.NGUỒN MẬT PHẤ N

1.1. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với nghề nuôi ong

Thức ăn chủ yếu của ong là mật hoa và phấn hoa trong tự nhiên. Mật hoa cung cấp tất cả các năng lượng cần thiết cho ong, trong thành phần của mật hoa có nhiều loại đường như đường glucoza, fructoza, saccaroza... là nguồn năng lượng cơ bản cần thiết cho ấu trùng và cho cả đàn ong. Ong thường sử dụng và nuôi ấu trùng bằng mật hoa mới lấy về đồng thời chế biến một phần còn lại thành mật ong. Phấn hoa là nguồn cung cấp protein, chất béo, vitamin, muối khoáng... cho ấu trùng và ong non. Khi thiếu phấn, đàn ong không nuôi ấu trùng và ngừng xây tổ. Nếu nơi nào có nguồn hoa phong phú, cung cấp đủ mật - phấn quanh năm thì nơi đó đàn ong phát triển rất tốt và cho năng suất cao. Ngược lại, nếu nơi nào nguồn hoa ít, không đủ cung cấp thức ăn cho ong thì việc nuôi ong sẽ gặp rất nhiều khó khăn, năng suất mật thấp. Bởi vậy, trong nghề nuôi ong cần thiết phải tìm ra các nguồn hoa phong phú và nắm được lịch nở hoa của từng vùng để có thể di chuyển các đàn ong của mình đến nơi đó thì mới thu được hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tất cả các loài thực vật nở hoa đều cho mật hoặc phấn. Cây nở hoa cung cấp mật và phấn cũng không phải là có giá trị đối với con ong như nhau: có những cây nở hoa chỉ cung cấp mật, có cây lại chỉ cho phấn hoặc có cây cho cả phấn và mật. Do vậy trong nghề nuôi ong, người ta thường phân ra thành từng nhóm gọi là cây nguồn mật, cây nguồn phấn...

Cây nguồn mật: là những cây mà trên các bông hoa của nó con ong chỉ lấy được mật. Trong nhóm này có những cây có nhiều hoa, hoa nở cùng một đợt và cho nhiều mật, được trồng với diện tích lớn, tập trung. Khi đến mùa hoa nở, ong lấy mật và có nhiều mật dự trữ để người nuôi ong khai thác được thì được gọi là

cây nguồn mật chính. Ví dụ: cây vải, nhãn, cao su, bạch đàn... cho rất nhiều mật và tập trung. Bên cạnh những cây cho mật nhiều và tập trung đó thì có một số thực vật nở hoa chỉ cung cấp vừa đủ mật cho ong phát triển chứ không có mật dự trữ thì được gọi là cây nguồn mật duy trì. Ví dụ: cam, chanh, mận, bưởi, bí... Cây nguồn mật duy trì có vai trò quan trọng để đàn ong phát triển đông quân trước vụ mật.

37

- Cây nguồn phấn: là những cây mà ong thu được phấn trên các bông hoa của chúng.

Ví dụ: ngô, lúa, trinh nữ,. hoa hồng... Cây nguồn phấn có vai trò quan trọng đểđàn ong sinh sản và khi con ong đi thu lượm phấn, nó đã vô tình giúp cây thụ phấn tạo khả năng hình thành quả và hạt, vì vậy năng suất các loài thực vật, cây trồng tăng lên rất cao. Đây là mối liên hệ hữu cơ bền vững, là cơ sở kinh tế sử dụng ong trong việc thụ phấn cho cây trồng nông nghiệp.

Cũng như các nước vùng nhiệt đới khác thì Việt Nam chúng ta có thảm thực vật rất đa dạng, có nhiều loài cây nở hoa cùng với các vùng cây ăn quả tập trung với nhiều chủng loại khác nhau. Đây là cơ sở tiền đề để phát triển nghề nuôi ong. Ở các tỉnh đồng bằng miền Bắc nước ta có 4 vụ mật chính: vụ Xuân có hoa vải thiều, hoa nhãn, đay...; vụ Hè có bạch đàn, vối thuốc, sói đất...; vụ Thu có hoa táo, sú, vẹt và vụ Đông có hoa chân chim, cỏ lào (cây chó đẻ). Riêng hoa càng cua có rất nhiều trong tự nhiên và ở nhiều vùng. Đây là cây có vai trò rất quan trọng vì chúng nở hoa gần như quanh năm, cung cấp nhiều phấn hoa và một ít lượng mật.

1.2. Sự tiết mật và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của hoa

1 .2.1. S tiết mt hoa

Mật hoa là chất lỏng có đường được tiết ra từ tuyến mật của thực vật, nhằm hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn. Tuyến mật hoa thường thấy trên các đài hoa, cánh hoa, nhị hoa đực và nhuỵ. Tuyến mật nằm ô nông hay sâu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu mật của ong. Những chủng ong có vòi dài thì khả năng thu mật sẽ lớn, vì vậy ong A.cerana thu mật hoa kém hơn ong A.mellifera.

Một số thực vật có tuyến mật nằm ở các cơ quan dinh dưỡng như cuống lá, thân lá gọi là mật lá. Mật lá thường được ong thu hoạch từ một số cây như keo tai tượng, sắn, cao su, đay... Khi không có mật hoa thì ong mới lấy mật lá vì mật lá có hương vị kém và cây tiết ừ hơn mật hoa.

Độ đặc của mật hoa có ảnh hưởng lớn đến sự thu hoạch mật của ong. Nếu mật đặc quá (>70%) ong khó hút mật vào diều, còn nếu quá loãng thì ong mất nhiều năng lượng để vận chuyển và chế biến mật. Ong thích lấy mật ở những hoa có hàm lượng đường cao và nở hoa tập trung. Ví dụ: nếu hoa vải và nhãn nở cùng lúc thì ong sẽ bỏ vải lấy nhãn vì hoa nhãn có tỷ lệ đường cao (50%) còn hoa vải tỷ lệ đường thấp (23%).

1. 2.2. Nhng yếu t nh hưởng đến s tiết mt

38

độ thích hợp là 20 : 250C. Nhiệt độ tối thiểu là 100C. Một số loại hoa như bạch đàn, sú, vẹt lại tiết mật ở nhiệt độ cao 35 - 380C. Hoa vải, nhãn, đay tiết mật vào đêm, sáng mật loãng ong ít lấy, khi có nắng mật bốc hơi nước đặc lại thì ong đi làm nhiều hơn.

- Ảnh hưởng của ẩm độ: Phần lớn thực vật tiết mật nhiều khi ẩm độ không khí > 60%. Tuy nhiên một số thực vật lại tiết mật khi ẩm độ thấp (hoa bạch đàn). Nhìn chung ẩm độ tăng khả năng tiết mật của hoa nhưng hàm lượng đường lại giảm và ngược lại.

- Ảnh hưởng của mưa, gió: Mưa kéo dài làm sự quang hợp của cây giảm do thiếu ánh sáng, mưa to làm trôi mật hoa, làm rụng hoa và ong không đi làm được. Trước đầu vụ mật mà có mưa thì cây sinh trưởng tốt và cho mật nhiều. Khi trời có gió to thì tuyến mật co lại, tiết mật ít nhưng mật đặc, ong đi khai thác khó khăn vì phải tốn nhiều năng lượng khi bay, nhất là nguồn mật ngược chiều gió.

- Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời: Các loài thực vật rất cần ánh sáng để quang hợp, do đó ánh sáng sẽ xúc tiến quá trình tiết mật. Vì vậy khi trời nhiều mây mù, cây ít tiết mật, trời nắng ong đi làm tấp nập.

- Ảnh hưởng của đất đai và chế độ canh tác: Nhìn chung cây tiết mật tốt khi được trồng trên các vùng đất phì nhiêu, màu mỡ và đủ độ ẩm. Cây được chăm bón thì tiết mật nhiều Tuy nhiên một số cây như bạch đàn, chân chim vẫn tiết mật tốt khi đất đai cằn cỗi.

1.3. Lịch nở hoa của cây nguồn mật phấn

Lịch nở hoa của các cây nguồn mật - phấn giúp cho người nuôi ong biết được ởđịa phương mình có những cây gì cung cấp thức ăn cho ong, thời gian nở ra sao và độ dài của hoa nở như thế nào? để từ đó có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quản lý hợp lý nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Để có được lịch nở hoa chính xác thì người nuôi ong cần phải theo dõi tỷ mỉ và có ghi chép cẩn thận. Qua số liệu ghi chép nhiều năm có thể dự đoán gần đúng thời kỳ nở hoa của mỗi loại cây.

Ở Việt Nam hoa nở quanh năm, vụ nọ gối vụ kia, do vậy có được lịch nở hoa thì người nuôi ong chỉ cần di chuyển đến vùng đó để khai thác.

Lịch nở hoa của những cây nguồn mật - phấn ở Việt Nam (xem phần phụ lục l).

39

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên (Trang 37)