Giới hạn đề tài và đề xuất phương hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢ

5.2. Giới hạn đề tài và đề xuất phương hướng nghiên cứu

Trong bài viết này, tác giả mới chỉ đưa ra những kết quả tính toán và so sánh về chi phí lựa chọn bất lợi đối với các cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE, mang tính chất đánh giá và khảo sát thị trường. Tác giả chưa có những phân tích sâu nhằm lý giải các kết quả, cũng như liên hệ kết quả với các sự kiện thực tế. Do đó những kết quả đưa ra trong đề tài chỉ có thể làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn chứ chưa có ý nghĩa thực tiễn.

Bên cạnh đó, tác giả cũng áp đặt một số ý kiến chủ quan trong quá trình thực hiện đề tài. Những ý kiến này chưa hẳn đã chính xác, và có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Trước tiên, trong khâu xác định các giai đoạn tăng giảm của thị trường, tác giả quan sát biểu đồ chỉ sổ VNIndex rồi tìm ra những giai đoạn thị trường tăng tương đối. Do xu thế chung của TTCK Việt Nam năm 2011 là xu thế giảm điểm, và theo như phân tích về TTCK Việt Nam tại chương II, thì ngoài hai đợt thị trường tăng đáng chú ý vào cuối tháng 5 và giữa tháng 8, thị trường không có đợt tăng điểm nào bứt phá. Tác giả xác định có những giai đoạn tăng của thị trường chỉ kéo dài trong vài ngày, rõ ràng tại những giai đoạn như vậy thị trường không có thay đổi đáng kể xét theo nhiều khía cạnh. Tiếp đến, trong khâu phân nhóm cổ phiếu, tác giả đã không dựa hoàn toàn vào một tiêu chí nhất định mà tham khảo 3 tiêu chí khác nhau (danh sách phân ngành của Ủy ban Chứng khoán TP.HCM, website cafef.vn

và cophieu68.vn) rồi xây dựng nhóm theo quan điểm cá nhân. Việc phân nhóm chỉ mang tính chất tương đối, do nhiều công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau và các công ty cũng thay đổi lĩnh vực hoạt động chính theo thời gian. Tuy nhiên, việc phân nhóm lại có ảnh hưởng chặt chẽ đến việc xác định cổ phiếu dẫn dắt và bị dẫn dắt trong nhóm ngành. Kết quả nghiên cứu trong đề tài sẽ có ý nghĩa hơn nếu tác giả có thể xây dựng tiêu chí phân ngành hợp lý và xác định được mối quan hệ trong hoạt động của các công ty và các nhóm ngành.

Ngoài ra, tác giả không có điều kiện kiểm nghiệm các mô hình đo lường chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau, do thiếu thông tin về một số biến. Mẫu quan sát mà tác giả áp dụng tương đối nhỏ so với số cổ phiếu niêm yết trên toàn thị trường (180 mã cổ phiếu lọc ra từ 314 mã toàn thị trường), và trong đề tài tác giả chỉ xét tới các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch HOSE chứ không xét tới cổ phiếu thuộc sàn giao dịch HNX. Do đó nghiên cứu của tác giả chưa thể đưa ra cơ sở so sánh và đánh giá chính xác tình hình đối với sàn giao dịch HOSE nói riêng và cả TTCK Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w