PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢ
4.2.2. Mô hình hồi quy xét tới mức độ chi phí lựa chọn bất lợ
Các mã cổ phiếu trong mẫu có thể được phân làm hai nhóm: nhóm có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn mức trung bình của thị trường và nhóm có chi phí lựa chọn bất lợi thấp hơn mức trung bình thị trường. Giả thiết đặt ra ở đây là: liệu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chi phí lựa chọn bất lợi có thay đổi khi cổ phiếu có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn thị trường? Để kiểm định giả thiết này, tác giả áp dụng thủ tục biến giả đối với mô hình tổng thể ở trên. Biến giả được đưa vào là G_ASC, nhận giá trị 1 đối với cổ phiếu có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn mức trung bình thị trường, nhận giá trị 0 đối với những cổ phiếu còn lại. Mô hình hồi quy lúc này được viết lại thành:
ASC = (a0 + boG_ASC)+ (a1 + b1G_ASC)*LMVE + (a2 + b2G_ASC)*LPRI + (a3 + b3G_ASC)* LVAR + (a4 + b4G_ASC)*LVOL + (a5 + b5G_ASC)*LSR
Kết quả hồi quy (tác giả thống kê từ Phụ lục III)
Biến Hệ số P-value Biến Hệ số P-value G_ASC -0.14345 0.6372 C 1.239897 0 G_LSR 0.010037 0.7483 LMVE -0.02042 0.131 G_LMVE 0.012487 0.4372 LPRI*** 0.079412 0.0073 G_LPRI -0.021 0.5576 LSR -0.03397 0.1573 G_LVAR -0.01611 0.6662 LVAR*** 0.087594 0.007 G_LVOL -0.00252 0.8641 LVOL*** 0.038643 0.0025 R2 = 42.45%
Trong 11 biến độc lập của mô hình (không kể hệ số chặn), chỉ có 3 biến mang ý nghĩa thống kê là LPRI, LVAR và LVOL. Biến G_ASC không có ý nghĩa thống kê chứng tỏ không có sự khác biệt về chi phí lựa chọn bất lợi trung bình giữa hai nhóm. Mọi yếu tố khác đều tác động như nhau đến chi phí lựa chọn bất lợi của hai nhóm cổ phiếu. Dấu của các biến LPRI, LVAR và LVOL tương tự trường hợp mô hình hồi quy tổng thể. Hai biến LMVE và LSR mất ý nghĩa thống kê trong mô hình này.