Kết quả thực nghiệm và giải thích kết quả

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30)

3.2.3.1. Kết quả chi phí lựa chọn bất lợi của toàn thị trường

Theo các nghiên cứu của Ness và cộng sự (2001), mô hình hồi quy thành phần lựa chọn bất lợi không xét tới mức ý nghĩa hay độ tin cậy của các hệ số hồi quy (C0, C1, Z0, Z1) mà chỉ xem xét chỉ số thành phần chi phí lựa chọn bất lợi (ASC) thỏa điều kiện: 0<ASC<1.

Từ kết quả hồi qui của từng cổ phiếu, tác giả đã tính được thành phần chi phí lựa chọn bất lợi cho mỗi cổ phiếu trong mẫu quan sát theo như bảng dưới đây. Trong 180 cổ phiếu, chỉ 2 cổ phiếu có ASC lớn hơn 1 là HAG (thuộc Nhóm 6: Bất động sản) và DHA (thuộc Nhóm 13: Sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại), ngoài ra không có cổ phiếu nào có ASC âm. Như vậy chỉ có hơn 1% số cổ phiếu quan sát bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Tác giả thực hiện tính chỉ tiêu DASC (tỉ lệ giữa chi phí lựa chọn bất lợi so với giá trung bình trong năm 2011 của cổ phiếu) đối với những cổ phiếu có ASC < 1. Kết quả được trình bày như sau:

Bảng 3.4

Thống kê mô tả

Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát

ASC 0.81926 0.832 1.009 0.398 0.107116 180

0 < ASC < 1 0.81716 0.832 0.993 0.398 0.105853 178 DASC 0.036354 0.034 0.359 0.003 0.028267 178

(Tác giả thống kê từ Phụ lục I) Bảng trên cho thấy nếu không loại trừ số cổ phiếu có ASC lớn hơn 1 ra, chi phí lựa chọn bất lợi của thị trường chiếm trung bình 81.926 % khoảng biến thiên của giá giao dịch. Nếu loại trừ các quan sát có ASC lớn hơn 1, chi phí lựa chọn bất lợi trung bình của thị trường là 81.716%. Vì số quan sát bị loại khỏi mẫu rất nhỏ nên ngoài giá trị trung bình, chỉ tiêu thống kê mô tả còn lại là độ lệch chuẩn cũng thay đổi rất nhỏ. Kết quả chi phí lựa chọn bất lợi ở mức này là rất cao so với TTCK NYSE là 38.9% (Ness và cộng sự, 2001), tuy nhiên lại thấp hơn so với TTCK Việt

Nam vào thời điểm năm 2007 là 89.7% (Lê An Khang, 2008). Đối với chỉ tiêu DASC, trung bình thành phần chi phí lựa chọn bất lợi chiếm 3.63% của mức giá, cao gấp gần 4 lần so với thị trường NYSE (Ness và cộng sự, 2001) nhưng nhỏ hơn TTCK Việt Nam năm 2007 là 4% (Lê An Khang, 2008). Kết quả này phù hợp với diễn biến của TTCK Việt Nam, khi 2007 là giai đoạn tăng nóng cực đại của bong bóng đầu cơ còn 2011 thị trường vẫn trong xu thế giảm điểm dài hạn.

3.2.3.2 Kết quả chi phí lựa chọn bất lợi của từng nhóm ngành

Bảng dưới mô tả thành phần chi phí lựa chọn bất lợi trung bình của 16 nhóm ngành (đã loại bỏ 2 quan sát có ASC > 1)

Bảng 3.5

Hạng Nhóm ngành

Số Tên ngành

1 7 Khai thác khoáng sản 0.897

2 9

Sản xuất chế biến thực phẩm (thủy sản, mía đường, bánh kẹo,

sữa) 0.888

3 6 Bất động sản 0.862

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w