Định danh nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợ

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 36)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢ

4.1. Định danh nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợ

4.1.1. Biến và dữ liệu

Dựa trên mô hình nghiên cứu của Ness và cộng sự, thực trạng số liệu hiện có và khả năng thu thập số liệu, tác giả thực hiện định danh nhân tố với các biến sau:

INTGTA: tài sản vô hình chia cho tổng tài sản.

MB: giá trị thị trường và sổ sách.

MVE: giá trị thị trường của vốn cổ phần (tỷ đồng).

LEVG: nợ dài hạn từ một năm trở lên chia tổng tài sản.

VOL: số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình trong một ngày (1000 cổ

phiếu).

PRI: giá cổ phiếu trung bình một ngày (ngàn đồng).

VAR: phương sai suất sinh lợi hàng ngày của cổ phiếu.

SIGR: độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hàng ngày của cổ phiếu

SIGVOL: độ lệch chuẩn của số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày

VAR/PRI: tỉ lệ giữa độ giao động giá so với mức giá trung bình

VOL/MVE: tỉ lệ giữa khối lượng giao dịch trung bình và giá trị thị trường

công ty

PB_IPO: hệ số P/B vào thời điểm IPO của công ty

PP30: PP30 = P/Ptb30 trong đó P là giá thị trường của cổ phiếu khi IPO,

Ptb30 là giá thị trường trung bình của cổ phiếu trong 30 ngày sau IPO.

SIGR_ROE: SIGR_ROE = SIGR*(256^0.5)/ROE trong đó SIGR là độ lệch

chuẩn của suất sinh lời theo ngày của cổ phiếu, ROE là thu nhập trên vốn cổ phần trong năm 2011

RROE: RROE = R/(ROE/256) trong đó R là suất sinh lợi theo ngày trung

bình của cổ phiếu trong năm 2011, ROE là thu nhâp trên vốn cổ phần của công ty năm 2011.

Rm11/ROEm: là tỷ lệ giữa giá trị suất sinh lợi theo ngày cao nhất của cổ

phiếu trong năm 2011, ROEm là giá trị ROE cao nhất mà công ty đạt được kể từ khi IPO.

Các dữ liệu đều được tác giả thu thập qua bản cân đối kế toán, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty trên trang web cophieu68.com và cafef.vn. Dữ liệu được trích lọc và xử lý trên phần mềm Excel, Eviews 4.0 và SPSS 10.0.

Từ mẫu dữ liệu gồm 180 cổ phiếu ban đầu, tác giả loại bỏ hai mã cổ phiếu có chi phí lựa chọn bất lợi lớn hơn 1 (HAG và DHA), mã cổ phiếu của các quỹ đầu tư (PRUBF1, MAFPF1, VFMVF1, VFMVF4) do các quỹ này có cơ cấu tài sản đặc biệt (không có thông tin về tài sản vô hình, nợ dài hạn,…), và 20 mã cổ phiếu của các công ty có ROE âm trong năm 2011. Kết quả, mẫu dữ liệu được chọn cho mô hình hồi quy còn 153 mã cổ phiếu.

Dựa trên các kết quả về chi phí lựa chọn bất lợi ở chương III, tác giả liệt kê các cổ phiếu có quan sát thuộc biến G_ASC và G_DD có giá trị bằng 1 tại bảng sau.

Bảng 4.1

G_ASC = 1/Mã cổ phiếu có ASC cao hơn mức trung bình thị trường

ACL CMG DTA HRC LBM PIT PXT TCL VCB

AGF CMT EIB HTI LGL PJT RAL TCR VFC

ANV CNT FMC HTV MCG PNJ REE TDH VMD

APC CSM GMD ITA MCP POM SBA TIE VNA

ASM CTD HAI KDC OGC PPC SBC TKC VNM

BCE CTG HAS KDH OPC PVD SFI TLH VRC

BCI DIC HBC KHA PET PVF SHI TNC VSC

BT6 DPM HCM KSS PGC PVT SRC TSC VSH BVH DPR HDC KTB PGD PXI SSC TYA VST CDC DQC HQC L10 PHR PXL SSI UIC VTB VTO Bảng 4.2 G_DD = 1/ Cổ phiếu dẫn dắt nhóm ngành BT6 CTG DXG GTT KMR MCG RAL SSC TS4

CII CTI FPT HTV KSS MTG SMA TLH VMD

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w