Nhóm giải pháp về giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Quản trị Marketing trong kinh doanh xe máy Suzuki tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Cường (Trang 32)

Một trong những quyết định quan trọng và phức tạp mà nhà quản trị marketing phải làm đó là quyết định giá bán hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu những người tiêu dùng nhận ra rằng giá hơi cao, họ có thể chuyển sang mua những nhãn hiệu cạnh tranh hay những hàng hóa thay thế, dẫn đến những giảm sút về khối lượng bán và lợi nhuận của công ty. Mặt khác, nếu giá quá thấp, khối lượng bán có thể tăng lên nhưng khả năng lợi nhuận sẽ giảm hơn so với mong đợi.

Hiện tại, chính sách giá của Đức Cường tỏ ra khá hợp lý với định vị “Sản phẩm xe máy Suzuki rẻ nhất thị trường”. Mức giá của Đức Cường đưa ra là tương đương với mức giá đề nghị của nhà cung cấp Suzuki, mặt khác lại thấp hơn so với giá của những nhà phân phối khác. Chiến lược giá này của Đức Cường một mặt vừa làm hài lòng nhà cung cấp cũng như thỏa mãn được đa số khách hàng, mặt khác cũng vẫn đem lại lợi nhuận cho Đức Cường.

Tuy nhiên, giá rẻ thôi không thể mang tới quá nhiều sự khác biệt. Sản phẩm của Suzuki Đức Cường chắc chắn không thể rẻ như các sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc. Đức Cường cần tạo ra sự khác biệt dựa mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và lợi ích khách hàng nhận được.

Trong thời gian tới, để phù hợp với định vị cao của Đức Cường, nhắm tới nhóm khách hàng “nghiền” xe và chơi xe, có thu nhập khá trở lên, Đức Cường nên thực hiện chiến lược giá hớt váng. Chiến lược giá “hớt váng sữa” hay còn gọi là chiến lược giá lướt nhanh có nội dung là người bán đặt ra giá bán ban đầu tương đối cao cho những sản phẩm mới để khai thác nhu cầu của nhóm khách hàng có sức mua cao, nhằm nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận ngay. Sau khi khai thác hết nhóm khách hàng này, doanh nghiệp giảm dần giá xuống để khai thác những nhóm khách hàng có sức mua thấp hơn. Đây được coi là chiến lược phù hợp với loại hình sản phẩm xe máy thể thao dựa trên công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu phát triển nhiều, phân phối chọn lọc. Trong giai đoạn sau của chu kỳ sống, khi xuất hiện sự cạnh tranh và những yếu tố khác của thị trường thay đổi, giá cả dần được hạ thấp xuống.

Chiến lược “hớt váng sữa” có những đặc điểm rất phù hợp với loại hình sản phẩm kinh doanh của Đức Cường. Trong thời gian đầu, độ “hot”- hấp dẫn của sản phẩm đối với nhóm khách hàng “nghiền” xe, mê xe và thậm chí cả nhóm chơi xe sẽ khiến họ bỏ qua rào cản về giá. Đến khi độ hấp dẫn của sản phẩm đã giảm, Giảm giá sẽ giúp Đức Cường tiếp cận được đến những nhóm khách hàng tiếp theo, có nhu cầu và sức mua thấp hơn. Chiến lược giá “hớt váng” được coi là phù hợp với Đức Cường trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Quản trị Marketing trong kinh doanh xe máy Suzuki tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Cường (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w