Thứ nhất, nguyên nhân khách quan của việc công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn là do tình hình thế giới và trong nước trong những năm qua. Khủng hoảng kinh tế làm nhiều công ty phá sản hoặc hạn chế quy mô sản xuất. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư,cũng như các đối tác liên doanh liên kết. Cuối năm 2007 ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng “thắt chặt” tiền tệ để rút mạnh tiền gửi lưu thông về, giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, Công ty đã gặp phải khó khăn khi huy động vốn bằng hình thức tín dụng ngân hàng. Tuy vậy, không thể không xét đến nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính doanh nghiệp. Đó chính là sự yếu kém trong công tác lập kế hoạch chi tiết cho công tác huy động vốn. Công ty chưa thật sự nghiên cứu kỹ lưỡng những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình huy động vốn, chưa có những phương án, kế hoạch huy động vốn rõ ràng.
Thứ hai, do chất lượng của công tác dự báo cung cầu thị trường còn chưa cao nên khối lượng hàng tồn trữ trong kho hàng năm duy trì không ổn định. Tình trạng này nêu không được xem xét thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhàn rỗi nhà kho hoặc không đủ kho để chứa và kết quả cuối cùng là đều làm tăng chi phí nhà kho bến bãi.
Thứ ba, do nguồn kinh phí đầu tư quảng cáo còn hạn chế, cũng như là hình thức, cách thức quảng cáo tiếp thị chưa cao, chưa đánh vào tâm lý khách hàng và chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt nên Công ty còn gặp có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng.
Thứ tư, do chất lượng cán bộ chuyên môn về công tác dự án còn chưa đủ năng lực,kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ. Việc cán bộ dự án làm việc không thực sự hiệu quả đã dẫn đến rất nhiều khó khăn trong các công việc sau này. Vì thế nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ chuyên môn là rất cần thiết.
Thứ năm, đối với các phần mềm phục vụ quá trình quản lý. Ban lãnh đạo công ty chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Có hai nguyên nhân chính đó là, thứ nhất nguồn vốn công ty trong giai đoạn vừa qua giành hầu hết cho đầu tư phát triển và các nguồn cần thiết hơn nên lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Thứ hai, việc đổi mới các phần mềm đồng nghĩa với việc phải nâng cấp hệ thống máy tính và trình độ tin học của đội ngũ cán bộ văn phòng. Đây là công việc đòi hỏi thời gian,không thể một sớm một chiều giải quyết được.
Thứ sáu, việc mở rộng mối quan hệ đối với các cơ quan,đoàn thể trong khu vực của công ty còn yếu. Hiện nay các mối quan hệ có ý nghĩa lớn trong việc kinh doanh. Ngoài duy trì tốt các mối quan hệ với bạn hàng cũ, công ty cần quan tâm hơn đến các khách hàng tiềm năng cũng như các cơ quan chuyên môn trên
CHƯƠNG II
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
BIRZ ĐẾN NĂM 2020
2.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TỪ NAY
ĐẾN 2020
2.1.1.Mục tiêu của Công ty từ nay đến 2020
2.1.1.1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp đặt ra là mức lợi nhuận thu được. Chỉ khi tạo ra được lợi nhuận thì mới có tái sản xuất mở rộng, trang thiết bị máy móc mới, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động đồng thời chiếm lĩnh được thị phần. Lợi nhuận luôn là mục tiêu to lớn và hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty TNHH Birz đã đưa ra kế hoạch tổng quát là luôn duy trì mức tăng trưởng cơ cấu vốn cho hoạt động đầu tư phát triển ở mức khá, đảm bảo cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay ở mức độ hợp lý.
- Mục tiêu tiếp theo đó là mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường, và có khả năng cạnh tranh cao với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực trong địa bàn nói riêng và trong cả nước nói chung.
- Bên cạnh đó, Công ty có mục tiêu tìm kiếm đối tác tin cậy để liên doanh, liên kết nhằm nâng cao cả thế và lực cho công ty.
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Từ nay đến 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn Birz luôn phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển trên 7%. Đây là mục tiêu rất cụ thể, và rất khả thi, cũng là cách để Công ty thể hiện sự lớn mạnh của mình và vị thế trên thị trường. Cùng với mục tiêu này, Công ty TNHH Birz đã đưa ra kế hoạch sẽ giảm 50% nguồn
vốn vay ngân hàng trong tổng số nợ phải trả, từ đó tăng lợi nhuận tái đầu tư cho Công ty.
Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020 Công ty đặt ra mức tăng trưởng bình quân là 7,5% tổng doanh thu/ năm. Tuy nhiên, nếu có những điều kiện thuận lợi thì mục tiêu này mới có thể đạt được.
2.1.2. Định hướng đầu tư của Công ty từ nay đến 2015
2.1.2.1. Định hướng phát triển
Triết lý của Birz đơn giản là " Chúng tôi cung cấp các sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất cho khách hàng". Do đó, định hướng của công ty hướng tới đó chính là sản phẩm và chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Thứ nhất, đối với sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm là một trong những định hướng sản phẩm của công ty. Mức độ đa dạng hoá sản phẩm thể hiện ở danh mục các sản phẩm của công ty. Đó là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và vật liệu được đưa ra để bán. Để có thể theo kịp nhu cầu thị trường, bên cạnh việc duy trì và cải tiến các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Một chiết lý đó là “ Chúng ta không thể bán thứ chúng ta có mà chúng ta phải bán cái mà khách hàng cần” đang được công ty áp dụng. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh, khi mà nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
Đi đôi với đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong nền kinh tế, công ty thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm dịch vụ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp rất khó giữ
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế lỹ thuật hoặc là khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Khi thị trường ngày càng phát triển thì việc caỉ thiện chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp. Khi người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm thì vấn đề giá cả cũng quan trọng nhưng khi đã sử dụng thì vấn đề chất lượng sẽ làm khách hàng ấn tượng nhất. Vì vậy cải thiện chất lượng là điều tất yếu. Mặt khác cung cấp sản phẩm tốt còn giúp Công ty hội nhập tốt hơn với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, vươn tới thị trường xa hơn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Giá bán sản phẩm
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của nó. Đồng thời nó còn là công cụ linh hoạt nhất mềm dẻo nhất, mềm dẻo nhất trong cạnh tranh. Do đó, công ty luôn có định hưởng xây dựng 1 hệ thống giá cả sản phẩm hợp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được hình thành thông qua thoả thuận giữa người bán và người mua. Nó đóng vai trò khá quan trọng quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Một hệ thống giá cả hợp lý sẽ được khách hàng chấp nhận nếu nó gắn liền với chất lượng sản phẩm . Tuy nhiên, giá cả phải đi liền với khả năng tối đa hoá lợi nhuận của Công ty, Công ty không thể chạy theo việc tối thiểu hoá giá bán để cung cấp sản phẩm kém chất lượng. Do đó, bài toán về giá cả cạnh tranh cũng là một vấn đề Công ty cần quan tâm xem xét.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh của công ty, đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Do đó, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm của Công ty thể hiện ở hai mặt:
Trước hết Công ty lựa chọn được các kênh phân phối, tiếp cận khách hàng. Cần chú ý đến các nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm hiện đại với các cách thức khuyến mại, dùng thử sản phẩm…..Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu hàng tồn kho đòi hỏi cần tính toán nhiều yếu tố, phải mất thời gian và chi phí. Bù lại, doanh nghiệp có một nền móng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần của doanh nghiệp. Cùng với đó, định hướng của công ty cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng như quảng cáo khuyến mại, ưu đãi đối với khách hàng.
2.1.2.2.Định hướng đầu tư của công ty TNHH Birz đến 2020
Đầu tư phát triển đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Việc xác định đúng đắn chiến lược đầu tư phát triển là một yếu tố tiên quyết trong việc đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Xuất phát từ tình hình thực tế, từ những bài học thành công cũng như chưa thành công và những thách thức mới trong lĩnh vực đầu tư và căn cứ vào xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới cũng như năng lực bản thân, Công TNHH Birz đã xác định cho mình phương hướng đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và huy động tối đa mọi nguồn lực trong Công ty, thực hiện rộng rãi chủ trương tiết kiệm, tránh thất thoát lãng phí để dành vốn cho đầu tư phát triển.
- Đầu tư gắn chặt với sự phát triển của thị trường và sự tăng trưởng của Công ty.
- Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư để duy trì một cơ cấu đầu tư hợp lý theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra nhiều lợi thế trong hội nhập
- Xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn gắn với chiến lược phát triển thị trường và kế hoạch phát triển của Công ty.
2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BIRZ ĐẾN NĂM 2020
2.2.1. Giải pháp chung để tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty
2.2.1.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch đầu tư
Kế hoạch hoá đầu tư là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình đầu tư, cũng là cơ sở để tiến hành đầu tư. Kế hoạch hoá đầu tư lập trên cơ sở chương trình và dự án được duyệt phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty TNHH Birz đồng thời phản ánh tất cả các nguồn vốn đầu tư trong các lĩnh vực đầu tư. Kế hoạch đầu tư bao gồm: kế hoạch quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án; kế hoạch thực hiện dự án.
Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư Công ty TNHH Birz cần khẩn trương đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư theo hướng lập kế hoạch đầu tư dài hạn và lập kế hoạch đầu tư hàng năm. Tiến hành điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Rà soát lại mục tiêu đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu vốn của từng dự án bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả. Lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả đi đôi với tập trung vốn cho những dự án và mục tiêu quan trọng.
2.2.1.2. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý
Hiện nay, tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Birz công tác quản lý đầu tư chủ yếu đi vào khâu cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành. Việc kiểm tra theo kiểu này rất thụ động, không kinh tế và nhất là không phù hợp với các xu thế chung trong lĩnh vực quản lý chất lượng của khu vực và thế giới.
Để khắc phục tình trạng này, Công sẽ từng bước đổi mới trong cả cách nghĩ và cách làm, phải coi chất lượng sản phẩm là bộ phận cộng sự trong quản lý chất lượng
đầu tư của Công ty. Đó cũng chính là mục tiêu phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn Birz từ nay đến 2020.
Để khắc phục được sự thiếu đồng bộ của các thiết bị công nghệ, Công ty có kế hoạch đánh giá lại toàn bộ các máy móc thiết bị có, xác định những khâu cần phải tiến hành đầu tư mới, đâu tư chiều sâu để liên kế hoạch kịp thời, tránh đầu tư tràn lan, không có trọng điểm gây lãng phí. Bên cạnh đó, Công ty sẽ mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm mới, nghiên cứu thiết kế sản phẩm hợp thời trang, bền đẹp… để tấn công vào thị trường nội địa vì thị trường này có rất nhiều tiềm năng trong khi vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức.
Trước khi tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, Công ty sẽ cố gắng tích cực tìm hiểu thông tin về các đối tác cung cấp công nghệ, tìm hiểu giá cả để tránh mua phải các dây chuyền lạc hậu, vừa mất tiền lại vừa chất lượng kém. Đầu tư có trọng điểm sẽ tạo ra lợi thế của doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn, phát triển sản xuất sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh… từ đó khẳng định được thương hiệu của Công ty trên thương trường.
Bộ phận quản lý trong công ty không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn nhân lực của công ty, nhưng bộ phận này lại có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch địch và xây dựng các chính sách đầu tư toàn diện, đúng hướng, nâng cao hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển tại công ty không thể không chú ý đến nội dung này