Dựa trên các kết quả của hoạt động thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường cung cầu mà công ty đã thực hiện đã đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả đầu tư phát triển hàng tồn trữ của công ty. Mức độ hàng tồn trữ của công ty luôn nằm ở mức an toàn và hợp lý. Đó chính là việc duy trì mức độ hàng tồn trữ không ở mức quá cao so với nhu cầu thị trường. Việc dự báo khá chính xác và gần sát với nhu cầu thị trường về hàng hoá, dịch vụ của công ty trong những năm qua đã giúp công ty giảm bớt được các chi phí liên quan đến chi phí nhà kho, bến bãi, chi phí quản lý, bào quản…Bên cạnh đó, công ty cũng không để tình trạng dữ trữ hàng quá ít. Bởi thị trường luôn luôn biến động lên xuống. Trong trường hợp có sự gia tăng nhu cầu đột biến về sản phẩm, dịch vụ của công ty như năm 2009, công ty đã
có đủ lượng hàng cung cấp cho khách hàng. Điều này cũng góp phần tạo được sự hài lòng và niềm tin đối với khách hàng của công ty. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.12: Đầu tư hàng tồn trữ công ty giai đoạn 2008- 2011 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Đầu tư hàng tồn trữ 10.745,535 12.349,956 13.155,134 13.534,481 Lượng tăng
(giảm) tuyệt đối - 1.604,421 765,178 379,347
Tốc độ tăng(%) - 114,93 106,2 102,88
Nguồn: Phòng kế toán Thứ nhất, Xét về quy mô:Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động đầu tư cho hàng tồn trữ luôn giữ ở mức cao và có tốc độ tăng tương đối mạnh. Nếu như năm 2008 chỉ là 10.745,535 triệu đồng thì đến 2010 con số này đã lên tới 12.349,956 triệu đồng, tức là tăng gần 1,2 lần. Cụ thể, vốn đầu tư hàng tồn trữ năm 2009 so với 2008 đã tăng 1.604,421 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 114,93%, năm 2010 tăng so với 2009 là 765,178 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 6,2%, năm 2011 so với 2010 là 379,347 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 02,88%.