3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 71)

- Đối với ngân hàng: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm CVTD góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng.

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

- Hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ NH. Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động NH do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng và NH.

- Phải có sự đầu tư hợp lý giữa các khu vực kinh tế (đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa), khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khu vực có nhiều hạn chế nhằm tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

- Nhà nước cần chỉnh sửa và có quy định cụ thể về định giá đất đai để làm căn cứ cho việc định giá TSĐB của NH. Đồng thời có cơ sở pháp lý khi xử lý thu nợ và giải quyết rủi ro, nhằm khắc phục tình trạng lợi dụng, móc ngoặc trong lĩnh vực này.

- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý các cấp để tạo điều kiện cho NH có thông tin một cách đầy đủ chính xác để ra quyết định cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho NH.

3.3.2.Kiến nghị với NHNN:

- NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp quy đối với hoạt động CVTD. Để hoạt động CVTD phát triển và các NHTM dễ dàng trong việc thực hiện nghiệp vụ CVTD, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trong đó quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ CVTD, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ khuyến khích đối với CVTD, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ bảo vệ quyền lợi cho cả NH và khách hàng. Đồng thời tạo sự chủ động hơn nữa của NH trong phát triển CVTD, giải quyết nợ quá hạn để tăng hiệu quả hoạt động của NH.

- NHNN cần hoạch định chiến lược phát triển chung về CVTD cho các NHTM. NHNN đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ CVTD nhằm tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM trong cả nước. Hơn nữa, với mục đích chung là hoạt động CVTD phát triển, NHNN cần phối hợp hoạt động đồng bộ giữa các NHTM, tạo điều kiện cùng nhau phát triển. Việc này đòi hỏi phải tăng cường hợp tác và trao đổi giữa các NH. Vì vậy, NHNN cần tổ chức các cuộc hội thảo bàn bạc giữa các đại diện của NHTM và cơ quan có liên quan nhằm đưa ra định hướng phát

- Hoàn thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, cung cấp các thông tin cập nhật, chính xác về hoạt động tín dụng, cũng như nghiên cứu những diễn biến trên thị trường tài chính-ngân hàng, từ đó đưa ra các dự báo chính xác nhằm hỗ trợ hiệu quả hoạt động CVTD của các NHTM.

- Thành lập cơ quan thanh tra, giám sát NH, thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về NH nhằm đảm bảo cho các NH hoạt động theo đúng quy luật thị trường và có sự chủ động trong hoạt động kinh doanh.

3.3.3.Kiến nghị với NH ĐT&PT Việt Nam:

- Nâng cao công tác huy động vốn, tăng vốn điều lệ, nhằm tăng quy mô, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động CVTD :

Để có thể mở rộng CVTD thì một trong những yếu tố quan trọng tiên quyết đó là ‘vốn’. Vì nếu như nguồn vốn huy động nhiều đi kèm với chi phí huy động thấp sẽ tạo điều kiện cho NH đẩy mạnh hoạt động CVTD một cách nhanh chóng hơn vì vừa giải quyết được tình trạng dư thừa vốn khả dụng vừa đem lại nguồn thu lớn cho NH, đồng thời, phân tán rủi ro. NH cần đề ra các giải pháp huy động vốn trong xã hội, đặc biệt chú trọng huy động nguồn vốn trung, dài hạn. Mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài để tranh thủ các nguồn vốn như tài trợ, đầu tư, ủy thác … của các cá nhân, tổ chức. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn như phát hành giấy tờ có giá, phát triển các hình thức tiết kiệm mới, lãi suất huy động linh hoạt, các hình thức khuyến mãi, phù hợp để có thể đẩy mạnh công tác huy động vốn hỗ trợ cho hoạt động CVTD.

Như chúng ta đã biết, trong hoạt động của các NHTM thì vốn điều lệ không chỉ là yếu tố cơ bản quyết định rủi ro của NH, mà còn nói lên khả năng tài chính hay khả năng mở rộng hoạt động của NH. Vì vậy, việc tăng nguồn vốn là cần thiết, có thể thực hiện theo các cách sau :

Phát triển vốn từ bên trong : Phương pháp này có ưu điểm là giúp NH không phụ thuộc vào thị trường vốn và nhờ đó tránh được chi phí huy động vốn, ngoài ra còn giúp cho cổ đông NH tránh được tình trạng loãng quyền sở hữu. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là nguồn vốn bổ sung bị đánh thuế, nên chi phí sử dụng cao.

chủ yếu thu hút được vốn bằng các hình thức : Huy động vốn tiền gửi, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Các hình thức huy động này đã không còn tạo nên nền tảng vốn vững chắc cho NH mà còn đe dọa đến khả năng chi trả của NH khi thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Từ đó, NH cần phải đưa ra các giải pháp nhằm thu hút được vốn dưới dạng phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm bổ sung cho số vốn điều lệ của mình. Khi quyết định phát hành cổ phiếu có thể dưới hình thức cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi. Đòi hỏi NH cần phải đánh giá được các yếu tố như : Mức độ sẵn có của nguồn vốn bên ngoài, nhu cầu phát triển của NH, tâm lý của công chúng, tình hình kinh tế trong và ngoài nước cũng như các hiệu ứng tài chính dài hạn.

- Đề nghị hỗ trợ chi nhánh trong công tác mở rộng quy mô, tăng doanh số từ hoạt động kinh doanh dịch vụ qua việc đào tạo, hỗ trợ chi nhánh phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới.

- Đề nghị hỗ trợ chi nhánh về việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn hấp dẫn hơn nữa mới thu hút được khách hàng.

KẾT LUẬN

Mặc dù hoạt động CVTD mới phát triển trong những năm gần đây nhưng nó đã khẳng định được vai trò tích cực của mình không chỉ đối với NH, người tiêu dùng mà còn cả đối với nền kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu dùng đối với NH nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. NHĐT&PT Thăng Long cũng như các NHTM khác, trong những năm gần đây đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động CVTD, khẳng định vị trí là NH có chất lượng phục vụ hàng đầu, bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào thành tích chung của hệ thống NH.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, NHĐT&PT Thăng Long còn gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh CVTD xuất phát từ nội bộ NH cũng như từ môi trường kinh doanh. Trong xu thế hội nhập mở cửa nền kinh tế cùng với sự phát triển của xã hội về mọi mặt thì CVTD là một xu thế tất yếu trong hoạt động NH, điều này đã được kiểm chứng tại các nước phát triển. Vì vây, việc đưa ra và thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng CVTD là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay tại NHĐT&PT Thăng Long. Được sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa ngân hàng và sự chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm từ phía các cán bộ tín dụng của Phòng giao dịch số 3 thuộc NHĐT&PT Thăng Long, em đã đi vào phân tích và nêu ra các mặt tốt cũng như các mặt còn hạn chế trong hoạt động CVTD tại NHĐT&PT Thăng Long, từ đó mạnh dạn đưa ra những giải pháp với mong muốn hoạt động này ngày càng được mở rộng tại NH, giúp ích được phần nào cho NH và cho những người có nhu cầu vay vốn tiêu dùng.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô và các cán bộ NHĐT&PT Thăng Long để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2010.

Sinh viên

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w