Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại BIDV Thăng Long

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 45)

- Đối với ngân hàng: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm CVTD góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng.

Theo dõi, kiểm tra khách hàng và

2.2.5.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại BIDV Thăng Long

Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Thành phần kinh tế

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%)

nợ (%) nợ (%) DNNN 458 25,98 448 19,98 366 16 -10 -2 -82 -18,3 DNQD 1113 63,13 1533 68,38 1667 72,86 420 3,77 134 8,74 nhân 192 10,89 261 11,64 255 11,14 69 3,6 -6 -2,3 CVTD 145,09 8,23 195,42 8,72 206,21 9,01 50,33 3,47 10,79 5,52 Tổng cộng 1763 100 2242 100 2288 100 479 2,72 46 2,05

(Nguồn Báo cáo tổng kết BIDV Thăng Long 2007-2009)

Bảng 2.3 cho thấy: Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của chi nhánh chiếm một tỷ trọng rất lớn trong các năm và liên tục tăng về số tuyệt đối và tương đối. Tỷ trọng trên tổng dư nợ qua các năm lần lượt là 63,13%; 68,38%; 72,86%. Nếu như năm 2007 dư nợ cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1113 tỷ đồng thì đến năm 2008 tăng 420 tỷ tương ứng với 3,77%. Đến năm 2009 lại tăng so với năm 2008, 134 tỷ tương ứng với mức tăng 8,74%. Nguyên nhân là do định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2007-2009 là chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, giữ ổn định tiền tệ, ổn định các cơ cấu vĩ mô. Cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Năm 2008 giảm 10 tỷ so với năm 2007, tương ứng với mức giảm 2%. Đến năm 2009 mức cho vay đối với doanh nghiệp nhà

khác, mức tỷ trọng dư nợ cho vay của các doanh nghiệp nhà nước qua các năm lần lượt là 25,98%; 19,98%; 16%. Tỷ trọng của cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh trên tổng dư nợ nhỏ là do quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước càng ngày diễn ra nhanh chóng, đồng thời do chi nhánh đã có bước chuyển mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng.

Cho vay đối với đối tượng tư nhân (trong đó có CVTD) ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối tuy nhiên không ổn định. Tỷ trọng cho vay đối với loại hình này không tăng nhiều từ năm 2007 sang 2008 tăng 69 tỷ đồng, tương ứng với 35,94%. Bước sang năm 2009, dư nợ cho vay của khu vực này không những không tăng mà còn giảm 6 tỷ, tương ứng giảm 2,3% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng dư nợ đối với đối tượng tư nhân là do việc phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện ngày càng được chú trọng, nhu cầu vốn để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất ngày càng gia tăng về quy mô. Tuy nhiên do chi nhánh chưa triển khai kịp thời và hiệu quả các biện pháp cần thiết để thu hút khách hàng tư nhân tăng không ổn định, đặc biệt năm 2009 có giảm nhẹ cả về dư nợ và tỷ trọng trong tổng dư nợ.

Dư nợ CVTD qua các năm đều tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2007 dư nợ CVTD là 145,09 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng thêm 50,33 tỷ đồng (tương ứng tăng 34,69%) đạt 195,42 tỷ đồng, năm 2009 tăng thêm 10,79 tỷ đồng (tương ứng tăng 5,52%) đạt 206,21 tỷ đồng. Năm 2008 dư nợ CVTD tăng cũng khá nhanh tuy nhiên đến năm 2009 thì lại tăng chậm lại, chi nhánh đã bắt đầu hướng đến loại hình CVTD tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm nhưng tăng chưa cao, chưa có sự chuyển biến đặc biệt, năm 2007 tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ tăng lên 8,23%, đến năm 2008 tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ tăng lên đến 8,72% tăng 34,69% so với năm 2007 và đến năm 2009, tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ cho vay đạt 9,01% tăng 5,52% so với năm 2008. Đây là kết quả của chính sách thông thoáng hơn trong CVTD, cùng với việc mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hệ thống thanh toán tự động, thanh toán qua thẻ,các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, việc lạm phát tăng cao, khó khăn trong thanh khoản và nhiều biện pháp thắt chặt tín dụng trong năm 2008 đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng CVTD theo dự kiến của chi nhánh. Dư nợ CVTD trong các năm đều tăng cả về số tuyệt đối và tương đối nhưng so với tổng dư nợ cho vay vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ, mức cao nhất là năm

2009 cũng chỉ đạt 9,01% trên tổng dư nợ tín dụng. Điều này thể hiện một hạn chế tương đối lớn của chi nhánh trong việc khai thác tiềm năng CVTD trên địa bàn.

♦ Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm CVTD:

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Sản phẩm CVTD

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

nợ % nợ % Cho vay mua nhà 119,55 82,4 160,18 82 157,28 76,3 40,63 34 -2,9 -1,81 Cho vay CBCNV 11,9 8,2 16,83 8,6 22,44 10,9 4,93 41,43 5,61 33,33 Cho vay mua ô tô 1,6 1,1 2,23 1,1 5,21 2,5 0,63 39,38 2,98 133,6 Cho vay thấu chi 3,05 2,1 4,19 2,2 4,48 2,2 1,14 37,38 0,29 6,92 Cho vay kinh doanh 5,22 3,6 7,23 3,7 8,7 4,2 2,01 38,51 1,47 20,33 Cho vay khác 3,77 2,6 4,76 2,4 8,1 3,9 0,99 26,26 3,34 70,17 Tổng dư nợ CVTD 145,09 100 195,42 100 206,21 100 50,33 34,69 10,79 5,52

(Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay tiêu dùng-BIDV Thăng Long)

Bảng 2.4 cho thấy: dư nợ của các loại sản phẩm cho vay của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2007 là năm mà chi nhánh đã phát triển về sản phẩm CVTD

phát triển sản phẩm của chi nhánh thực sự chưa hiệu quả cũng như chiến lược của chi nhánh giai đoạn 2007-2009 chưa tập trung vào CVTD nên dư nợ của các năm có tăng nhưng không cao,chưa xứng tầm với vị thế của chi nhánh trên địa bàn huyện.

Đây là hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số CVTD của BIDV (>76%). Nguyên nhân là giá nhà đất đắt hơn nhiều so với giá các đồ dùng và chi tiêu khác. Hơn nữa những năm trở lại đây, rất nhiều người đổ xô ra thành thị lập nghiệp, học hành … từ đó nhu cầu về nhà đất lại càng đắt hơn khiến giá nhà đất leo thang. Bên cạnh đó là quá trình đô thị hóa các khu dân cư, nhà trung cư cao tầng được xây dựng khắp nơi và được bán với giá cả phải chăng, dẫn đến nhiều người dân đang sống ở khu tập thể xuống cấp hoặc đang thuê nhà thì nay, sau khi tích lũy được một số tiền nhất định, họ sẽ vay thêm Ngân hàng để mua căn hộ chung cư cải thiện đời sống. Hay có rất nhiều những ngôi nhà xây rất lâu hay diện tích quá hẹp vì vậy muốn sửa chữa, xây thêm cũng là một nhu cầu của nhiều hộ gia đình. Khi số tiền chưa tích lũy được thì giải pháp đi vay Ngân hàng cũng là một lựa chọn tốt. Những lý do như vậy đã dẫn đến dư nợ cho vay mua và sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động CVTD của BIDV.

Cho vay mua nhà tăng, giảm qua các năm không được ổn định cả về số tuyệt đối và số tương đối, năm 2007 dư nợ cho vay mua nhà là 119,55 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng thêm 40,63 tỷ đồng (tương ứng tăng 34%) đạt 160,18 tỷ đồng, năm 2009 giảm 2,9 tỷ đồng (tương ứng giảm 1,81%) còn 157,28 tỷ đồng. Dư nợ sản phẩm này trong năm 2008 tăng khá cao do mức sống của người dân tăng, nhu cầu về nhà ở của người dân địa bàn huyện tăng lên, đến năm 2009 dư nợ cho vay mua nhà có giảm nhưng không đáng kể do giai đoạn cuối năm 2008 đến năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu khiến người dân cũng thắt chặt chi tiêu hơn cùng với việc chi nhánh có những chính sách hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản nên loại hình cho vay này tăng trưởng không cao.

Cho vay CBCNV tăng đều theo các năm nhưng không tăng cao, năm 2007 dư nợ cho vay CBCNV là 11,9 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng thêm 4,93 tỷ đồng (tương ứng tăng 41,43 %) đạt 16,83 tỷ đồng. Tuy năm 2008 dư nợ cho vay CBCNV tăng cao về số tương đối nhưng tỷ lệ này không nói lên nhiều điều vì dư nợ cho vay CBCNV không cao, thực tế số tuyệt đối dư nợ cho vay CBCNV chỉ tăng 4,93 tỷ đồng. Năm 2009 tăng thêm 5,61 tỷ đồng (tương ứng tăng 33,33%) đạt 22,44 tỷ đồng, tương tự như năm 2008 dư nợ cho vay CBCNV cũng tăng và tăng nhiều hơn

so với năm 2008 nhưng số tuyệt đối cũng tăng nhưng chưa cao dù số tương đối vẫn tăng cao.

Cho vay mua ô tô tăng qua các năm và tăng khá mạnh năm 2009. Năm 2007 dư nợ cho vay mua ô tô là 1,6 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng thêm 0,63 tỷ đồng (tương ứng tăng 39,38%) đạt 2,23 tỷ đồng. Có thể thấy năm 2008 dư nợ cho vay mua ô tô có số tương đối tăng khá cao nhưng thực tế thì số tuyệt đối tăng không đáng kể, chỉ tăng 0,63 tỷ đồng đó là do số dư nợ của sản phẩm này còn ở mức thấp do người tiêu dùng chưa có nhu cầu về mua ô tô. Đến năm 2009, dư nợ cho vay mua ô tô tăng đột biến, tăng thêm 2,98 tỷ đồng (tương ứng tăng 133,63%) đạt 5,21 tỷ đồng, tuy về số tuyệt đối tăng như vậy chưa phải là cao nhưng đây cũng là một bước đột phá của dư nợ cho vay mua ô tô trong việc tăng số tương đối đến 133,63%, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy là do năm 2009 thị trường ô tô phát triển khá tốt, đồng thời xuất hiện thêm nhiều dòng xe giá rẻ và xe tiết kiệm nhiên liệu mới nên nhu cầu mua xe của người dân tăng cao một cách đột ngột.

Cho vay thấu chi là sản phẩm ít biến động nhất qua các năm, mặc dù có tăng lên nhưng lượng tăng không cao. Năm 2007 dư nợ cho vay thấu chi là 3,05 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng thêm 1,14 tỷ đồng (tương ứng tăng 37,38%) đạt 4,19 tỷ đồng, năm 2009 tăng thêm 0,29 tỷ đồng (tương ứng tăng 6,92%) đạt 4,48 tỷ đồng. Dư nợ cho vay thấu chi tuy có tăng nhưng qua các năm tăng không nhiều, đặc biệt là năm 2009 lượng tăng thêm chỉ đạt 0,29 tỷ đồng. Mặc dù hệ thống thanh toán thẻ và các dịch vụ khác được cung cấp và hoàn thiện hơn nhiều nhưng sản phẩm này không phát triển được là do lãi suất cho vay thông qua hình thức này còn ở mức cao.

Cho vay kinh doanh và một số loại cho vay khác tuy ở mức dư nợ chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng khá đều qua các năm. Năm 2007 dư nợ cho vay kinh doanh là 5,22 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng thêm 2,01 tỷ đồng (tương ứng tăng 38,51%) đạt 7,23 tỷ đồng, năm 2009 tăng thêm 1,47 tỷ đồng (tương ứng tăng 20,33%). Các loại cho vay khác cũng tăng và có mức tăng khá cao năm 2009, năm 2007 dư nợ cho vay khác là 3,77 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng thêm 0,99 tỷ đồng (tương ứng tăng 26,26%) đạt 4,76 tỷ đồng, năm 2009 tăng thêm 3,34 tỷ đồng (tương ứng tăng 70,17%) đạt 8,1 tỷ đồng.

Số lượng sản phẩm, dịch vụ mà chi nhánh cung cấp và tỷ trọng của từng sản phẩm trong danh mục CVTD của chi nhánh qua các năm có thể nhận thấy rõ thông

qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm tại BIDV Thăng Long từ năm 2007-2009.

Đơn vị:%

Năm 2007

Năm 2009

Thông qua các biểu đồ có thể thấy có sự phân bổ không đồng đều giữa các loại hình CVTD, cho vay mua nhà luôn chiếm tỷ trọng cao trên 76% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, trong khi đó các loại sản phẩm khác như cho vay mua ô tô, cho vay thấu chi, cho vay kinh doanh, cho vay khác thì chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tỷ trọng mỗi loại sản phẩm chỉ chiếm dưới 5%,cho vay CBCNV tuy có cao hơn nhưng tỷ trọng cũng không cao. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện khác nhau, đồng thời chính sách cho vay đối với từng đối tượng của chi nhánh cũng khác nhau.

Tóm lại: Các sản phẩm CVTD của BIDV mới dừng lại ở những nhu cầu cơ bản của khách hàng như: vay mua sửa chữa nhà, mua ô tô, phương tiện đi lại, cho vay kinh doanh, thẻ tín dụng, hỗ trợ du học,… Danh mục các sản phẩm này còn khá hạn hẹp so với nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao như: vay để đi du lịch, y tế, cưới hỏi,… Bên cạnh đó, các hình thức đảm bảo cho khoản vay không chỉ là BĐS, sổ tiết kiệm, chứng khoán của các NHTM mà còn có thể dùng các loại chứng khoán đã niêm yết trên sàn khác hay bảo hiểm nhân thọ… để dùng làm tài sản đảm bảo. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.

2.2.5.2.Chất lượng cho vay tiêu dùng tại BIDV Thăng Long: ♦ Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng:

sự tăng trưởng này chỉ thực sự tốt khi kèm với nó là chất lượng khoản vay cũng được nâng cao. Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng CVTD là nợ quá hạn.

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2007-2009.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 1. Tổng dư nợ 1763 2242 2288 479 46 Dư nợ CVTD 145,09 195,42 206,21 50,33 10,79 Tỷ trọng CVTD 8,23 8,72 9,01 34,69 5,52 2. Tổng nợ quá hạn 23 143 108 120 -35 Nợ quá hạn CVTD 4,38 5,57 5,36 1,19 -0,21 Tỷ trọng nợ quá hạn 19,05 3.9 4,96 27,17 -3,77 3. Tỷ lệ nợ quá hạn 1,31 6,38 4,72 5,07 -1,66 4. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD 3,02 2,85 2,6 -0,17 -0,25

(Nguồn Báo cáo tổng kết BIDV Thăng Long 2007-2009)

Bảng 2.5 cho thấy: Dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm, năm 2008 tăng 50,33 tỷ đồng (tương ứng tăng 34,69%) một mức tương đối cao. Sang năm 2009 tăng 10,79 tỷ đồng, tăng 5,52% so với năm 2008. Nhưng CVTD chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tỷ trọng CVTD cao nhất là năm 2009 chỉ đạt 9,01%, đồng thời tỷ trọng nợ quá hạn CVTD qua các năm giảm dần tuy năm 2007 lại khá cao đạt 19,05%, điều đó chứng tỏ tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên không phải do nợ quá hạn CVTD tăng lên mà do nợ quá hạn của các khoản vay khác tăng lên.

Nợ quá hạn CVTD trong giai đoạn 2007-2009 tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối nhưng tăng không cao, từ 4,38 tỷ đồng năm 2007 tăng lên 5,57 tỷ đồng

năm 2008, năm 2009 có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ xuống 5,36 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD giảm qua các năm, đồng thời tỷ trọng nợ quá hạn CVTD cũng giảm mạnh cho thấy nợ quá hạn CVTD đã có những thay đổi rõ rệt.

Mặc dù hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu để thu lợi nhuận của ngân hàng, dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm nhưng nhìn chung thì ngân hàng chưa thực sự tập trung vào hoạt động CVTD. Vì mặc dù nợ quá hạn của hoạt động CVTD liên tục giảm qua các năm và luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng. Nhưng ngân hàng chưa thực sự chú trọng vào hoạt động CVTD để thu lợi nhuận.

♦ Nợ xấu trong cho vay tiêu dùng:

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2007-2009.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w