Nguyên nhân của những hạn chế: ♦ Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 59)

- Đối với ngân hàng: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm CVTD góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng.

Theo dõi, kiểm tra khách hàng và

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế: ♦ Nguyên nhân khách quan:

♦ Nguyên nhân khách quan:

► Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại và nhanh chóng. Với chế độ pháp lý hiện nay nhiều quy định bất cập gây khó khăn cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của BIDV Thăng Long.

► Hiệu lực pháp chế thấp: ý thức chấp hành luật pháp của người dân chưa cao. Các quy định về pháp lệnh thống kê kế toán cũng chưa đủ sức buộc doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán. Từ đó làm cho số liệu của doanh nghiệp có nhiều sai phạm. Từ đó dẫn đến khó khăn cho BIDV Thăng Long trong quá trình thẩm định và cho vay.

► Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp: Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu là dựa trên nguồn vốn vay ngắn hạn, do vậy khi doanh nghiệp hoạt động kém sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. Các loại hình kinh tế khác như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…vốn tự có ít, trình độ, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý thấp, khả năng tăng cường sản xuất kinh doanh có nhiều khó khăn, gây trở ngại lớn cho ngân hàng trong đầu tư tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Mặt khác do năng lực quản lý yếu, sự hiểu biết còn hạn chế về kinh tế thị trường, kinh tế thế giới, thiếu kinh nghiệm hoạt động do đó thường làm ăn liều lĩnh, thất thoát vốn…dẫn đến nợ quá hạn và không trả được nợ cho ngân hàng.

► Do điểm xuất phát thấp, nền kinh tế thị trường chưa thực sự phát triển, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao, cơ sở vật chất thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, chưa đủ điều kiện đẻ thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại. ► Chỉ số giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng gửi tiền, muốn đầu tư vào các lĩnh vực sinh lời cao hơn.

► Sự gia tăng số lượng các ngân hàng trong nước và nước ngoài trên thị trường ngân hàng gây ra sự tranh cãi gay gắt, làm giảm thị phần, thị trường.

♦ Nguyên nhân chủ quan:

► Vốn tự có của BIDV Thăng Long nhỏ, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ và công nghệ ngân hàng nhất là trong môi trường cạnh tranh và mở cửa như hiện nay. Mặc dù máy móc thiết bị và kỹ thuật công nghệ đã được tập trung đầu tư, trang thiết bị khá hiện đại nhưng chưa đồng bộ, mức tự động hóa chưa cao, việc đầu tư cải tiến công nghệ chưa đi đôi với việc cải tiến chế độ hạch toán kế toán và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên thực hiện, các chương trình phần mềm đang áp dụng chưa hoàn thiện.

► Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ: Nguồn thu dịch vụ của BIDV Thăng Long chủ yếu là từ các dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (thanh toán, bảo lãnh). ► BIDV chưa xây dựng được chiến lược đồng bộ, cụ thể về phát triển dịch vụ bán lẻ, sản phẩm và dịch vụ bán lẻ còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Bộ máy tổ chức chưa xây dựng theo định hướng khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mạng lưới cung cấp dịch vụ còn mỏng, còn nhiều hạn chế ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

► Công tác đào tạo BIDV Thăng Long cũng chưa được tổ chức một cách có hệ thống. Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ về dịch vụ ngân hàng cũng chưa được đào tạo chuyên sâu. Đội ngũ cán bộ tín dụng bán lẻ còn chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao vì cán bộ của chi nhánh đa số là còn trẻ mới vào nghề, chưa tiếp xúc nhiều với thực tế. Do đó còn nhiều hạn chế trong việc xử lý nhanh các tình huống phát sinh khi khách hàng vay vốn.

► Quy trình nghiệp vụ chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp, vừa triển khai vừa thăm dò thị trường, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện. Một số sản phẩm triển khai còn mang tính chất thí điểm, thử nghiệm nên kết quả thu được chưa đạt kết quả cao.

được chú trọng, chỉ dừng lại ở việc phát tờ rơi và thông qua cán bộ khi tiếp xúc với khách hàng. Do đó cần có một bộ phận chuyên nghiệp về Marketing để quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn và giúp khách hàng nhanh chóng tiếp xúc với sản phẩm mới. ► Các sản phẩm cho vay cá nhân của BIDV chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến, tư vấn cho vay online, qua điện thoại…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị trường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 59)

w