Những hạn chế:

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 57)

- Đối với ngân hàng: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm CVTD góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng.

2.3.2.1.Những hạn chế:

Theo dõi, kiểm tra khách hàng và

2.3.2.1.Những hạn chế:

Ngoài những thành tựu đã đạt được, hoạt động CVTD của BIDV cũng còn những hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động này.

Một là, hạn mức cho vay và thời hạn xét duyệt một khoản CVTD của Ngân hàng còn chưa hợp lý

Mức cho vay: Theo quy chế thì mỗi khoản vay không được vượt quá 70% tổng chi phí của phương án mua sắm, tiêu dùng và thường không vượt quá 70% của TSĐB. Khoản vay này không tạo ra được động lực khuyến khích cũng như thu hút đối với khách hàng có thu nhập cao (>15 triệu đồng/ tháng), có TSĐB tốt, có uy tín trong xã hội và có nhu cầu vay một khoản tiền lớn. Nếu quy định này được sử dụng linh động hơn có thể làm tăng thu nhập cho Ngân hàng mà không tăng mức rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu.

Thời hạn giải quyết một khoản vay: từ khi tiếp xúc khách hàng cho đến khi giải ngân còn khá dài so với các ngân hàng khác (như Eximbank với sản phẩm cho vay trong 24 giờ). Trong khi các ngân hàng cạnh tranh đưa ra các dịch vụ tương tự với chất lượng cao hơn (rút ngắn thời gian, thủ tục) thì chất lượng dịch vụ của BIDV hầu như chưa thay đổi nhiều để tăng tính cạnh tranh cho Ngân hàng.

Hai là, danh mục sản phẩm chưa phong phú

Mặc dù trong phương châm hoạt động là đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, nhưng trên thực tế hoạt động CVTD của Ngân hàng phần lớn là cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho vay hỗ trợ du học… Rõ ràng, cơ cấu CVTD của Ngân hàng chưa thật sự đa dạng, Ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường.

Ba là, tỷ trọng tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân còn thấp

Tỷ trọng tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân còn thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trong khi đây là một nguồn có chi phí thấp và có thể huy động với khối lượng rất lớn. Huy động được nguồn này, Ngân hàng có thể nâng cao doanh số CVTD, tạo ra lợi nhuận lớn.

Bốn là, đối tượng cho vay còn hạn hẹp

Đối tượng CVTD của BIDV còn hạn hẹp, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, dân cư đông đúc và là những người có mức thu nhập cao. Song trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, thì các đối tượng này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dân số. Điều đó dẫn đến số lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng BIDV không cao, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, cho vay, và quảng bá hình ảnh

Hiện nay tại chi nhánh Thăng Long việc cho vay tiêu dùng bán lẻ chưa phát huy được hết các điểm mạnh vốn có, chưa có những nét đặc thù trở thành bản sắc tạo nên ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều này cũng cần sự quan tâm thích hợp của ban lãnh đạo trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm, đưa kinh doanh bán lẻ phát triển vượt bậc trở thành một mảng lớn trong bức tranh tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 57)