2.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 30)

- Đối với ngân hàng: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm CVTD góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng.

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG

2.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.

TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh:

BIDV là ngân hàng có hệ thống mạng lưới phân phối rộng lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long là một trong số 103 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tiền thân của chi nhánh là phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng thiết Trung ương theo Quyết định số 103/TC-QĐ/TCCB ngày 03/04/1974, với nhiệm vụ chính là cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc xây dựng công trình cầu Thăng Long. Văn phòng đặt trụ sở tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội với con dấu riêng lấy tên là Ngân hàng Kiến thiết Trung ương – Phòng chuyên quản công trình cầu Thăng Long.

Ngày 17/07/1987, theo quyết định số 75/NH – QĐ của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam, phòng được mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long”. Nhiệm vụ chính là quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản cầu Thăng Long, thực hiện hạch toán và tiến hành cho vay, cấp phát, thanh toán quản lý tiền mặt, kiểm toán thu chi quỹ tiền lương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp nghiệp xây lắp có mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện theo đúng chế độ chính sách, thể lệ và kế hoạch của Nhà nước.

Ngày 27/06/1988 theo quyết định số 52/NH – QĐ của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam về việc đổi tên phòng “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long” thành “ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng cầu Thăng Long”. Sau 17 năm, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thăng Long mới chính thức được ra đời. Để phù hợp với tổ chức bộ máy Ngân

ngày 02/04/1991 của Thống đốc NHNN, chi nhánh được đổi tên thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long” trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 38 NH/QĐ – NH ngày 10/11/1994 điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, cho phép chi nhánh chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng thương mại.

Thừa hưởng truyền thống xây dựng trưởng thành và phát triển, đặc biệt là những cống hiến, đóng góp phục vụ trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước của NHĐT&PT Việt Nam, chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long luôn thực hiện chiến lược kinh doanh: “ Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, lấy hiệu quả và an toàn trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NH làm tiêu chuẩn hàng đầu, vì sự tiến bộ, phát triển lớn mạnh của BIDV, hành động theo luật pháp và những nguyên tắc có đạo đức trong kinh doanh NH, giữ vị thế là một trong những NH lớn mạnh, giữ vai trò chủ đạo là NH đứng đầu về lĩnh vực đầu tư phát triển”.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long có 15 phòng và 3 quỹ tiết kiệm, hoạt động với chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Thăng Long BAN GIÁM ĐỐC Tổ chức hành chính Quản lý rủi ro Quản trị tín dụng Kế hoạch tổng hợp Thanh toán quốc tế Quan hệ khách hàng I Quan hệ khách hàng II Tổ điện toán Tiền tệ kho quỹ Dịch vụ khách hàng Qũy tiết kiệm 5 Qũy tiết kiệm 7 Phòng giao dịch 3 Phòng giao dịch 2 Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 4 Phòng giao dịch 8 Qũy tiết kiệm 9

2.1.3.Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long:

2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn:

Hiện nay, công tác huy động vốn của chi nhánh có nhiều phức tạp do có nhiều NH cùng hoạt động và cạnh tranh, song chi nhánh luôn căn cứ vào đặc điểm tình hình để có kế hoạch, biện pháp huy động vốn phù hợp và đạt hiệu quả cao. Để đảm bảo nguồn vốn huy động tăng, NHĐT&PT Thăng Long chủ động khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng nhiều biện pháp: Tiết kiệm với nhiều kỳ hạn, trả lãi trước, lãi sau, nên thu hút được nhiều khách hàng khơi tăng nguồn vốn huy động.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2007 – 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Từ dân cư 948 34,3 1.142 36,2 1.226 38,5 Từ các tổ chức kinh tế 1.818 65,7 2.017 63,8 1.965 61,5 Tổng huy động vốn 2.766 100 3.159 100 3.182 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm tại BIDV Thăng Long)

Từ bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động của NH liên tục tăng trưởng qua các năm và ở mức khá cao. Cụ thể như sau:

Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.766 tỷ đồng, thừa khoản vốn khả dụng bình quân khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2008, chi nhánh đã huy động được 3.159 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng số tuyệt đối là 393 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 14,2% (vượt chỉ tiêu đề ra 15%), có được nguồn vốn tăng này là do BIDV đã áp dụng nhiều hình thức khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng như tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mại, có các chính sách chăm sóc khách hàng tốt…Nhờ đó thị phần của BIDV Thăng Long trên địa bàn huyện Từ Liêm khá cao.

Đến năm 2009, huy động vốn đạt 3.182 tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch, so với năm 2008 với số tuyệt đối tăng là 23 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 0,73%. Số liệu này cho thấy so với năm trước thì tổng nguồn vốn huy động được tăng không cao. Tuy nhiên việc giữ vững được nguồn vốn trong điều kiện chống suy thoái kinh tế cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường vàng, thị trường chứng khoán, bất động sản và ngoại hối là một nỗ lực và cố gắng rất lớn của chi nhánh.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế có nhiều thay đổi qua các năm. Nhìn chung trong các năm huy động vốn từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với việc huy động vốn từ dân cư.

Tiền gửi dân cư tăng đều qua các năm, ổn định về tỷ trọng: năm 2007 là 948 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,3%. Năm 2008 là 1.142 tỷ đồng với tỷ trọng 36,2% tổng nguồn vốn huy động, tăng 194 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 20,5% so với năm 2007. Tuy nền kinh tế có nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2009 là 1226 tỷ đồng (tỷ trọng là 38,5%), so với năm 2008 tăng 84 tỷ đồng với tốc độ tăng 7,4%. Đó là kết quả của việc thực hiện chính sách khách hàng hợp lý với đa dạng hóa hình thức huy động tiền gửi trong dân cư cùng với việc điều chỉnh lãi suất hợp lý và hấp dẫn.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh: năm 2007 là 1818 tỷ đồng chiếm 65,7%. Đến năm 2008, tăng 199 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 10,9% và đạt 2017 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 63,8%). Năm 2009 có sự thay đổi đặc điểm nền kinh tế, vốn huy động từ các tổ chức đạt 1956 tỷ đồng chiếm 61,5%, so với năm 2008 giảm 61 tỷ đồng với tốc độ giảm 3%. Nhìn chung công tác huy động vốn của BIDV Thăng Long từng bước tăng trưởng, mức năm sau cao hơn mức năm trước, nguồn vốn NH quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nguồn vốn càng dồi dào thì tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán từ đó tạo uy tín trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh, nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện thực thi chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo sự ổn định của tiền tệ, giữ vững giá trị đồng tiền.

2.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn:

Sử dụng vốn là hoạt động đem lại thu nhập cho NH, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH. Trong đó cho vay là hoạt động chủ yếu trong hoạt động sử dụng vốn,

luôn quan tâm tới việc mở rộng quy mô cho vay và quản lý chất lượng khoản vay, thỏa mãn các điều kiện cho vay của NHNN và điều kiện cho vay của BIDV.

Chi nhánh đã chủ trương mở rộng và đa dạng hóa việc cho vay đối với mọi thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ gia đình và cho vay với nhiều sản phẩm đa dạng thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng, với nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan.

Kết quả hoạt động cho vay của NH được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) CV ngắn hạn 1394 76,52 1704 76 1885 82,39 CV trung, dài hạn 414 23,48 538 24 403 17,61

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm tại BIDV Thăng Long)

Bảng 2.2 cho thấy: dư nợ cho vay của chi nhánh ở mức khá cao và tăng liên tục qua các năm nhưng không tăng cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2007, dư nợ là 1763 tỷ đồng, tới năm 2008 dư nợ tăng thêm 479 tỷ đồng (tương ứng với 27,17%) đạt 2242 tỷ đồng. Năm 2009 dư nợ tiếp tục tăng nhưng không đáng kể, một lượng tuyệt đối là 46 tỷ đồng (tương ứng với 2,05%) đạt 2288 tỷ đồng. Lượng tăng của năm 2009 thấp hơn hẳn so với năm 2008 cả về số tương đối và số tuyệt đối, đó là do dư nợ cho vay ngắn hạn thị vẫn tăng nhưng tăng không cao bằng năm 2008 còn dư nợ cho vay trung, dài hạn lại giảm mạnh.

Cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2007-2009 đều tăng qua các năm với số tuyệt đối tăng khá cao nhưng số tương đối thì tăng không cao. Năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1349 tỷ đồng đến năm 2008 tăng thêm 355 tỷ đồng (tương ứng tăng 26,32%) đạt 1704 tỷ đồng. Năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng thêm là 181

tỷ đồng (tương ứng tăng 10,62%) đạt 1885 tỷ đồng, năm 2009 tuy tăng nhưng lượng tăng không cao bằng năm 2008 cả về số tương đối và số tuyệt đối. Tuy năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn có tăng cao về lượng tuyệt đối nhưng tỷ trọng của cho vay ngắn hạn lại giảm, từ 76,52% năm 2007 xuống còn 76% năm 2008, đó là do dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng vào năm 2008. Đến năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng nhưng không cao bằng năm 2008, tuy nhiên tỷ trọng của cho vay ngắn hạn lại tăng cao từ 76% năm 2008 lên 82,39% năm 2009, điều này xảy ra là do cho vay trung và dài hạn đã giảm mạnh trong năm này.

Cho vay trung và dài hạn trong giai đoạn 2007-2009 có sự tăng giảm không đồng đều cả về số tuyệt đối và số tương đối.Năm 2007 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 414 tỷ đồng đến năm 2008 tăng thêm là 124 tỷ đồng (tương ứng tăng 30%) đạt 538 tỷ đồng. Năm 2009 dư nợ cho vay trung, dài hạn giảm mạnh từ 538 tỷ đồng năm 2008 xuống còn 403 tỷ đồng, mức dư nợ còn thấp hơn năm 2007, giảm số tuyệt đối là 135 tỷ đồng (tương ứng giảm 25,1%). Sự tăng, giảm dư nợ cho vay trung, dài hạn trong 3 năm này cũng khiến cho tỷ trọng của vay trung, dài hạn có những thay đổi đáng kể. Năm 2007, tỷ trọng của cho vay trung, dài hạn là 23,48%, đến năm 2008, dư nợ cho vay trung, dài hạn giảm mạnh xuống còn 17,61%.

Có thể thấy, từ năm 2007 đến hết năm 2009, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng nhưng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung, dài hạn chỉ tăng nhẹ và mức độ chênh lệch này có thể thay đổi vào những năm tiếp theo khi một số dự án chung, dài hạn của chi nhánh được giải ngân hết. Tuy nhiên, về cơ bản thực trạng này là tuân thủ theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV Việt Nam giai đoạn 2007-2009 là giảm dần dư nợ cho vay chung, dài hạn, tăng tín dụng dài hạn, chuyển dịch cơ cấu khách hàng. Việc dư nợ tín dụng tập trung vào ngắn hạn trong thời kỳ này bên cạnh việc tuân thủ theo định hướng phát triển của hệ thống còn phản ánh thực trạng giai đoạn sau suy thoái của nền kinh tế. Các dự án trung, dài hạn do đòi hỏi vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu nên chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn, có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đặc biệt tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đáp ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế và nhờ đó hạn chế được các loại rủi ro trong kinh doanh.

2.1.3.3.Các hoạt động khác:

Cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động kinh doanh của NH luôn hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận cao nhất. Để đạt được kết quả kinh doanh khả quan thì NH cần phải quan tâm tới doanh thu và chi phí, hai yếu tố cấu thành lên lợi nhuận. Việc quản lí chặt chẽ, giảm thiểu chi phí có ý nghĩa quyết định không kém việc khơi tăng nguồn thu nhập. Do đó việc đảm bảo cân đối và hiệu quả giữa hai hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là hết sức quan trọng.

Tình hình kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động khác nhau. Đến gần cuối năm 2008 có nhiều biến động theo chiều hướng suy thoái. Trong bối cảnh: Khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngành tài chính ngân hàng gặp nhiều rủi ro lớn, chi nhánh vẫn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đặt ra theo sự chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam và quy định của NHNN về chất lượng hoạt động, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, các giới hạn đảm bảo an toàn hoạt động, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, trạng thái ngoại tệ về hoạt động NH.

♦ Hoạt động thanh toán quốc tế:

BIDV Thăng Long đã đặt nhiều quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức kinh tế khác nhau trên nhiều lĩnh vực: tiền gửi, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ… Đây là cơ sở cho sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Đặc biệt sau khi tham gia vào mạng lưới viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), BIDV Thăng Long đã xây dựng quy trình chuyển tiền và xử lý thông tin theo các ngôn ngữ và biểu mẫu chuẩn của hệ thống thanh toán này.

Trong năm 2006 đã triển khai thêm nhiều hình thức chiết khấu các bộ chứng từ xuất nhập khẩu theo phương thức nhờ thu giúp chi nhánh mở rộng thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng xuất nhập khẩu.

Năm 2007, BIDV Thăng Long đã thu được 3,9 tỷ đồng phí thanh toán quốc tế, tăng 16% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 18% trên tổng doanh thu dịch vụ toàn chi nhánh. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 223 triệu USD, vượt kế hoạch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao là 122%.

Đến năm 2008,phí chuyển tiền quốc tế đạt 4,8 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2007 và đạt 84% so với kế hoạch.

Năm 2009, doanh số thanh toán quốc tế là 189 triệu USD đạt 70% so với năm 2008. Tổng phí thu được là 5,7 tỷ đồng đạt 104% so với kế hoạch và tăng 60% so với năm 2008 số tuyệt đối là 2,13 tỷ đồng.

♦ Hoạt động bảo lãnh:

Mặc dù có sự sụt giảm về thu phí dịch vụ bảo lãnh so với năm 2008 nhưng dịch

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 30)

w