ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 56)

- Đối với ngân hàng: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm CVTD góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng.

Theo dõi, kiểm tra khách hàng và

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG. 2.3.1. Những kết quả đạt được:

Từ thực tế tình hình hoạt động trong thời gian qua, để vươn lên đạt được mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam” vào năm 2010 của mình, BIDV đã nỗ lực phấn đấu và khai thác thị trường đầy tiềm năng – thị trường CVTD và đã đạt được những kết quả khả quan. Kết quả này thể hiện sự cố gắng của cả hệ thống Ngân hàng BIDV. Những thành tựu mà BIDV đạt được trong lĩnh vực CVTD là:

■ Quy mô CVTD tăng đều: Với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống BIDV Việt Nam nói chung và chi nhánh BIDV Thăng Long nói riêng trên địa bàn huyện, việc mở rộng quy mô tín dụng, chiếm lĩnh thị trường trên địa bàn được chi nhánh đặc biệt quan tâm. Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng, nâng cấp, dịch vụ phục vụ khách hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng

mô hoạt động CVTD của chi nhánh trong giai đoạn 2007-2009 có những bước tăng trưởng nhất định. Theo bảng 2.3 dư nợ CVTD trong 3 năm đều tăng, từ 145,09 tỷ đồng năm 2007 lên 195,42 tỷ đồng năm 2008 và đạt 206,21 tỷ đồng năm 2009; đồng thời tỷ trọng CVTD trên tổng dư nợ cho vay cũng tăng tương ứng từ 7,23% năm 2007 lên 8,72% năm 2008 và đạt 9,01% năm 2009.

■ Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD trên tổng dư nợ CVTD giảm: Theo bảng 2.5 thì tỷ lệ này giảm từ 3,02% năm 2007 xuống 2,85% năm 2008 và năm 2009 còn 2,6%. Kết quả này làm cho chất lượng của danh mục CVTD được cải thiện.

■ Chất lượng các khoản CVTD được nâng cao: Nợ xấu, nợ quá hạn trong CVTD giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối trong giai đoạn 2007-2009 đặc biệt là chỉ tiêu nợ xấu giảm khá nhanh. Theo bảng 2.6 chỉ tiêu này giảm từ 7,8% năm 2007 xuống 6,4% năm 2008 và còn chiếm 4,6% trên tổng dư nợ CVTD vào năm 2009.

■ Vòng quay vốn CVTD tăng: Mặc dù vòng quay vốn của chi nhánh còn ở mức chưa cao, tuy nhiên trong giai đoạn 2007-2009 vòng quay vốn CVTD đã tăng liên tục từ 0,86 vòng/năm năm 2009, công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt hơn. Điều này chứng tỏ luân chuyển vốn CVTD được thực hiện nhanh hơn, làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong CVTD.

■ Lợi nhuận CVTD tăng: Cùng với việc phát triển, mở rộng quy mô trong CVTD thì lợi nhuận từ hoạt động này của chi nhánh cũng tăng qua các năm, từ 4,04 tỷ đồng năm 2007 tăng lên 6,21 tỷ đồng năm 2008 và đạt 9,43 tỷ đồng năm 2009. Lợi nhuận tăng cao là động lực để chi nhánh tiếp tục triển khai, phát triển CVTD, cân đối nguồn vốn và đảm bảo nguồn thu.

Những kết quả đạt được trong lĩnh vực CVTD mà BIDV trong 3 năm qua là cả một quá trình cố gắng của ngân hàng để nâng cao thương hiệu của mình trong lòng các khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 56)

w