Làm tốt công tác tuyển chọn lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 82)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Làm tốt công tác tuyển chọn lao động

Công tác tuyển chọn lao động có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng lao động của các bộ phận trong khách sạn. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn sẽ giảm bớt thời gian, chi phí đào tạo sau này, là điều kiện đầu tiên để nâng cao chất lượng, khả năng hoà nhập, đảm bảo cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, độ tuổi hợp lý, ngoại hình phù hợp (đặc biệt là bộ phận đón tiếp). Vì vậy công tác tuyển chọn lao động rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với công tác tổ chức quản lý lao động. Nhằm khắc phục tình trạng giải quyết hậu quả về lao động của công ty trong những năm trước đây do công tác tuyển dụng lao động chưa có kinh nghiệm, còn mang tính hình thức, tình cảm cá nhân và các mối quan hệ,... Chưa tiến hành theo các quy chế chặt chẽ đảm bảo tính khách quan. Mặt khác trong thời gian tới theo lộ trình đầu tư và đưa vào sử dụng 2 khách sạn mới quy mô lớn, cấp hạng 4; 5 sao; nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp du lịch tại Quảng Nình còn hạn chế, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm, kỹ năng nghề. Vì vậy công tác tuyển dụng lao động của công ty sẽ gặp không ít khó khăn bởi thị trường lao động du lịch những năm vừa qua tính cạnh tranh rất cao, thời gian tới chắc chắn cũng chưa được cải thiện đáng kể. Để công tác tuyển dụng đạt kết quả mong muốn và cung cấp đủ nhân lực theo các chỉ tiêu kế hoạch, người làm công tác quản trị nhân nguồn nhân lực phải hiểu việc tuyển dụng lao động vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học. Do đó cần phải có thời gian đầu tư suy nghĩ, xem xét các yếu tố liên quan (quy mô khách sạn, thị trường mục tiêu, thị trường lao động,...) mới có khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt để tham mưu cho cấp trên tuyển dụng nhân viên vào làm việc có hiệu quả. Đối với công ty, thời gian tối thiểu theo kế hoạch tuyển dụng lao động là 6 tháng trước khi đưa khách sạn vào hoạt động.

Thực chất của việc tuyển dụng lao động là những cuộc thi, khảo sát để đánh giá tính chất, khả năng, kỹ năng, kỹ xảo, cách cư xử của từng người theo hệ

thống các tiêu chuẩn sao cho kết quả đánh giá đạt được yêu cầu tuyển chọn cho công việc. Trước khi tiến hành tuyển chọn cần xây dựng nội dung yêu cầu tuyển chọn trên cơ sở xác định yêu cầu công việc của từng bộ phận (nội dung công việc, yêu cầu về sức khỏe, tâm – sinh lý của công việc đối với con người, trình độ chuyên môn,...). Để hoạt động này đạt kết quả cần thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất: Xác định chỉ tiêu và chất lượng tuyển dụng dựa vào nhu cầu lao động và bản mô tả công việc để đưa ra các tiêu chuẩn cho các ứng viên. Bản mô tả công việc là liệt kê cô đọng và chính xác những việc mà nhân viên đảm nhận chức danh đó phải thực hiện. Bản mô tả công việc cho biết người mang chức danh đó phải làm gì, bằng cách nào, các kiến thức, kỹ năng cần thiết, điều kiện thực hiện,...

Ví dụ bản mô tả công việc cho giám đốc phụ trách ăn uống: Chức danh: Giám đốc.

Bộ phận: Bộ phận phục vụ ăn uống. Người lãnh đạo trực tiếp: Tổng giám đốc.

Chức năng: Lập và thực hiện kế hoạch công việc và dự toán do bộ phận mình phụ trách, tăng cường quản lý công việc dịch vụ ăn uống, điều hành các hoạt động hàng ngày của bộ phận mình, hoàn thành các công việc và chỉ tiêu kinh tế do tổng giám đốc giao.

Chức trách chính: Lập dự toán và chịu trách nhiệm về lỗ lãi dịch vụ ăn uống, chịu trách nhiệm chi phí về dịch vụ ăn uống; trong đó gồm có dự toán, giá thành sản phẩm ăn uống, lương cán bộ nhân viên và các chi phí khác về ăn uống, đề ra các quy chế, điều lệ, quy trình thao tác dịch vụ ăn uống và kiểm tra đôn đốc cấp dưới thực hiện.

Mô tả và giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể, trách nhiệm và thẩm quyền cho từng bộ phận trong bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn.

Lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát hoạt động của tất cả các nhà hàng và quyầy bar để có kết quả tốt nhất.

Lập danh mục các sản phẩm ăn uống thu tiền trực tiếp tại phòng ăn, thường xuyên tìm hiểu thị trường ăn uống, lập và thực hiện các kế hoạch marketing sản phẩm ăn uống, cùng trưởng quản lý nhà hàng, bếp trưởng lên thực đơn, thường xuyên làm việc với nhóm mua thực phẩm để đảm bảo chất lượng, giá cả nguyên liệu đầu vào, quyết định và kiểm tra việc mua các dụng cụ, chất tẩy rửa, chỉ đạo, kiểm tra kế hoạch việc sắp xếp các buổi tiệc.

Phụ trách công tác tuyển dụng cấp dưới, sát hạch định kỳ, đề nghị thăng tiến, lập và thực thi kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhân viên dưới quyền.

Tham gia các buổi họp, chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc về mọi hoạt động của bộ phận kinh doanh ăn uống, bố trí dự họp với các bộ phận dưới quyền, kiểm tra theo dõi thực hiện công việc tại các bộ phận phòng ăn, bếp, dụng cụ, tạp vụ.

Liên hệ với khách để giải quyết các phàn nàn, khiếu nại của khách. Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo giao phó.

Chức trách hỗ trợ: Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội trong bộ phận ăn uống, tham gia các hoạt động xã hội, phong trào văn hóa thể thao.

Yêu cầu: Chuyên môn, kiến thức và năng lực tính toán, truyền tin, thu nhận thông tin, giải quyết các mâu thuẫn, giao tiếp bằng Anh ngữ thành thạo, sử dụng máy vi tính và các phần mềm quản lý, các giác quan nghe, ngửi, nếm, nhìn hoàn hảo, có độ nhạy cảm cao, có khả năng phân biệt và phát hiện nhanh các vấn đề phát sinh trong các sản phẩm ăn uống.

Tiêu chuẩn: Cử nhân quản trị kinh doanh về các lĩnh vực có liên quan. Kinh nghiệm: Đã có kinh nghiệm làm việc trong các nhà hàng, quầy bar, bếp tổ chức liên hoan, chiêu đãi các đoàn khách lớn.

Thứ hai: Xác định nguồn tuyển dụng lao động, có thể tuyển dụng tại chỗ (bên trong khách sạn), tuyển dụng từ bên ngoài qua quảng cáo tuyển người trên các báo chí, trường học, giới thiệu của nhân viên cũ,... Mục đích của việc tuyển dụng qua những nguồn khác nhau nhằm để có nguồn cung cấp số lượng lao động đủ tiêu chuẩn.

Thứ ba:Lựa chọn hình thức phương tiện, tần suất, nôi dung quảng cáo. Thứ tư:Thời gian, hình thức, thủ tục tiếp nhận hồ sơ.

Trong quá trình tuyển chọn cần tiến hành các công việc:

Công việc chuẩn bị (địa điểm; người tham gia tuyển chọn (phỏng vấn)/ hội đồng tuyển chọn; các giấy tờ tài liệu, bài thi tình huống,...)

Tuyển chọn chính thức nên áp dụng rông rãi các phương pháp tuyển chọn như: Phỏng vấn (phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm hoặc ban tuyển chọn), trắc nghiệm về tâm - sinh lý, cho làm các bài thi tình huống, kiểm tra lý lịch, xét đơn xin việc, khám sức khỏe. Quyết định tuyển chọn (nếu đạt yêu cầu).

Thứ năm: Bổ nhiệm và giao việc: Sau khi có kết quả tuyển chọn công ty gửi kết quả và thư mời người trúng tuyển đến nhận việc. Trước khi giao công việc cho người trúng tuyển cần làm các thủ tục như giao quyết định tuyển dụng (quyết định bổ nhiệm) và các giấy tờ có liên quan. Gới thiệu về khách sạn: Truyền thống, khách hàng, sản phẩm, bộ máy tổ chức, tôn chỉ mục đích, kỷ luật lao động, nội quy đảm bảo an ninh an toàn, phòng cháy, chữa cháy, nội quy của khách san,...

Thứ sáu: Đánh giá việc thực hiện: Đánh giá việc thực hiện có tác dụng so sánh giữa công việc đã được thực hiện của người lao động so với bản thiết kế công việc tương ứng với chức danh của loại công việc đó. Đánh giá thực hiện công việc được thực hiện theo các mục đích khách nhau như: Cung cấp các thông tin phản hồi cho người lao động thực hiện công việc của họ so với tiêu chuẩn và với nhân viên khác, giúp họ điều chỉnh, sửa chữa những sai sót trong quá trình thực hiện công việc; kích thích, động viên người lao động thông qua việc đánh giá, ghị nhận những ưu điểm của họ, hỗ trợ để phát triển; cung cấp các dữ liệu cho việc trả lương, đào tạo lại, thăng tiến; tăng cường mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)