Phân loại lao động tại các khách sạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Phân loại lao động tại các khách sạn

2.2.1.1. Khách sạn Hạ Long 1

Từ năm 2007 đến năm 2011 số lượng lao động của khách sạn Hạ Long 1 không có sự thay đổi, luôn duy trì ở con số 24 lao động hợp đồng không xác định thời hạn. Các năm tùy theo từng thời điểm khách sạn thuê thêm từ 5 đến 7 lao động thời vụ vào ngày đông khách hoặc đám cưới, hội nghị.

+ Phân loại theo các bộ phận

- Ban giám đốc gồm 2 người: Giám đốc, phó giám đốc.

- Bộ phận lao động chức năng: Biên chế chung trong khối các phòng thuộc công ty (phòng kế hoạch tài chính, phòng tổ chức đào tạo, phòng kỹ thuật vật tư, văn phòng)

- Bộ phận trực tiếp kinh doanh gồm: Tổ lễ tân 3 người, tổ buồng 5 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 9 người, tổ dịch vụ 5 người.

+ Phân loại theo mức độ tác động vào quá trình kinh doanh

- Ban giám đốc gồm 2 người (giám đốc, phó giám đốc) Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách khối lưu trú; phó giám đốc phụ trách khối ăn uống và dịch vụ.

- Bộ phận trực tiếp kinh doanh gồm: Tổ lễ tân 3 người, tổ buồng 4 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 9 người, tổ dịch vụ 6 người.

+ Phân loại theo yêu cầu của công tác quản lý lao động Lao động hợp đồng không xác định thời hạn: 24 người Lao động thời vụ: 5 - 7 người

2.2.1.2. Khách sạn Hạ Long 2

+ Phân loại theo các bộ phận

- Ban giám đốc gồm 2 người: Giám đốc, phó giám đốc.

- Bộ phận lao động chức năng: Biên chế chung trong khối các phòng thuộc công ty (phòng kế hoạch tài chính, phòng tổ chức đào tạo, phòng kỹ thuật vật tư, văn phòng)

- Bộ phận trực tiếp kinh doanh gồm: Năm 2007: Tổ lễ tân: 7 người, tổ buồng 9 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 13 người, tổ dịch vụ 10 người. Từ năm 2008 đến năm 2011 lao động tại các bộ phận ổn định, cụ thể: Tổ lễ tân: 3 người, tổ buồng 6 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 11 người, tổ dịch vụ 11 người.

+ Phân loại theo mức độ tác động vào quá trình kinh doanh

- Ban giám đốc gồm 2 người (giám đốc, phó giám đốc) Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách khối lưu trú; phó giám đốc phụ trách khối ăn uống và dịch vụ.

- Bộ phận trực tiếp kinh doanh gồm: Năm 2007: Tổ lễ tân: 7 người, tổ buồng 9 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 13 người, tổ dịch vụ 10 người. Từ năm 2008 đến năm 2011 lao động tại các bộ phận ổn định, cụ thể: Tổ lễ tân: 3 người, tổ buồng 6 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 11 người, tổ dịch vụ 11 người.

+ Phân loại theo yêu cầu của công tác quản lý lao động Năm 2007:

- Lao động không xác định thời hạn: 41 người - Lao động thời vụ: 3 – 5 người

Từ năm 2008 đến năm 2011 lao động tại các bộ phận ổn định, cụ thể: - Lao động hợp đồng không xác định thời hạn: 33 người

- Lao động hợp đồng thời vụ: 5 - 7 người.

2.2.1.3, Khách sạn Hạ Long 3

+ Phân loại theo các bộ phận

- Ban giám đốc gồm 2 người: Giám đốc, phó giám đốc.

- Bộ phận lao động chức năng: Biên chế chung trong khối các phòng thuộc công ty (phòng kế hoạch tài chính, phòng tổ chức đào tạo, phòng kỹ thuật vật tư, văn phòng)

- Bộ phận trực tiếp kinh doanh gồm: Năm 2007: Tổ lễ tân: 3 người, tổ buồng 7 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 3 người, tổ dịch vụ 9 người. Từ năm 2008 đến năm 2011 lao động tại các bộ phận ổn định, cụ thể: Tổ lễ tân: 2 người, tổ buồng 4 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 3 người, tổ dịch vụ 6 người.

+ Phân loại theo mức độ tác động vào quá trình kinh doanh

- Ban giám đốc gồm 2 người (giám đốc, phó giám đốc) Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách khối lưu trú; phó giám đốc phụ trách khối ăn uống và dịch vụ. - Bộ phận trực tiếp kinh doanh gồm: Năm 2007: Tổ lễ tân: 3 người, tổ buồng 7 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 3 người, tổ dịch vụ 9 người. Từ năm 2008 đến năm 2011 lao động tại các bộ phận ổn định, cụ thể: Tổ lễ tân: 2 người, tổ buồng 4 người, tổ ăn uống (bàn bar bếp) 3 người, tổ dịch vụ 6 người.

+ Phân loại theo yêu cầu của công tác quản lý lao động Năm 2007:

- Lao động không xác định thời hạn: 24 người - Lao động thời vụ: 3 người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 2008 đến năm 2011 lao động tại các bộ phận ổn định, cụ thể: - Lao động hợp đồng không xác định thời hạn: 17 người

- Lao động hợp đồng thời vụ: 3 người

2.2.2. Chất lƣợng đội ngũ lao động tại các khách sạn

2.2.2.1. Khách sạn Hạ Long 1

+ Trình độ học vấn

Tổng số lao động: 24 người, trong đó: Đại học 4 người, Cao đẳng 5 người, chứng chỉ nghiệp vụ 15 người. Từ 2007 đến 2011 số lượng lao động có trình độ ở mỗi cấp độ hàng năm không thay đổi.

21% 62% 17% Đại học Cao đẳng Chứng chỉ

Biểu đồ 2.7. Trình độ học vấn của lao động khách sạn Hạ Long 1 (ĐVT: Người)

Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo, công ty cổ phần DLQN

Năm 2007 và 2008 số lao động có ngoại ngữ 19/24 người chiếm 79,2 % so với tổng số lao động; trong đó: Trình độ C: 4 người, trình độ B: 6 người, trình độ A: 9 người.

Năm 2009, số lao động có ngoại ngữ 22/24 người chiếm 91,7 % so với tổng số lao động, trong đó: Trình độ C: 6 người, trình độ B:6 người, trình độ A:10 người. Năm 2010 và 2011, số lao động có ngoại ngữ 24/24 người 100% có ngoại ngữ; trong đó: trình độ C: 10 người, trình độ B: 10 người, trình độ A: 4 người. Như vậy số người có ngoại ngữ cũng như ở các trình độ đều tăng lên hàng năm, từ 79,2% năm 2007 lên 100% năm 2011.

Biểu đồ 2.8. Trình độ ngoại ngữ của lao động khách sạn Hạ Long 1 (ĐVT: Người)

Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo, công ty cổ phần DLQN 2.2.2.2. Khách sạn Hạ Long 2

+ Trình độ học vấn

Năm 2007, Tổng số lao động 41 người, trong đó: Số người có trình động đại học 3, Cao đẳng 9, Chứng chỉ nghiệp vụ 20, lao động phổ thông 9.

Năm 2008, Tổng số lao động 33 người, trong đó: Số người có trình độ đại học 2, trung cấp 4, Chứng chỉ nghiệp vụ 14, lao động phổ thông 13.

Từ năm 2009 đến năm 2011, số lượng lao động và số người có trình độ học vấn ở các cấp độ ổn định. Cụ thể: Tổng số lao động 33 người, trong đó: Số người có trình độ đại học 2, trung cấp 4, chứng chỉ nghiệp vụ 15, lao động phổ thông 12. 0 5 10 15 20 25 2007-2008 2009 2010-2011 Tổng số trình độ C Trình độ B Trình độ A

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007 2008 2009-2011 tổng số Đại học Cao đẳng Trung cấp CCNV LDPT

Biểu đồ 2.9. Trình độ học vấn của lao động khách sạn Hạ Long 2 (ĐVT: Người)

Nguồn: Phòng Tổ chức đào tạo công ty cổ phần DLQN + Trình độ ngoại ngữ

Năm 2007, số lao động có ngoại ngữ là 24/41người chiếm 58,3 % so với tổng số lao động; trong đó: Số người có trình độ C: 5 người, trình độ B: 4 người, trình độ A: 17 người.

Năm 2008, số lao động có ngoại ngữ 24/33 người chiếm 72,7 % so với tổng số lao động; trong đó: Số người có trình độ C: 5 người, trình độ B: 4 người, trình độ A: 15 người.

Từ năm 2009 đến năm 2011, số lượng lao động và số người có ngoại ngữ ở các trình độ không thay đổi. Cụ thể: Tổng số người có ngoại ngữ 27/33 người chiếm 81,8 % so với tổng số lao động; trong đó: Số người có trình độ C: 5 người, trình độ B: 7 người, trình độ A: 15 người.

Tỷ lệ người có ngoại ngữ so với tổng số lao động tăng từ 58,3% năm 2007 lên 81,8% năm 2011; số người có trình độ B cũng tăng từ 4 người năm 2007 lên 7 người năm 2011.

0 10 20 30 40 50 2007 2008 2009-2011 tổng số Trình độ C Trình độ B Trình độ A

Biểu đồ 2.10. Trình độ ngoại ngữ của lao động KS Hạ Long 2 (ĐVT:Người)

Nguồn: Phòng Tổ chức đào tạo công ty cổ phần DLQN 2.2.2.3. Khách sạn Hạ Long 3

+ Trình độ học vấn

Năm 2007, tổng số lao động 24 người; trong đó: Số người có trình độ đại học 3 người, trung cấp 21 người.

Từ năm 2008 đến năm 2011, số lao động giảm và ổn định ở con số 17 đều có trình độ trung cấp. 0 5 10 15 20 25 2007 2008-2011 Tổng số Đại học Trung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.11. Trình độ học vấn của lao động khách sạn Hạ Long 3 (ĐVT: Người)

Nguồn: Phòng Tổ chức đào tạo công ty cổ phần DLQN

+ Trình độ ngoại ngữ

Năm 2007, số lao động có ngoại ngữ 14/24 người chiếm 58,3 % so với tổng số lao động; trong đó: số người có trình độ C: 1 người, trình độ B:3 người,. trình độ A: 10 người.

Từ năm 2008 đến năm 2011, số lượng lao động giảm và ổn định 17 người; đồng thời số người có ngoại ngữ ở các trình độ cũng ổn định. Cụ thể: số người có

ngoại ngữ 13/17 người chiếm 76,5% so với tổng số lao động; trong đó: số người có trình độ B: 3 người, trình độ A: 10 người. Tại khách sạn này tỷ lệ lao động có ngoại ngữ so với tổng số lao động cũng được tăng lên từ 58,3% năm 2007 lên 76,5% năm 2011. Nhưng lao động có trình độ C lại giảm bởi vì khách sạn đã quá cũ, xuống cấp không còn đủ điều kiện đón khách du lịch nước ngoài.

0 5 10 15 20 25 2007 2008-2011 Tổng số Trình đô C Trình độ B Trình đô A

Biểu đồ 2.12. Trình độ ngoại ngữ của lao động KS Hạ Long 3 (ĐVT:Người)

Nguồn: Phòng Tổ chức đào tạo công ty cổ phần DLQN

2.3. Các hoạt động phát triển đội ngũ lao động công ty đã thực hiện

Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh là doanh nghiệp có tuổi đời trên 50 năm vận hành theo cơ chế quản lý kinh doanh bao cấp, phần lớn lao động có đạo đức nghề nghiệp tốt làm nòng cốt được phát huy.Song, hệ quả để lại cho công ty sau cổ phần không ít khó khăn, đó là: Số lượng lao động dôi dư nhiều so với nhu cầu thực tế; lao động có tuổi đời cao, tư duy bao cấp, trình độ nghiệp vụ thấp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp, lạc hậu, cơ cấu, quy mô các công trình không phù hợp với cấp hạng khách sạn và lợi thế về vị trí địa lý.

Để tồn tại và phát triển. Những năm qua cùng với việc duy trì hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn từng bước thay đổi tư duy trong chỉ đạo điều hành các hoạt động, trong đó lĩnh vực ưu tiên số 1 là phát triển đội ngũ lao động của công ty

2.3.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và sử dụng lao động hàng năm

Căn cứ vào định huớng và kế hoạch hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty, chỉ tiêu kế hoạch giao cho từng đơn vị trực thuộc thông qua đại hội cổ đông hoặc Hội nghị CNVC. Các đơn vị xây dựng kế hoạch hoặc đề xuất với công ty phương án tuyển dụng và sử dụng lao động cho từng bộ phận cụ thể trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh doanh của đơn vị, lợi ích của người lao động. Đặc biệt quan tâm tới phương pháp giải quyết cho đối tương lao động dôi dư không thích hợp với yêu cầu thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ưu tiên tuyển dụng lao động trẻ đã được đào tạo nghề hoặc có kinh nghiệm thực tế phù hợp với từng vị trí chuyên môn nghiệp vụ.

Các khách sạn Hạ Long 1; 2; 3 là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh, việc tuyển dụng lao động cho các khách sạn do công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo quy định chung của công ty. Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu dự báo cần nhân lực của các khách sạn theo từng thời gian. Công ty xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển chọn và điều động đến từng bộ phận của khách sạn.

Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, công ty đã có những đổi mới trong công tác quản lý nguồn nhân lực, một trong số đó là công tác tuyển chọn, sử dụng lao động. Việc tuyển chọn lao động được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp và hai hình thức hợp đồng (hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn): Thời gian đầu hợp đồng ngắn hạn từ 3 đén 6 tháng thử việc. Đây là thời gian để người lao động làm quen với công việc được giao ở môi trường mới. Đồng thời cũng là thời gian để người lao động thực tế làm việc, thực hiện các kỹ năng nghề, nếu thấy phù hợp thì tiếp tục thực hiện hợp đồng; nếu thấy không phù hợp thì có thể chấm dứt hợp đồng theo quy định của điều khoản trong hợp đồng. Mặt khác đối với người sử dụng lao động là thời gian để theo dõi, tìm hiểu về các kỹ năng, năng lực, phẩm chất, năng khiếu của người lao động để có căn cứ cho việc tuyển chọn lao động chính thức hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không đảm bảo theo yêu cầu công việc và điều khoản quy định trong hợp đồng. Thời gian tiếp theo tức là sau một thời gian làm việc, hết hạn

hợp đồng cũ nếu xét thấy ngừơi lao động có năng lực và có nguyện vọng tiếp tục làm việc, gắn bó với khách sạn thì công ty sẽ ký hợp đồng dài hạn (hợp đồng không xác định thời hạn). Sự đổi mới trong hình thức tuyển chọn này ưu việt và tiến bộ, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong khách sạn, giảm chi phí đào tạo lại nguồn lao động. Tuy nhiên, trên thực tế và theo quy định của bộ luật lao động có những trường hợp khách sạn không thể giữ chân một số cán bộ, lao động giỏi, họ có thể thông báo chấm dứt hợp đồng lao động để chuyển tới cơ sở khác có điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn. Vì vậy, bên cạnh vấn đề tuyển dụng, công ty có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý nhằm ổn định tình hình nhân lực và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

2.3.2. Công tác bố trí, sử dụng lao động

Sau nhiều năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế quản lý bao cấp, kinh doanh không hiệu quả. Cơ sở vật chất quy mô nhỏ, lạc hậu và xuống cấp; công ty không có nguồn vốn để cải tạo nâng cấp và mở rộng. Do đó dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài, đời sống người lao động khó khăn, một số lao động có kinh nghiệm, kỹ năng nghề bậc cao chuyển đi nơi khác. Số lượng lao động còn lại nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, tuổi đời bình quân cao, trình độ năng lực hạn chế. Sau khi được cổ phần hóa, tình trạng công ty không có gì thay đổi so với trước. Để đảm bảo cho công ty vận hành bình thường theo hình thức sở hữu và mô hình tổ chức mới. Công ty đã xây dựng phương án kinh doanh, theo đó rà soát lại toàn bộ lực lượng lao động ở tất cả các bộ phận trực thuộc; lập kế hoạch sử dụng lao động, phương án giải quyết lao động dôi dư đảm bảo chế độ thỏa đáng cho người lao động (chế độ quy định hiện hành của nhà nước, chế độ theo quy định của công ty). Thông báo công khai và lấy ý kiến tập thể người lao động thông qua Đại hội cổ đông thực hiện bằng nghị quyết. Ngoài Ban giám đốc công ty và các phòng Kế hoạch tài chính, kỹ thuật vật tư, tổ chức đào tạo và văn phòng công ty. Cụ thể lao động trực tiếp tại các khách sạn sau cổ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 51)