Nâng cao kỹ thuật và công nghệ cho mạng lưới thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu báo cáo niên luận hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56)

Công nghệ được coi là yếu tố quyết định đến sự phát triển của hệ thống thanh toán thẻ của bất kỳ ngân hàng. Agribank đứng trước vấn đề là có thị phần thẻ lớn thứ hai Việt

57 Nam (khoản 20% thị phần toàn quốc), tuy nhiên, doanh số không nằm trong top đầu, đồng thời số lượng máy ATM không hoạt động ước tính khoảng 20%. Cùng với các vấn đề về hệ thống phần mềm, cho thấy nhu cầu bức thiết trong việc quản lí và đầu tư phát triển công nghệ thông tin.

Trước hết, mối quan tâm hàng đầu của Agribank là triển khai và hoàn thiện hệ thống máy ATM. Bản chất, máy ATM được coi là một chi nhánh ngân hàng thu nhỏ, nhưng thực tế tại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, quá trình triển khai và lắp đặt các máy ATM quá lãng phí, chưa tính đến hệ thống và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các ngân hàng thương mại chưa khai thác hết tính năng của máy. Như vậy, Agribank có thể hợp tác với các ngân hàng khác, kết hợp với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực này. Một điều quan trọng trong đầu tư công nghệ là Agribank phải chủ động nắm bắt các công nghệ hiện đại ở các nước tiên tiến trên thế giới, các thế hệ ATM hiện đại nhất để mạnh dạn đầu tư, tránh tình trạng vừa mua sắm đưa vào sử dụng đã bị cũ hỏng, lạc hậu. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến tình hình kinh tế và nhu cầu của người Việt Nam, với thói quen sử dụng khác, các máy ATM cũng cần phù hợp với môi trường kinh tế Việt Nam. Trong đầu tư, tránh nhìn nhận ngắn hạn lỗ lãi trước mắt, cần nhìn nhận lợi thế lâu dài trong xu hướng cạnh tranh, mở rộng hội nhập thị trường.

Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, tránh những vấn đề trục trặc trong quá trình sử dụng máy ATM như đã nêu trên, Agribank cũng cần chú ý đến việc thường xuyên đầu tư bảo trì, cập nhật công nghệ cho hệ thống, xử lý kịp thời những ATM bị lỗi, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống ATM.

Thêm vào đó, Agribank nên xây dựng một hệ thống dự phòng hiệu quả và an toàn, vấn đề quản lý thông tin khách hàng, tài khoản khách hàng một cách tập trung, có khả năng cập nhật nhanh chóng cũng cần phải được giải quyết. Để đạt được như vậy, Agribank nên tính đến việc thay các loại thẻ băng từ bằng thẻ chip (smart card) để nâng cao tính bảo mật, độ an toàn, đồng thời gia tăng tiện ích cho khách hàng.

58 Ngoài ra, tăng cường tiện ích và tính bảo mật cho các điểm chấp nhận thẻ cũng là điều quan trọng. Mở rộng và tăng cường đầu tư quản lí hệ thống máy EDC/POS. Vừa mở rộng thị trường, lắp đặt máy ở những nơi thuận tiện cho khách hàng như trung tâm kinh tế văn hóa, khu chế xuất, khu công nghiệp, chợ, siêu thị, khách sạn,… đồng thời chú ý đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng đường truyền, trang bị hệ thống an toàn cho máy móc thiết bị và người sử dụng.

Giải quyết vấn đề về sản phẩm và hoạt động marketing 3.2.4 Đa dạng hóa và tăng cường tiếp thị sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ, phát triển thêm chức năng, tiện ích mới và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ thẻ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, chẳng hạn như thẻ doanh nhân, thẻ giáo viên, thẻ liên kết với các tổng công ty…

- Thẻ nội địa

Ngày nay, trên thế giới có gần 500 triệu loại thẻ khác nhau. Lựa chọn loại thẻ nào để phát hành là một yêu cầu rất khó khăn đối với bất cứ ngân hàng nào. Trên thế giới có rất nhiều tổ chức phát hành, có rất nhiều loại thẻ khác nhau, trong khi nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng. Agribank cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác hiện nay đang gặp phải là hệ thống sản phẩm dịch vụ thẻ còn đơn điệu, chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay, tại Việt Nam, các dịch cụ thẻ của Vietcombank và DongA bank đang khá phát triển, Agribank có thể học hỏi kinh nghiệm phát triển của các ngân hàng này và một số ngân hàng khác trên thế giới, để đa dạng hóa sản phẩm của mình.

- Thẻ quốc tế.

Thực tế cho thấy, khi đã làm đại lý thanh toán cho các tổ chức tài chính quốc tế, việc phát hành thẻ mang thương hiệu quốc tế là rất dễ dàng. Nhưng thị trường không chỉ sử dụng một loại thẻ mà còn rất nhiều loại thẻ khác cũng được ưa chuộng. Do đó, Agribank phải thông qua việc nghiên cứu thị trường thế giới, phân tích dòng người du

59 lịch vào Việt Nam, phân tích tâm lý và xu hướng tiêu dùng trong tương lai để biết loại thẻ nào có tiềm năng nhất sẽ được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó tiến hành ký hợp đồng đại lý thanh toán với tổ chức quốc tế đó. Hiện nay, Agribank chỉ phát hành 2 loại thẻ chủ yếu là Visa và MasterCard, trong khi đó thực tế trên thế giới hiện nay, có rất nhiều hãng thẻ khác với số lượng khách hàng khá lớn, Agribank hoàn toàn có thể nghĩ đến việc liên kết với các hãng này nhằm đa dạng hóa sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế của mình.

- Tăng cường, triển khai hoạt động marketing cho các sản phẩm của mình. Thực tế,

công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm của Agribank còn rất nhiều hạn chế. Agribank nên đầu tư sử dụng các phương tiện quảng cáo có hiệu quả sâu rộng như báo chí, truyền hình, công tác này cần thường xuyên, liên tục và sâu rộng, nhằm giới thiệu cho người dân thấy những sản phẩm tiện ích, thực tế của Agribank.

- Agribank có thể triển khai tối đa lợi thế có địa bàn hoạt động rộng, số lượng khách

hàng lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, để thực hiện bán chéo sản phẩm. Ví dụ, khi khách hàng vay vốn, thanh toán hay sử dụng dịch vụ khác của Agribank, Agribank nên khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ của mình.

3.3 Kiến nghị

- Đối với Hội sở:

Để nghiệp vụ thẻ phát triển đúng hướng, đạt được yêu cầu đa dạng về sản phẩm thẻ, số lượng và chất lượng chủ thẻ cũng như các đơn vị chấp nhận thẻ, từng bước chiếm lĩnh thị trường rộng lớn, Agribank cần phê duyệt và triển khai các chiến lược kinh doanh thẻ với tầm nhìn lớn, trước mắt là đến năm 2020, từ đó làm căn cứ phát triển chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ. Một biện pháp thay đổi mà Agribank có thể tiến hành để nâng cao hiệu quả hoạt động, là thay vì giao chỉ tiêu cho các chi nhánh, Hội sở nên để cho các chi nhánh quyền tự chủ, nghĩa là tự nghiên cứu thị trường và nhận chỉ tiêu cho mình. Sau đó nộp báo cáo chỉ tiêu cho Hội sở xem xét và phê duyệt. Biện pháp này tránh gây được tình

60 trạng chủ quan, đồng thời khuyến khích các chi nhánh phát triển theo đúng thực lực của mình.

Có chính sách khuyến khích các khoản chi tiêu nội bộ của Agribank được thực hiện qua thanh toán thẻ.

- Đối với các chi nhánh:

Các chi nhánh cần ổn định công tác với một số cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ thẻ, trên cơ sở đó, số cán bộ này sẽ làm nòng cốt tham mưu cho Ban giám đốc trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ cũng như có thể đào tạo cho các chi nhánh cấp 2 và cán bộ làm nghiệp vụ có liên quan khác.

Các chi nhánh cần quan tâm nhiều hơn đến nghiệp vụ thẻ. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh thẻ của toàn ngành và chiến lược của Agribank, chi nhánh chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ thẻ cho riêng chi nhánh mình. Phân đoạn khách hàng: Khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng từ đó có các chính sách tiếp thị và giới thiệu sản phẩm phù hợp nhất.

Việc tìm địa điểm đặt máy ATM phải được thực hiện trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng thị trường nhằm phục vụ tối đa nhu cầu giao dịch của khách hàng và khai thác hết năng lực phục vụ của máy. Với mỗi điểm đặt máy ATM, các chi nhánh có thể lắp đặt camera giám sát và đảm bảo đúng các điều kiện theo quy định nhằm đảm bảo an ninh cho máy và dễ xử lý nếu có tranh chấp xảy ra. Tránh tình trạng đặt máy ATM tràn lan, gây lãng phí.

61

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nhận thấy những vấn đề mà Agribank gặp phải (như đã nêu trong chương 2), cuối năm 2012 vừa qua, Agribank cũng đã đưa một số biện pháp để giải quyết những vấn đề trên.

Thêm vào đó, em cũng xin nêu ra một số giải pháp để Agribank khắc phục tình trạng trên. Thứ nhất, về chiến lược và chính sách, Agribank nên có chiến lược phát triển bền vững, đồng thời thay đổi chính sách khoán chỉ tiêu cho các chi nhánh bằng chính sách để các chi nhánh tự nhận chỉ tiêu, góp phần hoạt động hiệu quả. Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình. Thứ ba, tránh trình trạng mở rộng thị trường chỉ chú trọng đến số lượng như trong thời gian vừa qua, cần chú ý đến cả số lượng và chất lượng, tăng doanh số, lợi nhuận. Thứ tư, đào tạo hình thành đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần giải quyết những khó khăn mà Agribank đã và đang gặp phải, nhằm hoàn thiện thị trường thanh toán thẻ của ngân hàng.

62

KẾT LUẬN

Bắt kịp xu hướng của thế giới, đồng thời theo quá trình hội nhập và phát triển đất nước, với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020, việc phát triển những hình thức thanh toán mới là một xu hướng tất yếu. Thanh toán thẻ ra đời ở nước ra vào năm 1996, sau hơn 20 năm phát triển đã thể hiện được tính ưu việt của một phương tiện thanh toán hiện đại, dần dần khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội. Nắm bắt được xu hướng đó, Agribank cũng đã cho ra đời dịch vụ thẻ của mình, manh nha vào năm 1996 và thực sự đi vào tổ chức vào năm 2003, sau khi Trung tâm Thẻ ra đời.

Với vai trò là một ngân hàng chủ lực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Agribank đã góp phần lớn trong việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ở Việt Nam, không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho nền kinh tế xã hội, cho người dân, các đơn vị chấp nhận thẻ mà còn là một kênh thu hút nguồn vốn lớn cho chính Agribank. Trong suốt thời gian qua, Agribank đã không ngừng nỗ lực để phát triển thị trường thẻ của riêng mình, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện hội nhập. Nỗ lực của Agribank được chứng minh khi năm 2009, Agribank đạt được ngôi vị số một về số lượng thẻ phát hành ở thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, từ năm 2010, do những điều kiện không thuận lợi, Agribank đã để vuột mất ngôi vị này. Hiện nay, Agribank đang là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành đứng thứ hai (chỉ sau Vietin Bank). Đồng thời, trái ngược việc có số lượng thẻ và máy ATM, EDC/POS lớn, doanh số từ thẻ của Agribank không đạt trong top 3. Điều này cho thấy hoạt động quản lí, phát triển dịch vụ thẻ của Agribank còn nhiều vấn đề: Về chính sách, về công nghệ, về nhân lực… Do đó, để dịch vụ thẻ của mình phát triển bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nói chung và chính ngân hàng nói riêng, Agribank bổ sung,

63 hoàn thiện những chiến lược, từ đó có các kế hoạch thực hiện cụ thể, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thẻ, mở rộng cả về số lượng và chất lượng.

Với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bên cạnh những kết quả đạt được, bài nghiên cứu không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn sinh viên để bài viết được hoàn thiện hơn.

64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương – cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2012), Báo cáo

thương mại quốc tế.

2. Hiệp hội thẻ Việt Nam, Báo cáo thường niên

3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2007 – 2012), Báo cáo thường niên.

4. Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( 2012), Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ.

5. Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2007 – 2012),

Báo cáo thường niên.

6. Ngân hàng TMCP nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( 2013), Trang

thông tin thẻ số 14

7. Thống đốc ngân hàng nhà nước (2007), Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng

và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

8. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

9. Tạp chí Phát triển và hội nhập (tháng 11-12/2012). 10.Websites:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn

- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam http://www.vnba.org.vn/

- Báo điện tử Vnexpress http://vnexpress.net/

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam http://agribank.com.vn/

- Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu báo cáo niên luận hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)