V. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN
V.1.8. Phương pháp sắc ký kháng khuẩn [9]
Việc phân tích kháng khuẩn tố ở giai đoạn đầu trong quá trình nghiên cứu bằng phương pháp sắc ký giấy được nhà bác học Ichida (80) áp dụng trước tiên, sau đó đã được nhiều người cải tiến thêm. Mặc dù có rất nhiều tài liệu đề cập đến việc sử dụng phương pháp sắc ký trên giấy nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về hệ thống hóa các kháng khuẩn tố bằng phương pháp này.
Phương pháp tóm tắt như sau : Chất đem thử được hòa tan trong dung môi thích hợp, sau đó dùng loại dụng cụ đặc biệt để lấy chất thử, chấm nhiều lần vào một điểm trên giấy (loại giấy riêng biệt để làm sắc ký), đường kính của vết không quá 6 – 8 mm. Cho chạy thăm dò với từng hệ dung môi trong một bình thủy tinh kín, đã được bão hòa trước tướng không di động. Trong sắc ký ngược, tờ giấy được giữ ở phía trên bình và thả đầu kia (đầu có châm chất thử) xuống màng đựng tướng di động ngập tới 2 –3 cm, cách điểm chấm chất thử 3 – 4 cm. Có thể dùng phương pháp sắc ký xuôi hoặc phương pháp sắc ký vòng. Sau khi đã chạy xong phần sắc ký, giấy được đuổi hết dung môi và hong khô. Đặt các Học viên Nguyễn Thị Bích Trâm Trang 44
Luận văn thạc sĩ
băng giấy trên môi trường thạch đã cấy vi khuẩn, để ở nhiệt độ 370 C trong 12 giờ cho vi khuẩn phát triển ta sẽ được vùng vô khuẩn ở vết sắc ký mang hoạt tính kháng khuẩn.
Phương pháp này có ưu điểm tách biệt được chất kháng khuẩn ra khỏi nhiều chất khác. Xác định được chỉ số Rf của vết kháng khuẩn, cho phép ta đi sâu nghiên cứu thành phần và cấu trúc của chúng.