Những tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tư công tỉnh sơn la giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 55)

7. Kết cấu khóa luận

2.2.3Những tồn tại, nguyên nhân

a. Những tồn tại

* Trong khung pháp lý và chính sách

Một là, Hoạt động đầu tƣ nói chung, trong đó bao gồm cả đầu tƣ công đƣợc

quản lý theo một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này còn chƣa hoàn chỉnh và chƣa đáp ứng đầu đủ yêu cầu về quản lý đầu tƣ công hiện nay, luật còn chồng chéo.

+ Chƣa có một văn bản thống nhất về đầu tƣ công làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và quản lý đầu tƣ sử dụng vốn nhà nƣớc cho các mục đích ngoài kinh doanh và cả cho các hoạt động kinh doanh mà Nhà nƣớc và các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị thuộc bộ máy nhà nƣớc tiến hành. Các quy định hiện hành có ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên gây khó khăn trong việc tra cứu và thi hành.

+ Các văn bản pháp luật hiện hành chƣa xác định rõ yêu cầu quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ công, đối tƣợng và nội dung quản lý trong các khâu quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tƣ, triển khai thực hiện dự án, quản lý sử dụng vốn, quản lý khai thác dự án và một số vấn đề khác. Việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý đầu tƣ công chƣa rõ ràng.

Hai là, hiện tại nƣớc ta còn thiếu chế tài đủ mạnh để đảm bảo kỷ cƣơng, kỷ luật trong đầu tƣ công, thiếu những biện pháp và công cụ hữu hiệu để xử lý những vi phạm trong lĩnh vực đầu tƣ công.

50

Chỉ thị 1792 ban hành năm 2011 đã tác động vô cùng lớn đến hoạt động đầu tƣ công trong cả nƣớc trên mọi lĩnh vực, xiết chặt hàng rào pháp lý và quy định về thẩm định các dự án đầu tƣ công và xét duyệt đầu tƣ dự án, nâng cao quản lý giám sát từ TƢ xuống địa phƣơng, tuy nhiên, việc thực hiện còn gặp không ít khó khăn.

* Trong hoạt động đầu tư công của tỉnh

Hoạt động đầu tƣ công trong những năm qua của tỉnh Sơn La đã có nhiều thay đổi lớn sau quá trình thực hiện hàng loạt các chính sách đầu tƣ công của TƢ, đầu tƣ công đã tập trung hơn, công tác thẩm định, giám sát, xét duyệt cũng đƣợc thắt chặt, hiệu quả đầu tƣ công tăng rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn không ít những tồn tại còn mặc phải cụ thể nhƣ:

Ba là, số dự án đầu tƣ công tuy đã giảm nhƣng đa số là ở khu vực sử dụng vốn ngân sách TƢ, đây là khu vực dự án do TƢ xét duyệt thẩm định và đƣa ra quyết định đầu tƣ, bên cạnh đó các dự án đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách địa phƣơng vẫn không hề thay đổi điều này chứng tỏ hoạt động thắt chặt đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách địa phƣơng chƣa thực sự đƣợc xiết chặt.

Bốn là, đầu tƣ công còn quá dàn trải, phân bổ rải rác và thiếu cân đối giữa các ngành, lĩnh vực, các hạng mục khác nhau, gây mất cân đối cho phát triển. Đầu tƣ thiếu tập trung, còn quá yếu trong đầu tƣ về y tế, giáo dục, đây là những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển lâu dài, bền vững của địa phƣơng. Các dự án đều quá thời gian thực hiện và nguyên nhân chính là do bố trí dàn trải, nhƣng chỉ dừng ở việc báo cáo rồi để đó chứ chƣa có một vụ xử lý vi phạm nào vì cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các dự án dân cƣ, dân sinh ở khu vực miền núi cũng hỏng hóc liên tục nên các địa phƣơng ở miền núi thƣờng khi muốn sửa chữa các công trình đó sẽ lập thành các dự án mới mang tên: dự án cải tạo, nâng cấp,… coi nhƣ đó là một dự án mới để đầu tƣ từ đầu.

Năm là, huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt thấp so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu đầu tƣ của tỉnh, cơ sở hạ tầng tuy có nhiều đổi thay nhƣng vẫn còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Sáu là, các tỉnh miền núi nói chung và Sơn La nói riêng đều giao kế hoạch muộn nên thực hiện giải ngân thƣờng chậm. Khó khăn về địa hình ảnh hƣởng rất nhiều đến việc thực hiện dự án và giải ngân vốn. Nhiều dự án khi đã giao vốn nhƣng do biến động về giá cả nhân công, vật liệu nên chƣa đƣợc triển khai và cần

51

chờ phê duyệt lại quyết định. Cơ bản các tỉnh miền núi đều chỉ triển khai vào mùa khô nên khối lƣợng thực hiện và giải ngân thƣờng cao vào những tháng này, giải ngân tập trung nhiều vào cuối năm. Đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện có khúc mắc đều phải xin TW cho phép điều chỉnh kế hoạch. Thời gian điều chỉnh thƣờng kéo dài. Đây cũng chính là điểm gây khó khăn của chính sách quản lý chặt chẽ đầu tƣ công do chƣa có tính linh hoạt trong việc điều hành kế hoạch.

Bảy là, tỉnh Sơn La chƣa chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng các công trình, dự án đầu tƣ công trong thời gian thực hiện, trên thực tế phải khi đƣa vào sử dụng gặp vấn đề mới phát sinh công tác rà soát, kiêm tra, bảo trì, hoàn toàn trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, công tác bảo trì hàng năm đối với các công trình dân sinh cũng chƣa đƣợc đẩy mạnh và quy củ. Ý thức giữ gìn tài sản công của nhân dân còn quá kém. Công tác tuyên truyền đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đạt hiệu quả, đặc biệt là khu vực dân tộc thiểu số.

Tám là, đời sống của một bộ phận dân cƣ còn khó khăn, đói giáp hạt vẫn xảy ra. Chất lƣợng giáo dục, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn chƣa cao. Đào tạo nghề, chất lƣợng lao động và vấn đề giải quyết việc làm còn nhiều bất cập. Tình hình di dịch cƣ tự do, truyền và học đạo trái phép, tranh chấp đất đai, tệ nạn ma tuý vẫn còn diễn biến phức tạp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định. Tuy nhiên đầu tƣ cho các lĩnh vực này trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia còn quá thấp.

+ Trong phân tích về tổng số dự án đầu tƣ trên địa bàn toàn tỉnh, vấn đề bảo vệ môi trƣờng và trồng rựng chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức.

+ Công tác tái định cƣ mặc dù đƣợc triển khai nhƣng trên tiến độ vẫn còn chậm, làm tiêu tốn lƣợng lớn tổng đầu tƣ công hàng năm.

b. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém

* Nguyên nhân khách quan:

Một là, hàng rào pháp lý và môi trƣờng pháp luật chƣa đƣợc hoàn thiện, gây khó khăn trong việc thực hiện đầu tƣ công.

Hai là, do đặc tính về địa lý của địa phƣơng, là khu vực miền núi, địa hình

hiểm trở, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến việc thực hiện các dự án đầu tƣ công, làm gia tăng chi phí đầu tƣ của các dự án, trong khi tổng số vốn đầu tƣ lại giới hạn.

52

Ba là, Sơn La thuộc khu vực biên giới, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tình hình kinh tế, xã hội khó khăn, thông tin kém, trình độ dân trí thấp, gây cản trở cho quá trình tổ chức thực thi các chính sách dƣ dân tái định cƣ, xóa đói giảm nghèo.

Bốn là, việc cắt giảm đầu tƣ, chi tiêu công nhiều công trình, dự án đang đầu tƣ dở dang phải dừng, giãn, hoàn tiến độ đầu tƣ so với dự kiến, nhiều dự án thu hút đầu tƣ do các nhà đầu tƣ gặp khó khăn về vốn cũng triển khai chậm, năng lực mới tăng thêm của ngành xây dựng đạt thấp so với mục tiêu đề ra.

Năm là, tình hình thời tiết diễn biến bất lợi, thiên tai, dịch bệnh tại một số địa bàn làm ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất và đời sống của một bộ phận dân.

Sáu là, do ngân sách hạn hẹp trong khi số tỉnh nghèo và các dự án cần đầu tƣ còn quá nhiều nên việc rót vốn từ TƢ xuống địa phƣơng còn hạn chế, chậm chạp. Phải mất 6 đến 10 tháng từ khi có quyết định đầu tƣ đến khi nguồn vốn đƣợc cấp xuống địa phƣơng.

*Nguyên nhân chủ quan:

Bảy là, vốn đầu tƣ quá ít so với nhu cầu sử dụng vốn thực tế của tỉnh Sơn La. So với các tỉnh trên cả nƣớc, Sơn La thuộc khối các tỉnh còn chịu lệ thuộc lớn vào ngân sách nhà nƣớc và chƣa chủ động đƣợc nguồn ngân sách địa phƣơng hàng năm, trong khi tổng nguồn vốn có đƣợc hàng năm quá ít, nhƣng nhu cầu phát triển mọi mặt toàn diện của địa phƣơng quá cao, nên không thể đáp ứng đƣợc. Các dự án đƣa ra gặp không ít khó khăn khi nguồn vốn cung cấp không thể đảm bảo nên buộc phải cắt giảm nhiều hạng mục. Việc các dự án chậm tiến độ, không đảm bảo kế hoạch bị TW cắt giảm càng làm cho hệ thống đầu tƣ công tắc nghẽn, dở dang và thiếu hiệu quả, các dự án này sau khi bị ngân sách TW cắt giảm thì buộc phải lấy ngân sách địa phƣơng bù đắp hoặc huy động từ các nguồn khác để hoàn thiện.

Tám là, việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách còn chậm và lúng túng. Chất lƣợng xây dựng quy hoạch, cơ chế, chính sách chƣa cao, chƣa sát với điều kiện và tình hình thực tế của các ngành, địa phƣơng.

Chín là, trách nhiệm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị chƣa quyết liệt, còn lúng túng, thiếu chủ động. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chƣa chặt chẽ, khó khăn, vƣớng mắc chậm đƣợc tháo gỡ. Công tác thanh tra, kiểm tra, hƣớng dẫn cơ sở chƣa

53

thƣờng xuyên và kịp thời. Ý thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế trong giữ gìn của công, hiểu biết hạn hẹp, chƣa hiêu rõ đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của bản thân trong việc giám sát, giữ gìn các công trình công cộng, dân sinh.

Mười là, hoạt động quản lý của bộ phận lớn cán bộ trong bộ máy còn chậm chạp, bị động, lệ thuộc vào TW, việc lên kế hoạch vẫn còn chậm chạp, chƣa coi trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho tỉnh trong tƣơng lai.

Hàng loạt những nguyên nhân chồng lấn gây cản trở mạnh đến hoạt động đầu tƣ công của tỉnh trong suốt thời gian qua đòi hỏi các nhà quản lý cần tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra với đầu tƣ công tỉnh Sơn La.

Tóm tắt chương

Nhìn bức tranh chung của đầu tƣ công Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến nay chia ra 2 giai đoạn 2006 – 2010 (đẩy mạnh đầu tƣ công) 2011 – 2013 (thắt chặt đầu tƣ công). Có sự thay đổi nhƣ vậy là do sự bám sát quản lý bằng chính sách của nhà nƣớc trong đầu tƣ công, đặc biệt là sự ra đời của Chỉ thị 1792, bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản pháp lý có liên quan đƣợc đƣa vào thực hiện, sửa đổi và mới đây là Dự thảo Luật Đầu tƣ công.

Trong khi đó đầu tƣ công tỉnh Sơn La cũng có nhiều biến chuyển. Tuy số vốn đầu tƣ hàng năm giảm mạnh, số dự án đƣợc đầu tƣ giảm hơn một nửa sau 3 năm nhƣng thay vào đó bình quân số vốn trên một dự án lại tăng đáng kể. Hoạt động đầu tƣ đã đƣợc tập trung hơn, việc quản lý các dự án đƣợc coi trọng và thắt chặt hơn so với giai đoạn trƣớc. Nhiều dự án đƣợc khởi công mới, đáp ứng nhu cầu đời sống và phát triên kinh tế - xã hội của bà con nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, tổ chức thực thi chính sách tỉnh Sơn La còn nhiều tồn tại, hạn chế

Tồn tại trong khung pháp lý, chính sách: hệ thống pháp luật chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu chế tài đủ mạnh để quản lý. Chƣa có đủ bộ tiêu chí làm cơ sở để thẩm định cũng nhƣ đánh giá từ cấp TƢ tới địa phƣơng đối với các dự án đầu tƣ nói chung và đầu tƣ công nói riêng.

Tồn tại trong hoạt động đầu tƣ công của tỉnh: đầu tƣ công còn quá dàn trải, phân bổ rải rác và thiếu cân đối giữa các ngành, lĩnh vực, các hạng mục khác nhau, gây mất cân đối cho phát triển; huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt thấp so với tiềm

54

năng, lợi thế; chƣa chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng các công trình, dự án đầu tƣ công; đầu tƣ công không hiệu quả,…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Nguyên nhân khách quan: khung pháp lý và môi trƣờng chính sách ko thuận lợi; điều kiện địa lý, kinh tế của địa phƣơng còn nhiều khó khăn, với phần lớn dân cƣ là đồng bào dân tộc thiểu số, nghèo đói, dịch bệnh, dân trí thấp; thời tiết không ủng hộ, nhiều đồi núi khiến cho giao thông khó khăn, việc vận chuyện và xây dựng tốn kém; nguồn vốn TƢ cấp xuống chậm và nhiều hạn chế; vốn đầu tƣ quá ít so với nhu cầu đầu tƣ công của địa phƣơng trong khi tiềm lực kinh tế của tỉnh Sơn La còn kém.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác quản lý kém; đội ngũ cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động tổ chức thực thi; lập kế hoạch chậm; bị động trong việc ra quyết định; còn lệ thuộc nhiều vào quản lý cấp TƢ; chƣa phân rõ cấp quản lý, trách nhiệm pháp lý với các đối tƣợng thực hiện….

Vì vậy, đòi hỏi cần có giải pháp giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tƣ công tỉnh Sơn La.

55

CHƢƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ CÔNG

TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 3.1 Quan điểm, định hƣớng của Nhà nƣớc

Hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta đang đề ra hàng loạt các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ công, cụ thể nhƣ:

-Thống nhất chủ trương, quán triệt sâu rộng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công.

+ Ban hành các văn bản có tính pháp lý cao đối với đầu tƣ công.

+ Tích cực nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung trình ban hành các văn pháp luật: Luật đầu tƣ công; Luật đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào sản xuất kinh doanh; Luật Đấu thầu; Luật Ngân sách; Luật Quy hoạch… để làm cơ sở pháp lý vững chắc cho điều hành quản lý đầu tƣ công.

+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan nhƣ Nghị quyết về phân cấp; Nghị định về đầu tƣ trung hạn; Văn bản về tập trung đầu tƣ vào các khu kinh tế; các vùng kinh tế trọng điểm…

-Hoàn thiện quy trình hóa đầu tư công

+ Chuẩn hóa quy trình hình thành, phê duyệt, tổ chức triển khai, vận hành duy tu bảo dƣỡng một dự án đầu tƣ công. Phân công, phân cấp, phân nhiệm giữa các bên hữu quan: Cơ quan phê duyệt – cơ quan chủ quản - cơ quan quản lý sử dụng trong một quy trình đầy đủ.

+ Luật hóa các nội dung có liên quan để tiến tới một bộ quy trình chuẩn về các vấn đề có liên quan đến một dự án – một chƣơng trình – một kế hoạch đầu tƣ công. Mục đích hƣớng tới là không có dự án nào không nằm trong chƣơng trình, kế hoạch và không đƣợc thẩm định xét duyệt và vận hành duy tu bảo dƣỡng.

Bố trí nguồn tài chính cho tất cả các công đoạn của đầu tƣ công. Không bỏ qua ngân sách cho bất cứ giai đoạn nào để đảm bảo dự án đã đƣợc đầu tƣ sẽ đƣợc đảm bảo kinh phí vận hành đúng tuổi đời của dự án.

-Tin học hóa hệ thống quản lý đầu tư công

Triển khai hệ thống quản lý dự án đầu tƣ công thông qua các công cụ hiện đại.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tư công tỉnh sơn la giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 55)