Giới thiệu tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tư công tỉnh sơn la giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 36)

7. Kết cấu khóa luận

2.2.1Giới thiệu tỉnh Sơn La

a. Vị trí địa lý

Sơn La là Trung tâm của vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc, diện tích tự nhiên là 14.174,44 km2, chiếm 4,28% diện tích cả nƣớc, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Vị trí địa lý nằm từ 20039’ đến 22002’ vĩ độ bắc và từ 103011’ đến 105002’ kinh độ đông.

Tỉnh Sơn La có quốc lộ 6 (Hà Nội - Sơn La - Điện Biên) đi qua, là điểm nhấn trên hành lang kinh tế Tây Bắc. Quốc lộ 279 nối liền các tỉnh từ Tây Bắc sang Đông Bắc, có ranh giới với các tỉnh trong nƣớc dài 628 km và có chung đƣờng biên giới

31

Việt Nam - Lào dài 250 km. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 11 huyện (mới thành lập huyện Vân Hồ tại Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013).

b. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thuỷ điện lớn nhất nƣớc, mà còn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy.

Ngoài tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La còn có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao nhƣ dâu, tằm, cà phê, chè, rau sạch, hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 – 20 vạn tấn ngô, đậu tƣơng - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông – lâm nghiệp, hàng hoá nhƣ trên là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản nhƣ chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc…tham gia vào thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

Là một tỉnh nghèo với nhiều khó khăn về địa hình, kinh tế cũng nhƣ xã hội: Sơn La đƣợc biết đến là một tỉnh biên giới giáp Lào, tại đây tập trung đông đảo đồng bào dân cƣ, dân tộc thiểu số sống ở vùng núi với trình độ dân trí thấp và điều kiện kinh tế khó khăn.

Địa hình hiểm trở, gây trở ngại cho hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải đi lại có nhiều khó khăn, khiến cho chi phí đầu tƣ phát triển bị đội lên nhiều. Bên cạnh các hoạt động phát triển kinh tế, Sơn La hiện còn phải tập trung nhiều vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm, giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo và hoạt động tái định cƣ cho khu vực dân di dời của các dự án thủy điện .

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tư công tỉnh sơn la giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 36)