Kinh nghiệm của các quốc gia thuộc tổ chức OECD trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tư công tỉnh sơn la giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 25)

7. Kết cấu khóa luận

1.4.1 Kinh nghiệm của các quốc gia thuộc tổ chức OECD trong lĩnh vực

Trong thời gian qua, đầu tƣ công đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung ứng các dịch vụ công; tạo môi trƣờng thực hiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và công bằng xã hội, tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, do hệ thống chính sách quản lý đầu tƣ công chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu các chế tài và biện pháp quản lý, giám sát, nên đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế; đầu tƣ còn dàn trải, phân tác, kế hoạch đầu tƣ bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tƣ kém. Tình trạng thi công vƣợt quá vốn kế hoạch đƣợc giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản quá mức, gây áp lực lớn đến cân đối ngân sách các cấp.

Bên cạnh đó, địa phƣơng liên tục gặp phải những vấn đề trong thực thi chính sách đầu tƣ công: Không nắm bắt đƣợc yêu cầu, chỉ đạo từ Trung ƣơng; không biết cách triển khai hợp lý tại địa phƣơng; điều tiết, phân bổ nguồn vốn đầu tƣ công không phù hợp dẫn đến đầu tƣ dàn trải, thiếu tập trung, không hiệu quả; bộ máy quản lý chậm chạp, thiếu nhạy bén với xu hƣớng và trình độ phát triển khoa học công nghệ;….Vì vậy cần nhanh chóng hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tƣ công đặc biệt là tại cấp địa phƣơng.

1.4 Kinh nghiệm quốc tế

Nhƣ đã đề cập trong phần I các khái niệm, đầu tƣ công là hoạt động đƣợc tất cả các chính phủ trên thế giới quan tâm và theo dõi, điều chỉnh để ngày càng nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tƣ. Mỗi quốc gia có quan điểm, cách quản lý đầu tƣ công của riêng mình. Điều này đã làm nên nét đặc trƣng trong hoạt động quản lý đầu tƣ công của các quốc gia.

1.4.1 Kinh nghiệm của các quốc gia thuộc tổ chức OECD trong lĩnh vực đầu tư công đầu tư công

Các quốc gia thuộc tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) là các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhất thế giới, tập trung đầu tƣ công vào

20

các lĩnh vực: Cải thiện chất lƣợng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng, giao thông, thông tin và công nghệ thông tin; Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học; Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo; Khuyến khích đầu tƣ vào các lĩnh vực công nghệ xanh và sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả , phát triển bền vững. Tùy từng điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mà các quốc gia trong tổ chức này lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ công trọng điểm:

Úc: Chính phủ tập trung đầu tƣ công chủ yếu trong các lĩnh vực là: Xây dựng

cơ sở hạ tầng thiết yếu (đƣờng bộ, đƣờng sắt, nhà ở, hệ thống giáo dục); Hỗ trợ tài chính cho quỹ hƣu trí, ngƣời lao động; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ (ví dụ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một khoảng thời gian); các dự án đào tạo.

Áo: Tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các chƣơng trình đầu tƣ bằng các

biện pháp về thuế; các chƣơng trình việc làm mang tính vùng miền.

Canada: Dành đầu tƣ vào đƣờng, cầu và giao thông công cộng, hệ thống

nƣớc sạch và chăm sóc y tế; Đầu tƣ và nâng cấp nhà xã hội, hỗ trợ ngƣời mua nhà; Giảm thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp; Hỗ trợ các thành phần kinh tế và cộng đồng dễ bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế nhƣ nông nghiệp, công nghiệp sản xuất.

Pháp: Đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhà nƣớc trong các lĩnh vực bƣu chính,

năng lƣợng và đƣờng sắt; Đầu tƣ cho quốc phòng, các lĩnh vực trọng yếu nhƣ công nghệ sạch, giáo dục chất lƣợng cao; Đầu tƣ cho hệ thống công ích nhƣ bệnh viện, nhà trẻ và các tổ chức cộng đồng khác; Hỗ trợ giải quyết vấn đề lao động, nhà ở, sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng.

1.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc lập kế hoạch và quy hoạch đầu tư công

Để nâng cao chất lƣợng đầu tƣ công, các dự án đầu tƣ đƣợc thắt chặt ngay từ những bƣớc đi đầu tiên. Tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tƣ công đều phải nằm trong quy hoạch đã đƣợc duyệt mới đƣợc chuẩn bị đầu tƣ. Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nƣớc Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Quốc Vụ viện phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã đƣợc duyệt. Các Bộ ngành, địa phƣơng căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã đƣợc duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tƣ và danh mục các dự án đầu tƣ (bằng vốn của ngân sách nhà nƣớc và

21

vốn đầu tƣ của xã hội). Trung Quốc rất coi trọng khâu chủ trƣơng đầu tƣ dự án. Tất cả các dự án đầu tƣ công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (điều chỉnh mục tiêu đầu tƣ, quy mô đầu tƣ dự án, tổng mức đầu tƣ) nằm trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt phải đƣợc sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đầu tư công tỉnh sơn la giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 25)