2.3.2.1. Hạn chế
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long đã luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và luôn vƣợt mức các
60
chỉ tiêu đề ra. Hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long đã ngày một đƣợc hoàn thiện, có nhiều đóng góp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động TTQT của Vietcombank Thăng Long còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc.
Một là, mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu.
Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán hàng nhập khẩu (trung bình doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng một nửa doanh số thanh toán hàng nhập khẩu). Hơn nữa một số khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu qua Chi nhánh Thăng Long nhƣng lại thanh toán hàng xuất khẩu qua các ngân hàng thƣơng mại khác nên Chi nhánh Thăng Long không thu đƣợc nguồn ngoại tệ về. Điều này làm cho ngân hàng hạn chế về nguồn ngoại tệ để thanh toán, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Hai là,thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam mới đƣợc chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa nên vẫn còn mang nặng tính quan liêu, bao cấp. Khách hàng đến giao dịch với ngân hàng luôn phải thực hiện các thủ tục rƣờm rà, mất thời gian, gây tâm lý không thoải mái. Đó là lý do giải thích sự tăng lên của số lƣợng khách hàng đến giao dịch tại các ngân hàng nƣớc ngoài hoặc các ngân hàng liên doanh. Tại các ngân hàng này, khách hàng chỉ phải làm các thủ tục đơn giản, đƣợc hƣớng dẫn tận tình mà vẫn đảm bảo tính an toàn.
Ba là, thời gian xử lý các giao dịch chƣa nhanh.
Mức độ xử lý tự động các giao dịch chƣa cao, quy trình thanh toán rƣờm rà, chƣa tạo thành khâu khép kín, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tốc độ thanh toán quốc tế giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam vẫn còn chậm trễ.
Bốn là, chƣơng trình hiện đại hoá ngân hàng chƣa hoàn thiện và ổn định.
Các sự cố kỹ thuật chƣa đƣợc khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn, từ đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giao dịch và uy tín của ngân hàng.
61
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Một là, mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh tại ngân hàng còn nhiều vấn
đề chƣa hợp lý. Sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các phòng chức năng còn lỏng lẻo, chồng chéo, chƣa tạo đƣợc một dịch vụ khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng. Do vậy, thời gian thanh toán còn dài và phí dịch vụ cao.
Hai là, công tác kiểm tra, kiểm soát về các nghiệp vụ TTQT chƣa đƣợc
tiến hành thƣờng xuyên.
Ba là, Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trụ sở làm việc còn chật chội, chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.
Bốn là, Trình độ, năng lực của đa số cán bộ tuy đã đƣợc nâng lên song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính, có kinh nghiệm làm việc còn ít, do đó ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận khai thác chƣơng trình công nghệ mới phục vụ khách hàng.
Nguyên nhân khách quan
Một là, tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua có nhiều biến
động đã ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT của các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long nói riêng.
Hai là,chính sách điều hành và quản lý tỷ giá còn chƣa linh hoạt, việc
kiểm soát tỷ giá là chƣa tốt. Việc không kiểm soát đƣợc tỷ giá khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và đối mặt với việc thua lỗ trong các phƣơng án kinh doanh của mình. Mặc dù trong những năm qua, Ngân hàng nhà nƣớc cũng đã có những biện pháp nhằm bình ổn và kiểm toát tỷ giá, song những chính sách điều hành tỷ giá của nhà nƣớc chƣa thực sự phát huy hiệu quả cao nhất, chính sách điều hành tỷ giá đôi khi thiếu linh hoạt và gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nhƣ Ngân hàng.
62
Ba là, môi trƣờng pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn thiếu và
chƣa đồng bộ.
Các văn bản hiện hành chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chƣa cao. Hoạt động TTQT chƣa thực sự đƣợc bảo vệ bởi một hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.
Bốn là, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại còn nhiều bất cập. Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan thƣờng xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng đƣợc phép xuất nhập khẩu, biếu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thƣờng là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ chƣa có chiến lƣợc, giải pháp tổng thể hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu các thủ tục hành chính còn rƣờm rà, chƣa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí. Chƣa xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Năm là, trình độ kinh nghiệm của khách hàng.
Mặc dù số lƣợng khách hàng đƣợc phép trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng tăng nhƣng kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu vẫn chƣa có, trình độ am hiểu về công tác thanh toán quốc tế còn hạn chế gây không ít khó khăn cho ngân hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam rất yếu về các nghiệp vụ ngoại thƣơng. Ngoài ra các doanh nghiệp vẫn chƣa nắm rõ luật kinh tế, thủ tục tố tụng nên trong trƣờng hợp có tranh chấp thì không khiếu nại kịp thời,đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng. Từ chỗ không nắm vững đƣợc luật pháp sẽ dẫn đến những sơ hở về mặt pháp lý trong việc ký hợp đồng thƣơng mại.
63
Một nguyên nhân khác xuất phát từ phía khách hàng là khi khách hàng thấy có bất lợi do hàng hoá xuống giá làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, họ lại nhờ ngân hàng tìm kiếm sai sót để bắt lỗi nhằm từ chối thanh toán, thậm chí cả trong trƣờng hợp sai sót là không đáng kể, việc từ chối là trái với thông lệ quốc tế làm ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng hoặc đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn khi phải thực hiện cam kết thanh toán với các ngân hàng nƣớc ngoài.
Sáu là, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các ngân hàng trên địa bàn
thành phố Hà Nội cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Môi trƣờng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TTQT nói riêng của Vietcombank Thăng Long có sự cạnh tranh rất lớn của các NHTM khác đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Namvà các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng này thƣờng có vốn điều lệ lớn nên cho phép các doanh nghiệp có thể vay đƣợc những khoản vay lớn, thực hiện các dự án lớn, do đó có điều kiện ràng buộc doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng. Còn các ngân hàng nƣớc ngoài thƣờng có lợi thế về thông tin hiện đại, thủ tục tín dụng đơn giản, có kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách ngân hàng. Vì vậy, lƣợng khách hàng đặt quan hệ giao dịch với Vietcombank Thăng Long ngày càng giảm. Điều này giải thích tại sao giá trị kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Thăng Long trong những năm gần đây tăng ít hoặc không tăng.
Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, chúng ta thấy đƣợc những kết quả mà ngân hàng đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục đƣợc những hạn chế trên để phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
64
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THĂNG LONG