Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCPNgoạ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 59)

Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Trong những năm qua, với chính sách kinh tế hợp lý của Đảng và Nhà nƣớc đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nền kinh tế nƣớc ta. Với xu hƣớng hội nhập cùng với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ theo đƣờng lối của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm qua tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán quốc tế qua Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.

Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long ngày một phát triển, chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng qua các năm là phƣơng thức chuyển tiền (từ 66,7 % năm 2011 lên 79,7 % năm 2012 và 75,96% năm 2013). Phƣơng thức này có xu hƣớng tăng do mức độ tin tƣởng thanh toán giữa hai bên tăng lên và phƣơng thức này có tốc độ thanh toán nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán.

Bảng 2.6 Tình hình thanh toán quốc tế tại VCB Thăng Long

(Đơn vị: Triệu USD)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Thanh toán Tỷ lệ (%) Giá trị Thanh toán Tỷ lệ (%) Giá trị Thanh toán Tỷ lệ (%) Chuyển tiền 76,70 66,7 91,65 79,7 94,95 75,9 Nhờ thu 5,3 4,6 2,6 2,26 6,05 4,84 L/C 33 28,7 20,75 18,04 24 19,2 Tổng 115 100 115 100 125 100

Nguồn: Vietcombank Thăng Long và tác giả tính toán

Nhờ thu là phƣơng thức có độ an toàn khá cao. Tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại Vietcombank Thăng Long (trung bình chiếm khoảng 3% tổng giá trị thanh toán quốc tế) và có

53

sự biến động qua các năm (giảm từ 4,6% năm 2011 xuống còn 2,26% năm 2012 và có xu hƣớn tăng trở lại vào năm 2013).

Thanh toán quốc tế là hoạt động luôn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong điều kiện ngày nay Kinh tế – Chính trị thế giới có nhiều biến động thì để đảm bảo an toàn trong thanh toán, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thƣờng lựa chọn phƣơng thức tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán chính cho mình. Tuy nhiên, phƣơng thức tín dụng chứng từ chỉ chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại Vietcombank Thăng Long (trung bình khoảng 22%) và có xu hƣớng giảm (giảm mạnh nhất là năm 2012, giá trị thanh toán chỉ đạt 20,75 triệu USD tƣơng đƣơng chiếm 18,04% trong tổng giá trị thanh toán quốc tế). Có thể thấy, giá trị thanh toán chƣa cao và chƣa thực tƣơng xứng với vị thế hàng đầu trong hoạt động ngoại thƣơng của Vietcombank Thăng Long.Vietcombank Thăng Long đang thụt lùi trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong thời gian qua Ngân hàng không những không mở rộng đƣợc quy mô hoạt động và tìm kiếm thêm khách hàng mới mà còn mất dần đi những khách hàng truyền thống, quen thuộc.

Bảng 2.7 Tình hình thanh toán hàng Xuất – Nhập khẩu tại Vietcombank Thăng Long

(Đơn vị: Triệu USD)

2011 2012 2013 Giá trị Tỷ Trọng (%) Giá trị Tỷ Trọng (%) Giá trị Tỷ Trọng (%) Thanh toán hàng nhập khẩu 71,2 62 69,8 61 76,7 61 Thanh toán hàng xuất khẩu 43,8 38 45,2 39 48,3 39 Tổng 115 100 115 100 125 100

Nguồn: Vietcombank Thăng Long và tác giả tính toán

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh Thăng Long tƣơng đối ổn định qua các năm, chứng tỏ khách hàng rất có lòng tin vào chất lƣợng và uy tín của chi nhánh. Năm 2013, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 125

54

triệu USD, tăng 10 triệu USD so với cùng kỳ nằm 2011 và 2012. Tuy nhiên, có sự mất cân đối trong tỷ trọng giữa thanh toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu, nguyên nhân của việc mất cân đối này là do các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản và hàng thô, chƣa qua chế biến nên giá trị chƣa cao, còn hàng nhập khẩu là máy móc, công nghệ …

2.2.1. Phương thức nhờ thu

Nhờ thu là phƣơng thức thanh toán khá an toán, đặc biệt là nhờ thu kèm chứng từ, tuy nhiên việc bên mua có thanh toán tiền hàng và nhận hàng hay không vẫn phụ thuộc vào thiện chí của bên mua, vì vậy quyền lợi của bên bán vẫn chƣa đƣợc đảm bảo. Tại ngân hàng Vietcombank Thăng Long, doanh số thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức nhờ thu không cao và luôn có sự biến động qua các năm.

Bảng 2.8 Thanh toán quốc tế theo phƣơng thức nhờ thu tại Vietcombank Thăng Long

(Đơn vị: Triệu USD)

2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) Nhờ thu XK -Thông báo 1,96 2,25 0,32 0,29 115 -1,93 14 -Thanh toán 1,8 2,2 0,3 0,4 122 -1.9 14 Nhờ thu NK -Thông báo 3,66 0,45 5,94 -3,21 12 5,49 1320 -Thanh toán 3,5 0,4 5,75 -3,1 11 5,35 1438

Nguồn: VCB Thăng Long và Tác giả tính toán

Nhờ thu xuất khẩu và nhờ thu nhập khẩu có sự biến động mạnh qua các năm.

55

Trong giai đoạn 2011 – 2012, nhờ thu xuất khẩu tăng nhẹ (năm 2012 thanh toán tăng 0,4 triệu USD tƣơng đƣơng 22% so với năm 2011) còn nhờ thu nhập khẩu lại sụt giảm nghiêm trọng (năm 2012 thanh toán 0,4 triệu USD tƣơng đƣơng 89% so với năm 2011).

Ngƣợc lại, trong giai đoạn 2012 – 2013,nhờ thu xuất khẩu giảm đáng kể (giá trị thanh toán năm 2013 giảm 1,9 triệu USD tƣơng đƣơng 86% so với năm 2012) còn nhờ thu nhập khẩu lại tăng đột biến (giá trị thanh toán năm 2013 đạt 5,75 triệu USD, tăng 5,35 triệu USD tƣơng đƣơng tăng 1438% so với năm 2012).

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long sử dụng phƣơng thức nhờ thu nhƣ là một phƣơng thức để thúc đẩy việc mở rộng hoạt động TTQT. Thông qua phƣơng thức nhờ thu, Ngân hàng tăng cƣờng quan hệ đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài.

Hình 2.3 Nhờ thu xuất khẩu và nhờ thu nhập khẩu tại Vietcombank Thăng Long

2.2.2. Phƣơng thức tín dụng chứng từ

Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ bảo đảm đƣợc quyền bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Tuy nhiên, phƣơng thức thanh toán này khá phức tạp, đòi hỏi nghiệp vụ cao. Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, phƣơng thức tín dụng chứng từ trung bình chiếm khoảng 24% doanh số thanh toán và có sự tăng giảm thất

0 1 2 3 4 5 6 7 2011 2012 2013 Nhờ thu NK Nhờ thu XK

56

thƣờng cả về giá trị thanh toán và tỷ trọng (năm 2012 giá trị thanh toán giảm mạnh xuống còn 20,75 triệu USD tƣơng đƣơng 37% so với năm 2011, sang năm 2013 giá trị thanh toán tăng nhẹ lên con số 24 triệu USD tƣơng đƣơng tăng 15,6% so với năm 2012).

Về L/C xuất khẩu:

Bảng 2.9 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại VCB Thăng Long

(Đơn vị: Triệu USD)

2011 2012 2013

số món số tiền số món số tiền số món số tiền

Thông báo L/C 93 11,6 76 9,2 117 13,2

Thanh toán L/C 87 10 72 8 105 12

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013 – VCB Thăng Long

Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu trong những năm qua có sự biến động thất thƣờng. Năm 2011 thông báo là 93 món trị giá 11,6 triệu USD và thanh toán 87 món trị giá 10 triệu USD, nhƣng sang năm 2012 sụt giảm cả về số món và giá trị(thông báo 76 món với trị giá là 9,2 triệu USD và thanh toán 72 món trị 8 triệu USD). Tuy nhiên, sang năm 2013 lại tăng đột biến (thông báo 117 món trị giá 13,2 triệu USD và thanh toán 105 món trị giá 12 triệu USD). Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do năm 2012, nền kinh tế chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc với nguồn vốn để quay vòng sản xuất.

Về L/C nhập khẩu:

Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu có sự suy giảm nghiêm trọng trong ba năm qua, thấp nhất là năm 2013 với giá trị thanh toán chỉ đạt 12 triệu USD tƣơng đƣơng giảm gần 6% so với năm 2012 và gần 48% so với năm 2011. Sở dĩ nhƣ vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hƣởng của tình hình kinh tế chung và sự thay đổi trong việc sử dụng phƣơng thức thanh toán

57

trong TTQT, phƣơng thức chuyển tiền có xu hƣớng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trọng hoạt động thanh toán quốc tế.

Bảng 2.10 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại VCB Thăng Long

(Đơn vị: Triệu USD)

2011 2012 2013

số món số tiền số món số tiền số món số tiền

Mở L/C 287 24,5 147 17,93 143 12,63

Thanh toán L/C 336 23 139 12.75 115 12

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013 – VCB Thăng Long

2.2.3. Phƣơng thức chuyển tiền

Cùng với phƣơng thức nhờ thu và phƣơng thức tín dụng chứng từ, chuyển tiền là một phƣơng thức đƣợc sử dụng khá phổ biến trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.

Bảng 2.11 Thanh toán quốc tế theo phƣơng thức chuyển tiền tại Vietcombank Thăng Long

(Đơn vị: Triệu USD)

2011 2012 2013

số tiền số tiền 2012/2011 số tiền 2013/2012

Chuyển tiền đến 32 35 109 36 103

Chuyển tiền đi 44,7 56,65 127 58,95 104

Tổng 76,7 91,65 119 94,95 104

Nguồn: Vietcombank Thăng Long và tác giả tính toán

Chuyển tiền là phƣơng thức mang nhiều tính chất rủi ro và thƣờng đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp bên mua và bên bán tin tƣởng lẫn nhau. Mặc dù vậy, khối lƣợng thanh toán quốc tế theo phƣơng thức chuyển tiền tại Vietcombank Thăng Long chiếm tỷ lệ khá cao và luôn ổn định qua các năm (năm sau cao hơn năm trƣớc). Năm 2012 đạt giá trị 91,65 triệu USD tăng 19% so với năm 2011 và năm 2013 đạt giá trị 94,95 triệu USD tƣơng đƣơng tăng 4% so với năm 2012.

58

Chuyển tiền đến bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện lệnh thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trƣớc hoặc sau khi giao hàng. Trong những năm qua, lƣợng tiền chuyển đến luôn thấp hơn lƣợng tiền chuyển đi, có xu hƣớng tăng chậm và giá trị không cao, nguyên nhân chủ yếu do mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản và các sản phẩm thô mang lại giá trị không cao.

2.2.4. Quan hệ khách hàng

Với tinh thần phục hết mình, không ngừng nỗ lực cố gắng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên Vietcombank Thăng Long và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, số lƣợng khách hàng đến với Vietcombank Thăng Long nói chung và hoạt động TTQT nói riêng ngày càng tăng lên.

Quan hệ thanh toán của Vietcombanktập trung chủ yếu vào khu vực Châu Á nhƣ: Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Trung Quốc...Và hiện nay đã mở rộng sang các nƣớc Châu Á khác và Châu Mỹ.

Bảng 2.12 Quan hệ đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài của Vietcombank Năm Số NH quan hệ đại lý Số nƣớc quan hệ đại lý

2010 1430 63

2011 1525 71

2012 1629 87

2013 1702 120

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013 – VCB Thăng Long

Vietcombank Thăng Long luôn duy trì, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam có quan hệ đại lý với 1702 ngân hàng ở 120 nƣớc trên thế giới.

59

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi Thăng Long Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi Thăng Long

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long đã chứng tỏ đƣợc khả năng, thế mạnh của mình trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế.

Thứ nhất,hoạt động TTQT trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết

quả đáng khích lệ, doanh số TTQT không ngừng tăng lên qua các năm, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.

Thứ hai,hoạt động TTQT đƣợc từng bƣớc cải thiện về chất lƣợng và phát

triển đa dạng các phƣơng thức TTQT. Đến nay, Vietcombank Thăng Long đã thực hiện đƣợc hầu hết các phƣơng thức TTQT từ những phƣơng thức đơn giản nhƣ chuyển tiền, nhờ thu đến những phƣơng thức phức tạp, đòi hỏi kỹ năng xử lý các nghiệp vụ cao nhƣ L/C dự phòng, L/C chuyển nhƣợng.

Thứ ba,trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT liên tục đƣợc nâng cao qua

các chƣơng trình đào tạo ngắn và dài hạn ở trong và ngoài nƣớc.

Thứ tư, hoạt động TTQT của Vietcombank Thăng Long cũng thúc đẩy

các hoạt động kinh doanh khác nhƣ hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh… đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp trong những năm qua.

Thứ năm,Vietcombank Thăng Long đã đƣa ra nhiều chính sách khách

hàng hợp lý, với mục tiêu mở rộng thị phần và thu hút khách hàng. Bên cạnh việc giữ chân các khách hàng truyền thống, chi nhánh tích cực và chủ động tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng quy mô hoạt động.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long đã luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và luôn vƣợt mức các

60

chỉ tiêu đề ra. Hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long đã ngày một đƣợc hoàn thiện, có nhiều đóng góp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động TTQT của Vietcombank Thăng Long còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc.

Một là, mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu.

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán hàng nhập khẩu (trung bình doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng một nửa doanh số thanh toán hàng nhập khẩu). Hơn nữa một số khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu qua Chi nhánh Thăng Long nhƣng lại thanh toán hàng xuất khẩu qua các ngân hàng thƣơng mại khác nên Chi nhánh Thăng Long không thu đƣợc nguồn ngoại tệ về. Điều này làm cho ngân hàng hạn chế về nguồn ngoại tệ để thanh toán, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Hai là,thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam mới đƣợc chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa nên vẫn còn mang nặng tính quan liêu, bao cấp. Khách hàng đến giao dịch với ngân hàng luôn phải thực hiện các thủ tục rƣờm rà, mất thời gian, gây tâm lý không thoải mái. Đó là lý do giải thích sự tăng lên của số lƣợng khách hàng đến giao dịch tại các ngân hàng nƣớc ngoài hoặc các ngân hàng liên doanh. Tại các ngân hàng này, khách hàng chỉ phải làm các thủ tục đơn giản, đƣợc hƣớng dẫn tận tình mà vẫn đảm bảo tính an toàn.

Ba là, thời gian xử lý các giao dịch chƣa nhanh.

Mức độ xử lý tự động các giao dịch chƣa cao, quy trình thanh toán rƣờm rà, chƣa tạo thành khâu khép kín, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tốc độ thanh toán quốc tế giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam vẫn còn chậm trễ.

Bốn là, chƣơng trình hiện đại hoá ngân hàng chƣa hoàn thiện và ổn định.

Các sự cố kỹ thuật chƣa đƣợc khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn, từ đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giao dịch và uy tín của ngân hàng.

61

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Một là, mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh tại ngân hàng còn nhiều vấn

đề chƣa hợp lý. Sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các phòng chức năng còn lỏng lẻo, chồng chéo, chƣa tạo đƣợc một dịch vụ khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng. Do vậy, thời gian thanh toán còn

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)