Mối quan hệ giữa khai thác và chế biến hải sản

Một phần của tài liệu Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An (Trang 119)

Giữa đánh bắt và chế biến, buôn bán hải sản có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì đặc trưng của nghề đánh bắt là đi đánh bắt thường xuyên, ngày thì được nhiều, ngày thì được ít, trong khi sản phẩm sẽ nhanh chóng bị ươn, thối, hỏng nếu không được chế biến kịp thời. Thành quả của ngành đánh bắt là hải sản tươi sống - nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến và buôn bán hải sản, chế biến và buôn bán lại tạo nên những sản phẩm mới, tạo ra những giá trị kinh tế riêng, bổ sung thêm cho đánh bắt. Ngoài ra, số tiền thu được trong buôn bán và chế biến cũng giúp để sửa chữa và duy tu ngư cụ. Không có đánh bắt thì không có sản phẩm cho chế biến hoặc buôn bán. Còn chế biến và buôn bán lại làm tăng giá trị cho hải sản. Bởi vì những lúc đánh bắt được

Những người làm nghề chế biến, sơ chế hải sản

Những người buôn bán vừa và nhỏ ở các chợ trong và ngoài thị xã Đội ngũ xe lai Internet: các website về du lịch, website của tỉnh, thị xã,... Người tiêu dùng Người tiêu dùng Luồng thông tin phản hồi

nhiều, giá mặt bằng chung sẽ thấp, với các phương thức chế biến và bảo quản, sẽ dự trữ được hải sản, chờ tới lúc thời tiết bất ổn, lượng đánh bắt được ít hoặc không thể ra biển đánh bắt, lúc này lại bán hải sản dự trữ ra, giá cả sẽ cao hơn.

Đánh bắt – chế biến và buôn bán hải sản liên quan mật thiết với nhau, nhưng có tính độc lập tương đối. Tính độc lập thể hiện ở chỗ, dường như đó là những hoạt động kinh tế khá riêng rẽ vì kết thúc của mỗi công đoạn đều tạo ra những giá trị kinh tế độc lập (đánh bắt hải sản - bán lấy tiền, chế biến nên sản phẩm – bán lấy tiền, buôn bán hải sản – trung gian giữa người đánh bắt và người tiêu dùng hoặc giữa người đánh bắt với người bán lẻ,... cũng là đều bán hải sản để lấy tiền). Những người tham gia các công đoạn trên đều tạo ra những giá trị kinh tế riêng, cho nên dường như mỗi công đoạn đó là một quy trình sản xuất khá độc lập.

Môi trường biển cả, với nguồn lợi là hải sản, đã tạo ra hai loại hình sinh kế đặc trưng cho hai giới trong cộng đồng ngư dân nơi đây. Nam giới – đa phần làm nghề khai thác – được tiếp cận trực tiếp tới nguồn lợi hải sản. Nữ giới – đa phần làm nghề chế biến và buôn bán hải sản – không trực tiếp tham gia khai thác nguồn lợi hải sản mà chỉ sử dụng thành quả của đánh bắt để triển khai các hoạt động kinh tế liên quan khác. Như vậy, cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn lợi hải sản trên biển của nữ giới là hạn chế hơn so với nam giới. Tuy nhiên, như đã chỉ ra ở chương hai, hải sản không thể tiếp cận tới người tiêu dùng nếu không có hệ thống người buôn bán và chế biến (đa phần là do nữ giới đảm nhiệm) và việc giảm hay tăng giá trị của hải sản đánh bắt được cũng phụ thuộc vào hệ thống này.

Cũng chính vì mỗi giới gắn với môi trường lao động khác nhau, nên họ sở hữu những tri thức khác nhau liên quan tới nghề nghiệp của mình. Đa số nam giới nắm các tri thức liên quan tới biển cả như về các hiện tượng thay đổi trong thời tiết, thói quen di chuyển của đàn cá, kỹ năng sử dụng thành thạo các loại ngư cụ,... Còn nữ giới lại sở hữu những tri thức liên quan tới nghề chế biến (cách nướng cá ngon, không bị vỡ cá, cách gia giảm để mắm tép được thơm ngon,...), các kỹ năng buôn bán, cách thức mặc cả giá cả,

Mặc dù các công đoạn gắn với từng nghề khác nhau, nhưng hải sản vẫn là đối tượng chung của cả hai giới, nam giới thì đánh bắt, còn nữ giới thì sử dụng và buôn bán, chính vì vậy, tri thức về một số đặc tính của hải sản (ví dụ như tên gọi các loại hải sản, cá vào mùa đông thì béo hơn, những ngày tối trời_thường là cuối tháng thì ghẹ chắc hơn còn những ngày có trăng thì ghẹ không ngon,...) là tri thức chung của cả hai giới.

trong nghề ngư, công đoạn này giữ một vai trò quan trọng để tiếp tục công đoạn kia. Trong gia đình ngư dân, chồng đi đánh bắt, vợ làm chế biến và buôn bán hải sản đã tạo ra một vòng tròn luân chuyển công việc, vừa có quan hệ mật thiết vừa độc lập với nhau. Chuỗi công việc liên quan tới nghề ngư từ khi khai thác cho tới lúc ra các sản phẩm tới tay người tiêu dùng, gắn với hệ thống giữa lao động nam và lao động nữ. Mỗi công đoạn có một vai trò riêng, vừa độc lập, vừa bổ trợ cho nhau, tạo nên đặc trưng riêng của phân công lao động trong cộng đồng ngư dân.

Sự độc lập tương đối trong các công đoạn trên tạo nên một sự độc lập về kinh tế giữa lao động nam và nữ và dẫn tới sự độc lập về vị trí trong gia đình và trong cách nhìn nhận vai trò, vị thế của xã hội đối với hai giới.

Tiểu kết

Chế biến gắn liền với khai thác hải sản, giúp dự trữ và bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt. Sản phẩm chế biến phản ánh nguồn lợi hải sản của vùng, trình độ phát triển kỹ thuật cũng như thói quen ăn uống của dân cư nơi đó.

Dựa vào hiểu biết về các loại hải sản, ngư dân vùng biển Cửa Lò đã tạo ra những sản phẩm chế biến đa dạng với mục đích và cách thức chế biến, sử dụng khác nhau. Ướp muối, phơi khô, hun khói, có thể xem là hình thức chế biến, bảo quản hải sản thủ công đầu tiên trong nhiều cộng đồng ngư dân. Gắn liền với hình thức chế biến đó là lao động cá thể, riêng lẻ. Sự phát triển của khoa học công nghệ và các kỹ thuật mới đã tạo nên nhiều hình thức chế biến mới hiện đại hơn như chế biến đông lạnh, làm đồ hộp, gắn với hình thức chế biến này là sự phân công lao động theo dây chuyền công nghệ và làm việc tập thể. Ngư dân nơi đây đa phần vẫn sử dụng phương thức chế biến theo lối thủ công truyền thống, làm theo quy mô kinh tế hộ gia đình, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết của các hộ làm cùng nghề để phát triển sản xuất quy mô lớn. Cách chế biến đông lạnh theo công nghệ mới chỉ mới xuất hiện tại đây chưa lâu.

Từ xưa, chế biến và buôn bán hải sản được xem là loại hình lao động dành cho phụ nữ. Bởi lẽ đàn ông đa phần tham gia đánh bắt trên biển, họ không có thêm thời gian và sức lực để làm những công việc này trên đất liền. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động kinh tế liên quan tới ngư nghiệp, phụ nữ nơi đây đã chủ động tạo ra và tham gia các công việc khác nhau để tăng

thêm giá trị kinh tế cho gia đình. Chính vì thế, họ đóng vai trò quan trọng cũng như có một vị thế độc lập trong gia đình và cộng đồng.

Chế biến chỉ là một khâu trung gian trong toàn bộ quá trình khai thác nguồn lợi hải sản gồm khai thác – chế biến – phân phối sản phẩm. Ba khâu đó vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối liên hệ mật thiết không tách rời. Gắn với các khâu là sự phân công lao động của hai giới: nam và nữ, trong đó nam giới gắn với khai thác, nữ giới gắn với chế biến và phân phối sản phẩm, tạo nên vai trò kinh tế và xã hội vừa độc lập vừa bổ trợ cho nhau của hai lực lượng lao động đó trong cộng đồng ngư dân.

KẾT LUẬN

1. Biển Cửa Lò nằm trong vùng biển tiếp nối giữa vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung, dân cư nơi đây bao năm gắn bó với vùng đất duyên hải đã tạo nên những nét văn hóa ven biển thuộc tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ có lịch sử lâu đời. Tính chất “biển” thể hiện rõ trong đời sống vật chất và tâm linh của ngư dân trong vùng.

Đây là nơi đa dạng về nguồn lợi hải sản, ngư dân có truyền thống đánh bắt và chế biến hải sản. Do những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử, do tác động của chính sách đổi mới, phát triển kinh tế, vùng đất này đã và đang có nhiều biến chuyển, từ một vùng quê nghèo ven biển trở thành một trong những khu du lịch biển nghỉ mát có tiếng của khu vực phía bắc và trong tương lai sẽ trở thành đô thị du lịch biển. Chính vì thế mà đời sống cư dân có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, khai thác và chế biến hải sản vẫn đóng vai trò của một ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển chung của thị xã, là phương thức mưu sinh của nhiều gia đình ngư dân.

2. Gắn bó với môi trường tự nhiên ven biển, lấy việc khai thác nguồn lợi hải sản làm nguồn sinh sống chính, ngư dân nơi đây đã có những nhận thức một cách sâu sắc về môi trường và nguồn lợi, được thể hiện qua những suy nghĩ và cách ứng xử thường nhật, dân dã nhất. Những hiểu biết đó trở thành tri thức dân gian quý giá đối với những người đi biển nói riêng, đóng góp vào kho tàng văn hóa dân gian của cư dân ven biển nói chung.

Các hình thức đánh bắt ở đây đa dạng, phù hợp với sự đa dạng của nguồn hải sản tự nhiên. Dưới những đổi thay của điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nghề khai thác ở đây có nhiều thay đổi, có thêm các hình thức đánh bắt mới, chủ yếu đưa từ vùng biển nam trung bộ về.

Đặc trưng của môi trường tự nhiên và tính chất công việc đã tạo nên sự phân công lao động đặc thù của cộng đồng ngư dân, trong đó nam giới chủ yếu tham gia đánh bắt hải sản. Phân công lao động và phân chia sản phẩm đánh bắt dựa trên độ tuổi và kinh nghiệm đi biển, kỹ năng sử dụng thành thạo ngư cụ và khả năng ứng phó trong môi trường lao động đặc biệt này. Khi tàu thuyền được cơ giới hóa và phát triển kinh tế tập thể, nguyên tắc này có đôi phần thay đổi, yếu tố thành thạo kỹ thuật được đưa thêm vào khi xem xét

phân công công việc và phân chia sản phẩm. Nhưng từ sau đổi mới, kinh tế hộ gia đình phát triển, lao động trên thuyền lại trở về quy mô nhỏ hẹp hơn với mối quan hệ chủ đạo trên cá thuyền là quan hệ gia đình, họ hàng.

Nhìn chung, ngư dân nơi đây có truyền thống khai thác gần bờ, chưa có đủ trình độ, kỹ thuật và phương tiện để đánh bắt xa bờ. Hoạt động khai thác này về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lợi hải sản ven biển và sẽ tác động lớn tới đời sống ngư dân khi nguồn lợi đó ngày càng cạn kiệt.

3. Song hành cùng khai thác là chế biến hải sản. Sản phẩm từ chế biến phản ánh nguồn lợi, điều kiện tự nhiên của vùng cũng như trình độ kỹ thuật và thói quen ăn uống của dân cư nơi đó. Không những giúp bảo quản và dự trữ thực phẩm cho những ngày đông tháng giá, nghề chế biến còn góp phần làm tăng giá trị của hải sản, bởi vì nhờ chế biến, hải sản trong những ngày đánh bắt nhiều sẽ được giữ lại để dành bán ra trong thời điểm đánh bắt được ít hoặc không thể đi đánh bắt.

Tùy vào từng loại hải sản và mục đích sử dụng, ngư dân Cửa Lò đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm, từ sản phẩm khô cho tới sản phẩm nước, sản phẩm chế biến qua lửa và không qua lửa. Các phương thức chế biến của ngư dân nơi đây đa phần là chế biến thủ công như phơi khô, muối, hun khói và nướng; làm theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Việc chế biến thủ công gặp nhiều khó khăn do phải phụ thuộc vào nhiệt độ tự nhiên của thời tiết, tuy nhiên nó phù hợp kinh tế hộ gia đình với các thao tác thủ công đơn giản, dễ thực hiện đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng của một số bộ phận dân cư khác. Quy trình chế biến đông lạnh mới xuất hiện trong những năm gần đây, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động, tuy nhiên, có ít hộ có điều kiện phát triển nghề này vì thiếu vốn đầu tư và mặt bằng sản xuất.

Khai thác và chế biến hải sản luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời, tạo nên một vòng tròn kinh tế trong nghề ngư. Vòng tròn kinh tế đó gắn với hai lực lượng lao động chính trong xã hội là nam giới và nữ giới, tạo nên một đặc trưng truyền thống về phân công lao động trong cộng đồng ngư dân. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình đô thị hoá, những biểu hiện và chức năng của các vị trí đó trong vòng quay kinh tế đang dần có nhiều biến đổi.

Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội, nên nữ ngư dân không rụt rè, nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, giao tiếp linh hoạt, ăn nói khôn khéo là một đặc điểm dễ nhận thấy khi tiếp xúc với nữ ngư

dân vùng này.

4. Xét trên góc độ văn hóa, tính chất biển của ngư dân nơi đây là tính chất duyên hải, không phải là biển đại dương như nhiều nhóm ngư dân khác ở những vùng, miền, quốc gia khác. Dân cư có cái nhìn về biển, nhưng không có truyền thống đánh bắt xa bờ mà chỉ khai thác ở vùng ven biển, với các cách thức dự trữ sản phẩm phần nhiều giống với cư dân nông nghiệp đó là: phơi khô, ướp muối.

5. Trong tương lai, thị xã Cửa Lò sẽ trở thành một thành phố với sự chú trọng phát triển kinh tế biển gồm: khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển, trong đó du lịch đã và đang được đẩy mạnh, quá trình đô thị hóa của thị xã này đang diễn ra ngày một mạnh. Điều đó sẽ dẫn tới những tác động không nhỏ đối với những hộ gia đình ngư dân chuyên làm nghề khai thác và chế biến nhỏ. Chính vì thế, cần phải có một cái nhìn tổng thể và biện pháp thích hợp nhằm phát triển bền vững ngư nghiệp của vùng, đưa ngư nghiệp trở thành một trong những thế mạnh thực sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc tổ chức đánh bắt hải sản của cư dân Cửa Lò và các địa phận lân cận phải được tính toán để đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách du lịch, của cư dân đô thị du lịch tương lai.

Tuy nhiên, du lịch chỉ phát triển một mùa với ba tháng hè là chính, cho nên, vẫn cần phải có những chiến lược và biện pháp thiết thực hơn để ổn định đời sống của cộng đồng ngư dân, không quá phụ thuộc vào thời tiết. Trong đó, việc đầu tư cho đánh bắt với tàu thuyền có công suất lớn vẫn là giải pháp cơ bản cho tương lai. Bên cạnh đó, khi sản lượng thủy hải sản đủ để chế biến ổn định lâu dài, Cửa Lò có thể đề nghị và mời đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến hiện đại, để sản xuất quanh năm, và với vị trí địa lý thuận lợi có cảng biển, hàng không, đường bộ có thể phát triển sản xuất để xuất khẩu, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế biển của thị xã. Cùng với giải pháp này là sớm nghiên cứu việc nuôi trồng thủy hải sản ở trên sông, cửa sông và ven đảo, tạo chốn tam quan cho khách du lịch và cũng là tạo một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến.

Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu về các hoạt động kinh tế với các hình thức tổ chức lao động tương ứng liên quan tới văn hoá thích ứng với

Một phần của tài liệu Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An (Trang 119)