Theo như sự xuất hiện cư dân ở vùng đất Cửa Lò thì đây là nơi tập trung dân các nơi khác về, hay còn có thể gọi là dân góp tứ xứ, về đây cùng lập làng. Trải qua hàng trăm năm gắn bó với mảnh đất nằm giữa cửa hai con sông Lam và sông Cấm này, họ gây dựng nên những làng chài ven biển, với kinh tế dựa vào đánh bắt, buôn bán và chế biến hải sản.
Nghề truyền thống của ngư dân nơi đây là khai thác hải sản ở lộng, khu vực biển gần bờ, vẫn có những thuyền đi khơi nhưng thời gian đánh bắt và số lượng thuyền đánh bắt gần bờ là chiếm đa số. Thời kỳ này chưa có các phương tiện máy móc, thuyền đi đánh bắt phụ thuộc vào sức chèo thủ công và tận dụng sức gió. Ngư dân làng chài nơi đây qua bao năm làm nghề khai thác hải sản, năng suất đánh bắt phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm đi biển và kỹ năng nhận biết luồng cá của những người “thợ”, và việc dự báo thời tiết trước mỗi chuyến đi cũng đều dựa vào khả năng quan sát và kinh nghiệm mà cuộc sống ở biển mang lại cho họ.
Với các hình thức khai thác thủ công, con người càng trở nên lệ thuộc vào thiên nhiên, chính vì thế, họ dựa vào những niềm tin của mình để mong tránh rủi ro mà môi trường lao động trên biển cả mang lại. Những niềm tin đó trở thành tín ngưỡng, thành những kiêng kỵ trong đời sống của cộng đồng. Ngoài lễ cầu ngư được tổ chức hàng năm như một lễ hội chung của cả làng,
qua thời gian, nhiều kiêng kỵ cũng đã dần hình thành và đi vào nếp nghĩ của những người đi biển. Khi đi đánh bắt, họ tránh gặp đàn bà con gái, đặc biệt, không cho những phụ nữ có tháng, có thai đi qua thuyền, bởi như thế sẽ gặp điều không may mắn. Thuyền vẫn là thế giới của đàn ông, phụ nữ ít khi xuất hiện trên thuyền.
Thuyền cho cả vùng Cửa Lò đều do dân làng Trung Kiên10 (Nghi Thiết, Nghi Lộc) đóng. Đây là làng có lịch sử đóng tàu từ lâu đời.
Vùng chài nghèo ven biển này đã có nhiều biến chuyển khi thực dân Pháp tới đây đầu tư xây dựng nhà nghỉ, khách sạn cho những ông chủ người Pháp. Cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng đất này bắt đầu có manh nha biến chuyển từ đây, để sau này mở ra thêm một hướng mới, rất quan trọng với mảnh đất này trong giai đoạn phát triển sau này, đó là phát triển du lịch. Theo nghiên cứu của các nhà lịch sử và văn hoá, mốc 1907 được chọn là mốc đánh dấu cho sự hình thành khu du lịch biển Cửa Lò với sự xuất hiện của các nhà nghỉ, khách sạn mà thực dân Pháp xây dựng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của tư bản Pháp ở thành phố Vinh. Thời đó, báo Pháp đã đánh giá về tiềm năng khai thác và phát triển ngư nghiệp ở vùng này “Từ đây đến ít năm nữa, kỹ nghệ ngư nghiệp trong phần lớn Trung Kỳ sẽ được thúc dẩy mạnh do việc đầu tư vốn của Pháp trong kỹ nghệ nước mắm và các sản phẩm cá. Cửa Lò thuận lợi cho một xí nghiệp loại này, nó khuyến khích dân chúng làm nghề đánh cá tích cực hơn nữa và với các phương tiện cải tiến”[UBND Thị xã Cửa Lò, 2006, tr31].
Thời kỳ hợp tác hoá
Sau những năm kháng chiến chống Pháp thành công, với định hướng làm kinh tế tập thể của nhà nước, giữa năm 1958, tỉnh thành lập đoàn cán bộ về xây dựng thí điểm hợp tác xã ngư nghiệp Tiền Phong ở xã Nghi Thuỷ gồm 42 hộ, do ông Hoàng Như Niên - Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã kiêm Chủ nhiệm. Cùng thời gian đó, huyện uỷ chỉ đạo xã Nghi Hải sáp nhập 6 chi bộ đảng và 11 tập đoàn sản xuất, thành lập ra Liên chi bộ đảng và Hội đồng quản
10 10Làng Trung Kiên từ xa xưa có tên gọi là Hoàng Lao. Nghề đóng tàu ở đây có từ rất sớm. Tay nghề của người Hoàng Lao nổi tiếng khắp cả nước nên đ ược giao đóng thuyền cho triều đình. Sách Đại Nam thực lục (bản do NXB Hà Nội ấn hành năm 1976) có ghi: Năm Đinh Mão Gia Long thứ sáu (1807), Vua sai Tham tri Công bộ Nguyễn Đức Huyên và Hàng Kim Điển, cùng Vệ úy thủy quân Phạm Văn Tường đi Hoàng Lao, Nghệ An dốc sức đóng 100 chiếc thuyền ô, loại thuyền kiểu tầu ô Quảng Đông – Trung Quốc. Tiếp đó, các triều nhà Nguyễn đ ều có chiếu chỉ cho Hoàng Lao đóng thuyền phục vụ triều đình.- Du lị ch Cửa Lò, Phòng VH-TT Thị xã Cửa Lò, 2007, tr83
trị hợp tác xã đánh cá. Thuyền lưới đánh cá phát triển mạnh. Năm 1957, toàn huyện mới có 400 thuyền, đến cuối năm 1958 đã có 702 chiếc thuyền và 172 cái bè tự tạo của ngư dân. Kỹ thuật đánh bắt cá cũng có bước phát triển mới, từ đánh cá lộng đã chuyển dần sang đánh cá khơi dạ đôi và lưới rút.
Đầu năm 1964, các tổ chức quản lý kinh tế được sắp xếp lại theo hướng chuyên ngành. Ngư nghiệp và diêm nghiệp trước kia thuộc phòng Nông nghiệp, nay ngư nghiệp thuộc ngành thuỷ sản, cung cấp vật tư cho ngư nghiệp do ngành thủy sản đảm nhiệm.
Hợp tác xã Vạn Lộc (Nghi Tân), Tiền Phong (Nghi Thuỷ) là hai hợp tác xã đầu tiên trong tỉnh được ngành thuỷ sản chỉ đạo lắp máy đẩy 12 CV vào một số thuyền, thực hiện đánh cá ban đêm bằng ánh sáng đèn măng sông. Tháng 4 – 1969, Đại hội đại biểu Đảng bộ Nghi Lộc lần thứ XII được tổ chức tại Nghi Thu. Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ của năm 1969 – 1970, trong đó có nhấn mạnh tới ngư nghiệp “đối với ngư nghiệp, vừa phát huy nghề đánh cá lộng truyền thống, vừa đầu tư phương tiện thuyền lưới, phát triển nhanh, mạnh nghề cá khơi có năng suất cao”.
Sang đầu những năm 70 của thế kỷ XX, phong trào sản xuất ở đây lên cao, nhất là ngư nghiệp. Nghề đánh cá biển chuyển dần sang kỹ thuật đánh cá ban đêm bằng ánh đèn măng sông và thuyền gắn máy. Nghi Tân là xã đầu tiên lắp máy đẩy (do nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo – Hà Nội sản xuất) vào một thuyền đánh cá. Từ ngày 19 – 5 đến 12 – 9 – 1971, huyện đưa 219 lao động cùng 4 thuyền gắn máy, 9 vàng mành, 2 vàng vó,... đi dự tập huấn kỹ thuật đánh bắt cá do Ty Thuỷ sản Nghệ An tổ chức. Sau đó, phong trào đánh bắt cá bằng ánh sáng lan nhanh ra các hợp tác xã đánh cá khác trong huyện với khẩu hiệu “Rực lửa biển Đông”.
Sang năm 1974, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và hợp tác xã tích cực huy động vốn xã viên, sau 2 năm, toàn huyện đã nâng tổng số thuyền đánh cá từ 136 thuyền lên 295 thuyền; trong đó có 37 thuyền gắn máy từ 12CV đến 30 CV (sức ngựa). Một số hợp tác xã đã bắt đầu chuyển sang đánh cá khơi cả ngày lẫn đêm. Toàn huyện có 21/27 hợp tác xã ngư nghiệp đã thực hiện chế độ phân phối theo định mức la động và giá trị ngày công. Những hợp tác xã có ngày công cao nhất là Phương Đông (Nghi Thuỷ), Vạn Giang (Nghi Tân), Hải Nam (Nghi Hải).
Năm 1975, ngư nghiệp có 339 thuyền, 1.089 vàng lưới các loại với 3.057 lao động (trong đó có 421 lao động nữ). Huyện được ngành Thuỷ sản
biểu dương là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về tổng sản lượng khai thác và sản lượng hải sản làm nghĩa vụ nhà nước.
Tháng 5 – 1976, huyện uỷ đã vạch ra quy hoạch phân vùng kinh tế. Theo quy hoạch, toàn huyện có 38 xã được chia thành 5 vùng, trong đó, vùng nông – ngư nghiệp hỗn hợp gồm: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Thu, Nghi Hương; vùng thuần ngư gồm: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Nghi Hải; riêng Nghi Hoà thuộc vùng màu thuần nông.
Năm 1977, ngư nghiệp cũng được tỉnh đầu tư lớn. 7/16 hợp tác xã trọng điểm của tỉnh nằm ở Nghi Lộc: Hải Trung, Vạn Giang (Nghi Tân); Thống Nhất, Hải Đông, Phương Đông (Nghi Thuỷ); Hoà Bình (Nghi Hải),... Trong năm 1979, Ngân hàng nhà nước đã đầu tư cho các hợp tác xã trọng điểm của huyện mua sắm 2 tàu trang bị máy 140 CV (là tàu đánh cá cỡ lớn đầu tiên của tỉnh Nghệ Tĩnh) và 2 tàu trang bị máy 90 CV; 35 thuyền đánh cá ánh sáng, 140 dạ tôm, 140 dạ ruốc.
Sau khi được giao khoán, nhiều đội, tổ thuyền đã chung nhau vay vốn đầu tư cho sản xuất. Năm 1985 so với năm 1984, số thuyền tăng 21 chiếc, máy các loại tăng 87 cái. Nghề khai thác hải sản xuất khẩu như tôm, mực, vây cá nhám,... phát triển mạnh và trở thành nghề mũi nhọn. Việc kết hợp giữa nghề khai thác cá trên biển và nghề dịch vụ trên bờ ngày càng phong phú. Đến năm 1985, toàn huyện đã có hai cơ sở quốc doanh và 4 tổ hợp chế biến hải sản.
Trong thời kỳ hợp tác hoá này, ở Nghi Thuỷ có tới 8 hợp tác xã nghề cá, bao gồm: Tiền Phong, Thống Nhất, Đại Thành, Chiến Thắng, Phương Đông, Phúc Lợi, Quyết Tâm và Tiên Tiến, chủ yếu tập trung ở hai làng Mai Bảng và Yên Lương. Đối tượng tham gia hợp tác xã là cả nam giới và nữ giới ở độ tuổi từ 15 đến 70 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới tham gia là rất ít, thường mỗi hợp tác xã chỉ có từ 2 tới 3 người. Mỗi hợp tác xã có từ 100 đến 150 lao động. Trung bình mỗi hộ đều có 1 thành viên tham gia hợp tác xã. Cũng có trường hợp một gia đình có tới 2 hoặc 3 lao động là xã viên. Việc phân công lao động trên thuyền đánh bắt xa bờ dựa theo lứa tuổi và kinh nghiệm và việc tính công điểm cũng sẽ dựa vào đó.
Những người đàn em (hay còn gọi là tập sự - thường ở độ tuổi 15 đến 20), đây là những người mới bước chân vào nghề, họ có nhiệm vụ chuẩn bị các dụng cụ, đồ ăn dự trữ (chở củi, gạo, chè, muối,..) lên thuyền trước lúc đi, và nấu ăn, quét dọn, phục vụ công tác hậu cần cho các thuyền viên khác trong
khi đánh bắt (trên mỗi thuyền thường có 2 người). Họ được tính công 8 điểm. Những người đi bạn (hay còn gọi là bạn ngang) thường có 5 người, ở độ tuổi lao động và còn có sức khoẻ, bởi nhiệm vụ của họ là chèo thuyền, kéo lưới và làm các công việc chuẩn bị nặng nhọc khác. Những người này được tính công 10 điểm.
Trên mỗi thuyền đánh bắt đi xa đều có một ông gọi là già lão. Đây là một người lớn tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm đi biển, họ am hiểu về biển cả và nhất là có thể nhận biết những dấu hiệu thay đổi của thời tiết để đưa ra quyết định kịp thời, đặc biệt trong thời kỳ chưa có phương tiện thông tin liên lạc dự báo thời tiết trên các thuyền đi biển. Họ cũng là người có các kỹ năng đánh bắt, có thể làm nhiệm vụ thay thế của người chỉ huy kỹ thuật trên thuyền. Ban đêm, họ cũng có thể thay thế thuyền trưởng chạy lái, là người cố vấn cho thuyền trưởng những lúc vào luồng ra lạch. Người này được tính công 10 điểm. Và sau khi phân chia giá trị sản phẩm lao động, nếu còn dư ra một ít, cũng đưa cho ông lão.
Một người kỹ thuật và thường kiêm vai trò thuyền trưởng là người cũng có kinh nghiệm đi biển lâu năm, có sức khoẻ tốt, và được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật đánh bắt. Người kỹ thuật được tính công điểm là 12 điểm.
Ngoài ra còn 1 người giữ thuyền, được tính 15 điểm bởi họ có nhiệm vụ trông coi tài sản, tránh bị mất mát và thường xuyên phải trực trên thuyền, đặc biệt là trong trường hợp mưa to gió bão, họ phải nhanh chóng dời thuyền vào nơi đỗ an toàn, cất giữ các ngư cụ để tránh thiệt hại về tài sản. Nếu xảy ra mất mát hoặc thiệt hại gì, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sau này, khi tàu thuyền được cơ giới hoá, có thêm người thợ máy làm nhiệm vụ trông coi máy móc trên tàu, trực máy để đảm bảo cho việc vận hành khi đi đánh bắt.
Từ thời kỳ đổi mới
Sau một thời gian thực hiện khoán 10, cuối năm 1990, cả 32 hợp tác xã ngư nghiệp trong huyện đã chuyển đổi cơ chế bằng nhiều hình thức: 6 hợp tác xã giao tài sản cho các đội thuyền tự chủ tổ chức sản xuất, hạch toán kinh tế, phân phối và lưu thông sản phẩm; 10 hợp tác xã khoán sản phẩm cho đội thuyền, hợp tác xã thu tỷ lệ phần trăm theo gái trị thu nhập thực tế; 16 hợp tác xã phân tán thành 273 tập đoàn và tổ hợp cá thể. Năm 1990 so với năm 1988, tổng số thuyền từ 310 tăng lên 912 (trong đó có 592 thuyền gắn máy). Nghề khai thác hải sản phát triển nhanh. Năm 1990 đánh bắt được 38 tấn mực khô
xuất khẩu. Số lao động lâu nay không có việc làm được cuốn hút vào nghề cá và chế biến hải sản.
Năm 1994, từ 32 hợp tác xã ngày trước thực hiện “khoán 10”, đến nay hầu hết chuyển sang đội thuyền, tổ hợp tư nhân, chỉ còn lại 5 hợp tác xã, trong đó có Hải Đông, Hải Bắc, Hải Giang (Nghi Hải). Được ngân hàng đầu tư vốn cho vay ngoại tệ và các hộ ngư nghiệp góp 15 tỷ đồng vốn, các đội thuyền và tổ hợp cá thể đã tích cực mua sắm phương tiện ngư cụ, thiết bị phục vụ yêu cầu khai thác hải sản.
Lần đầu tiên, Sở Khoa học công nghệ môi trường và Sở Thuỷ sản phối hợp chỉ đạo hợp tác xã Hải Đông (Nghi Hải) thí nghiệm khai thác hải sản bằng lưới rê tầng đáy của Trung Quốc và chỉ đạo các đội thuyền khai thác hải sản bằng lưới rê bay của Hồng Kông... Nghề chế biến hải sản, nhất là các loại xuất khẩu phát triển mạnh.
Sau khi thị xã Cửa Lò thành lập, số tàu thuyền có giảm so với trước, đến tháng 12 – 1995 còn 581 tàu thuyền với tổng công suất gần 12.600 CV, sản lượng đạt 2.500 tấn cá, 140 tấn tôm, 450 tấn mực. Nhìn chung, nghề cá vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu ngư cụ; trình độ tổ chức, quản lý, đánh bắt và chế biến hải sản còn yếu.
Năm 1996, ngư nghiệp được tổ chức lại theo hướng phát triển nghề khơi với các dự án đánh cá xa bời, tăng nghề trên thuyền, khai thác hải sản phục vụ du lịch. Các tập đoàn ngư nghiệp được củng cố, đồng thời xây dựng một số dự án đầu tư nhằm tăng năng lực đánh bắt, mua sắm thêm một số tàu thuyền (Cửa Hội mua thêm 4 tàu). Với sự tổ chức lại ngư nghiệp theo hướng mới đó, trong 5 năm 1996 – 2000, nghề cá được đầu tư gần 40 tỷ đồng, đóng mới 19 tàu lớn có công suất 150 – 390 CV. Riêng sản lượng khai thác hải sản năm 2000 đạt 4.650 tấn, tăng 30% so với năm 1996. Một số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả như Hải Đông, Sông Lam, Phương Đông.... Nhiều mô hình chế biến hải sản với quy mô lớn đã được hình thành.
Năm 2001, sản lượng đánh bắt hải sản là 5.250 tấn. Năm 2002, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 33,7 tỷ đồng, sản lượng khai thác đạt 5.350 tấn, tăng 4,9% so với năm 2001. Số lượng phương tiện đánh bắt nhỏ tăng 10% so với năm 2001. Tập trung củng cố nghề cá, giải thể ba hợp tác xã làm ăn thua lỗ, thành lập lại một hợp tác xã và hai doanh nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản; từng bước khắc phục sự quản lý yếu kém và giảm dần sự thua lỗ trong các đội tàu thuyền và trong các hợp tác xã. Năm 2003, giá trị sản xuất của
ngành thuỷ sản đạt 35,54 tỷ đồng; tăng 5,7% sản lượng khai thác đạt 5.626 tấn, tăng 25%. Các hợp tác xã đánh bắt xa bờ bước đầu khắc phục yếu kém, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên chế độ quản lý tài chính kế toán để có biện pháp thu hồi vốn nhằm đầu tư phát triển các dự án đánh bắt xa bờ11
. Hiện tại, trên địa bàn có khoảng 450 tàu thuyền cơ giới, trong đó có 4 đôi tàu được tham gia dự án đánh bắt xa bờ, với tổng công suất 14.660 CV