4.1. Phân công lao động theo giới
Với đặc trưng môi trường sinh thái, từ xưa tới nay, việc phân công lao động trong cộng đồng ngư dân có những nét riêng biệt, nổi bật lên là phân công lao động theo giới tính. Sự phân công lao động theo giới tính có thể được xem là một hình thức phân công lao động truyền thống của cộng đồng ngư dân nói chung với đặc trưng là: nam giới (thường là chồng) đảm nhận công việc đánh bắt hải sản – công việc nặng nhọc và nguy hiểm, đòi hỏi nhiều sức lao động; còn phụ nữ (thường là vợ) ở nhà chăm sóc con cái, làm các công việc nội trợ, bảo quản, chế biến và buôn bán hải sản. Có thể lấy bờ biển như một ranh giới để hình dung về sự phân công lao động theo giới tính trong cộng đồng ngư dân.
Nơi có thể quan sát trực tiếp một cách dễ dàng và rõ ràng nhất sự phân công lao động theo giới tính trong cộng đồng ngư dân nơi đây là bến cá trong những thời điểm thuyền cập bến. Theo chân những người phụ nữ dậy từ sáng sớm tinh mơ và đi cùng với họ ra bến cá Nghi Thủy để thấy sự tấp nập đông đúc khi thuyền về bến, những mặc cả khi mua bán và đặc biệt là thấy được những biểu hiện rõ ràng trong sự phân công lao động theo giới tính. Vào lúc sáng sớm đã có lưa thưa các bà, các chị đứng, ngồi ngóng chờ thuyền về. Từ 5h30 sáng cho tới quãng 6h, xuất hiện thêm nhiều phụ nữ, người thì đi bộ quang gánh, người thì đi xe đạp, người thì đi xe máy, có cả những phụ nữ đi ô tô (đó là những ôtô của các cơ sở, xí nghiệp chế biến đông lạnh ở phường Nghi Thủy, Nghi Tân). Trong một cộng đồng nhỏ và các hoạt động trên bến diễn ra thường xuyên, nên đa số họ đều biết nhau. Sau khi ra tới bến, trong lúc chờ thuyền về, những phụ nữ này đứng, ngồi theo từng nhóm, có nhóm là hàng xóm láng giềng, có nhóm cùng làm nghề chế biến, nhóm đi buôn bán,...Họ ngồi và tán gẫu với nhau về lượng đánh cá bắt được ngày hôm qua, về giá cả thị trường, về chuyện gia đình,... Khi nhìn thấy thuyền về từ xa, họ lần lượt đứng dậy, ra đứng sát các bậc tam cấp lên xuống ở bến để sẵn sàng
mua tôm, cá.
Những con thuyền nối đuôi nhau vào bến. Trên thuyền là những nam giới, vẻ mặt mệt mỏi sau một ngày lao động hiện rõ. Ngay khi thuyền về bến, một nam thanh niên thả chiếc thuyền mủng (thuyền thúng) xuống nước, cầm theo một sợi dây thừng và chèo vào, khi tới bờ, họ neo dây thừng vào chốt sắt đã được cố định. Sau đó, anh thanh niên lại bám theo sợi dây thừng để trở lại thuyền lớn. Lúc này, những người đàn ông lên thuyền thay nhau bê các rổ cá và trao cho người thanh niên dưới thuyền mủng, khoảng 4 – 5 rổ đầy cá, tôm thì người thanh niên này lại theo dây thừng trở vào bờ, cứ như vậy cho tới khi toàn bộ số cá trên thuyền được chuyển lên bờ.
Toàn bộ hoạt động mua bán khi mới đánh bắt về diễn ra ngay tại bến. Cuộc thương lượng về giá cả diễn ra sôi nổi, cùng với những âm sắc của người dân địa phương tạo nên một thứ âm thanh hỗn tạp. Những người phụ nữ đứng túm tụm quanh những người phụ trách bán cá mặc cả giá cả, người thì mua về để chế biến, người thì mua về để đi bán tươi, người thì mua về kho đông lạnh và đơn giản có người đi chợ sớm chỉ để mua thức ăn cho gia đình (vào mùa hè, có thể thấy một số khách du lịch cũng tới tận bến cá để xem, để mua hàng hải sản tươi). Trong khi đó, trên thuyền, toàn bộ nam giới cùng nhau sắp xếp lại ngư cụ, làm vệ sinh thuyền. Cho tới khi cuộc mua bán trên bờ diễn ra gần xong, người mua kẻ bán đã tản mát gần hết, số nam giới trên thuyền mới lần lượt xuống thuyền, trở về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. – Quan sát của tác giả luận văn.
Tuỳ vào thời điểm đánh bắt trong ngày mà thời gian biểu của từng người tham gia nghề khác nhau. Đối với những người tham gia đánh bắt vào ban ngày, thì thông thường một ngày lao động được tính từ 1 hoặc 2 giờ sáng cho tới 3 hoặc 4 giờ chiều. Nếu đánh bắt vào ban đêm thì một ngày lao động được tính từ 2 hoặc 3 giờ chiều ngày hôm nay cho tới 4 hoặc 5 giờ sáng của ngày hôm sau. Đó là thời gian lênh đênh trên biển đối với những người đánh lộng. Còn đối với những tàu thuyền đi đánh khơi, có tàu đi cả tuần mới trở về. Những người đàn ông sau khi đi biển trở về, họ nghỉ ngơi trong thời gian còn lại trong ngày. Ngoài ra, họ cũng có thể phụ giúp vợ trong việc phơi, sơ chế hải sản đánh bắt được (mổ cá, rải cá ra sìa, bưng bê ra sân hoặc gác lên mái nhà để phơi,...) và đặc biệt là tu bổ lại ngư cụ để chuẩn bị cho những chuyến đi sau.
Do các phương thức khai thác hải sản đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, nên thời gian biểu của nam ngư dân cũng phụ thuộc vào thời tiết, biển lặng thì đi đánh bắt, biển động thì ở nhà. Tổng thời gian ngư nhàn trong
năm tính trung bình khoảng hai tháng. Trong thời gian đó, chủ yếu họ ở nhà, có thể tham gia các công việc nội trợ, tu bổ ngư cụ, đi họp hành việc thôn xóm, việc gia tộc, đi thăm thú họ hàng,... Còn với phụ nữ, cũng có những ngày mưa bão họ cũng không thể triển khai các hoạt động buôn bán, nhưng họ vẫn thường xuyên phải làm việc gia đình và chế biến hải sản.
Đi biển phải phụ thuộc vào thời tiết, mùa hè thì đi thường xuyên, thỉnh thoảng có những ngày biển động thì lại ở nhà. Nhưng bắt đầu từ tháng 7, tháng 8 trở đi, mưa bão liên tục, có đợt kéo dài hơn tuần, những ngày đó chỉ ở nhà chơi, làm vài việc vặt vãnh, có hội họp chi thì đi – Nam ngư dân, 35 tuổi.
4.2. Tổ chức đánh bắt theo thuyền
Đặc trưng của môi trường lao động trên biển là nhiều rủi ro, sức vóc con người quá nhỏ bé với thiên nhiên rộng lớn và khắc nghiệt, đối tượng đánh bắt thì luôn chuyển động và khó nắm bắt, chính vì thế, mối liên kết giữa những con người làm trên cùng một thuyền đánh bắt để tạo ra hiệu quả lao động tốt nhất là vô cùng quan trọng. Cũng do đặc trưng môi trường lao động đặc biệt như thế nên ngay từ nhỏ, nam giới đã được tập làm quen với môi trường sóng nước, và phải trải qua một thời gian lâu dài, họ mới có thể trở thành một người đi biển thành thạo, có kỹ năng đánh bắt. Ngay từ thời xa xưa, việc phân công lao động trên thuyền đánh bắt đã rất cụ thể, dựa theo kinh nghiệm đi biển và lứa tuổi, bao gồm 6 thứ bậc khác nhau.
Bậc thấp nhất là Vẹt sắp, những cậu bé ở độ tuổi 11 – 12 bắt đầu học nghề biển, chúng có nhiệm vụ quét dọn thuyền, múc nước, nấu cơm, làm người “sai vặt” trên thuyền. Mỗi thuyền có 1 người.
Sau một thời gian đi biển, khi đã quen với sóng nước, làm quen với các ngư cụ và cách thức sử dụng, những người này được thăng lên bậc đàn em
(thường ở độ tuổi 16 – 17), họ có nhiệm vụ vác lưới, quăng lưới, chống thuyền,... Ngoài ra còn có nhiệm vụ đi thông báo cho từng thành viên tham gia đi thuyền thời điểm xuất phát của chuyến đi và chuyển các ngư cụ lên thuyền.
Khi đã có thêm kinh nghiệm đi biển, họ được lên một cấp nữa, gọi là
trai nhiệm vụ chính của những người này là đánh lưới, chống lưới, hạ lưới, kéo lưới,...
thuyền, chèo thuyền, và thuần thục các kỹ năng kéo lưới, đánh cá.
Thợ là người đứng đầu, chỉ huy, có kinh nghiệm đánh cá giỏi, lâu năm, biết chỉ đạo con thuyền, khi nào ra vào bến, khi nào tung lưới ngược, khi nào tung lưới xuôi, khi nào hạ thuyền....Thường họ là người quyết định đi đánh ở vùng nào dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng phán đoán. Thợ có khi là chủ thuyền, nhưng cũng có thể là do chủ thuyền thuê để đi đánh bắt.
Ông lão lèo là người đã lớn tuổi, từng làm thợ, nhưng không còn đủ sức khoẻ và minh mẫn để làm người chỉ huy cả đội thuyền nữa, họ ngồi ở mũi thuyền, chỉ huy bẻ lái, kéo lèo, dựa trên kinh nghiệm nhìn những thay đổi của thời tiết (nước, gió, mây,...).
Mỗi thứ bậc thành viên trên thuyền giữ một trọng trách khác nhau, trọng trách đó được phát huy một cách tối đa khi triển khai đánh bắt. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên khi thả lưới, khi rút lưới là rất quan trọng, trong đó nổi bật lên vai trò của người thợ.
Ông thợ là người quan trọng nhất, giống như một vị Tướng, tổng chỉ huy quân đội trong một trận đánh. Ông ta phân công cho ai làm việc gì, đứng ở vị trí nào, khi nước chuyển động ra sao thì nên tung lưới, khi nào thì có thể kéo lưới về. Khi chưa có máy dò cá và thuyền viên chưa được học kỹ thuật đánh bắt nhiều, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thì các quyết định của ông thợ càng quan trọng. Lúc trên thuyền đánh bắt, chúng tôi đều nghe theo sự sắp xếp công việc của ông ấy.
Nam ngư dân, 70 tuổi.
Vị trí của những thành viên trên thuyền cũng phần nào quy định vị trí của họ trong xã hội dưới con mắt nhìn nhận của cả cộng đồng. Những người càng đi biển lâu năm, càng có nhiều kinh nghiệm trong việc dự báo thời tiết và khả năng quan sát nhận biết đàn cá thì càng được sự kính trọng và vị nể của cả cộng đồng.
Không gian làm việc chung cùng trên một con thuyền nhỏ, trước biển cả bao la, nên mối quan hệ giữa những con người đó là rất đặc biệt. Sự hòa hợp tính nết giữa các thành viên trên thuyền cũng là một yếu tố quan trọng.
Ngày trước, chúng tôi có những nhóm đi biển – đó là những người “hợp cạ” hay chơi với nhau, khi đi làm thuê cho những thuyền lớn thường rủ cả nhóm đi, có như rứa mới dễ bảo ban và chia sẻ trách nhiệm công việc. Tính tình không hòa hợp, khó làm việc lắm. Nhưng từ khi làm theo kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ đã có thuyền riêng, nên hầu như cha con trong nhà đi với nhau, hoặc kêu thêm anh em họ hàng nhà mình cùng đi, 5, 6 người cùng chia
công việc ra mà làm. Bây giờ có đi đánh bắt xa bờ cũng khó vì việc tập hợp lao động cũng không phải là dễ, nhất là mỗi người mỗi tính, xảy ra cãi cọ, xung đột trên thuyền thì nguy hiểm lắm. - Nam ngư dân, 52 tuổi.
Không thể kiểm soát yếu tố tự nhiên và thời tiết, con người phải tự gắn bó với nhau để cùng làm việc trong một môi trường với nhiều yếu tố rủi ro.
Trong thời kỳ hợp tác xã, mối liên hệ giữa các thuyền viên là mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên thuộc các tổ của hợp tác xã, làm việc dưới sự phân công của tổ trưởng. Vị trí của các thành viên trên thuyền cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm đi biển, kỹ năng sử dụng thành thạo lưới.
Tuy nhiên, vào đầu những năm 80, khi hợp tác xã giải thể, chuyển sang kinh tế hộ gia đình, hầu như mỗi gia đình đều có thuyền nhỏ để khai thác ven bờ. Trên các thuyền đánh bắt ở lộng, tùy theo mỗi nghề mà số lượng người tham gia lao động khác nhau (mục II.2), nhưng nhìn chung đều có ít nhất 3 người, nhiều nhất là 7 người. Về cơ bản, mỗi thuyền đều có 1 thuyền trưởng kiêm người chỉ đạo về mặt kỹ thuật đánh bắt, 1 người trông coi về máy móc và còn lại là các thuyền viên có nhiệm vụ chuẩn bị dụng cụ, thả và kéo lưới. Nhưng đến lúc đánh bắt, tất cả các thuyền viên đều hợp sức để có được mẻ lưới thành công nhất.
Mối quan hệ giữa các thuyền viên đa phần dựa trên mối quan hệ gia đình, dòng họ. Trên các thuyền đánh bắt chủ yếu là bố, con trai, anh em trai và một số anh em họ hàng khác. Chính vì vậy, tính đoàn kết trên mỗi thuyền rất cao, việc phân chia sản phẩm đánh bắt trong ngày cũng chia đều cho các thành viên, sau khi đã trừ chi phí nhiên liệu và tu bổ ngư cụ.
4.3. Tổ chức đánh bắt theo nhóm
Đầu năm 2008, ngư dân nơi đây đã có sáng kiến thành lập các “tổ thuyền liên kết khai thác hải sản”, nhằm đối phó với tình hình tăng giá và hạn chế rủi ro trên biển. Cửa Lò có 8/32 chi hội ngư nghiệp làm nghề cá có tổ thuyền. Trong đó phường Nghi Hải thành lập được 14 tổ, Nghi Thuỷ 3 tổ, Nghi Tân 3 tổ, mỗi tổ ít nhất 3 thuyền, nhiều nhất không quá 5 thuyền. Khi xuất phát chỉ cần một thuyền nổ máy sẽ kéo theo hai đến ba thuyền, ra đến ngư trường các thuyền toả đi khai thác. Khi đánh bắt xa bờ 20-30 hải lý, các thuyền có thể liên lạc với nhau để những thuyền sản lượng khai thác ít gom sản phẩm lại và gửi thuyền đầy chở vào bờ bán, số còn lại tiếp tục ở lại trên biển để khai thác.
Với cách thức này, các thuyền vừa giảm được thời gian, chi phí xăng dầu mà vẫn giữ được ngư trường đánh bắt. Mặt khác, tàu thuyền trong tổ không còn phải lo lắng khi gặp các sự cố hỏng hóc máy móc trên biển vì sẽ luôn có thuyền thành viên trong tổ đến hỗ trợ. Đây chính là yếu tố giúp việc tìm kiếm ngư trường, luồng cá thuận lợi hơn. Không chỉ liên kết, hợp tác trên biển, các tổ thuyền còn lập quỹ hoặc góp vốn nhằm giúp nhau đầu tư máy móc, lưới, trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bắt hải sản.
Ngư dân đánh bắt hải sản cho hay, trước kia (khi xăng dầu chưa tăng giá) chi phí cho một chuyến đi về trong ngày chỉ 400-500.000 đồng thì nay đã tăng lên 800 đến 1 triệu đồng, kéo theo giá nhân công cũng tăng, trừ chi phí các chủ thuyền còn phải bù lỗ. Giờ đây, họ đã tiết kiệm chi phí cho mỗi chuyến ra khơi bằng cách tăng thời gian ở lại ngư trường lên 2-3 ngày. Nhờ vậy, sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay là 5.000 tấn, đạt 70% so với kế hoạch và tăng 1.500 tấn so với cùng kỳ; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Nông dân Thị xã cho biết: Cửa Lò có 4/7 phường, xã làm ngư nghiệp. Thời gian tới, Cửa Lò sẽ ban hành quy chế hoạt động của tổ thuyền đánh bắt hải sản để hoạt động của tổ chức này đi vào nề nếp và ngày càng phát huy hiệu quả.
Các chủ phương tiện liên kết với nhau thành tốp, nhóm, dòng họ... cùng đánh bắt trên một khu vực, trên các thuyền được trang bị các máy bộ đàm (tiến tới sẽ được trang bị máy ICOM), chủ động liên hệ, giúp đỡ nhau để đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhau khi có sự cố.
5. Các loại sản phẩm và mạng lƣới phân phối sản phẩm
Do đặc trưng của môi trường sinh thái, mà cụ thể hơn là đặc điểm sinh học của sản phẩm đánh bắt: là thứ sinh vật tươi sống, nhanh bị ươn, bị hỏng nếu không được đưa vào chế biến, bảo quản hoặc phân phối kịp thời. Chính vì vậy, ngay sau khi đánh bắt về, hải sản cần được phân phối đi các kênh để chế biến hoặc bảo quản. Tuy nhiên, những người đi đánh bắt không thể đảm nhiệm luôn công việc buôn bán hoặc chế biến ngay lập tức. Bởi vì họ không thể làm việc đó vì sức khỏe không thể đảm bảo, họ vừa có một khoảng thời