Củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 58)

- Quyết định 18/2011/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với Ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

2.2.2.Củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hộ

tự an toàn xã hội

Nhờ thực hiện đƣờng lối đổi mới nói chung và chính sách đoàn kết các dân tộc nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân đƣợc củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, nhất là trên các địa bàn chiến lƣợc, xung yếu, phức tạp. Công tác giáo dục, bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đƣợc triển khai rộng rãi. Sự phối hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại đƣợc chú trọng hơn. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục đƣợc củng cố, xây dựng theo hƣớng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bƣớc hiện đại, thực sự là lực lƣợng tin cậy của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân; làm tốt vai trò tham mƣu, góp phần chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mƣu “diễn biến hòa bình”, hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hoạt động cơ hội chính trị, các loại tội phạm hình sự, nhất là tội phạm nguy hiểm...

Chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc thể hiện rõ hơn ở việc củng cố và phát huy vai trò của hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tại các vùng dân tộc miền núi – đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Và nhìn chung, hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc xây dựng, củng cố ngày càng vững mạnh.

Hiệu quả của chính sách đƣợc thể hiện ở việc tăng cƣờng và củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở ngƣời dân tộc. Hiện nay, trong hệ thống chính trị từ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể và các lĩnh vực khác đều có sự tham gia của cán bộ

là ngƣời dân tộc thiểu số. Theo số liệu điều tra của Viện Dân tộc – Văn phòng Quốc hội năm 1998 thì Tỷ lệ các Ủy viên Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, các bí thƣ, phó bí thƣ tỉnh ủy là ngƣời dân tộc thiểu số có xu hƣớng tăng lên rõ rệt. Trong bộ máy nhà nƣớc các cấp có nhiều đồng chí giữ vai trò lãnh đạo từ trung ƣơng đến địa phƣơng là ngƣời dân tộc. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là ngƣời dân tộc thiểu số tăng lên rõ rệt qua từng thời kỳ.

QH các

khóa VI VII VIII IX X XI XII XIII

ĐB là ngƣời DTTS

64 79 71 66 78 86 87 78

13% 15% 15% 16% 17,3% 17,2% 17,6% 15,6%

Những con số này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với việc củng cố hệ thống chính trị tại các vùng dân tộc thiểu số. Những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ tại các vùng dân tộc thiểu số đƣợc xem là những tiền đề quan trọng trong việc triển khai các hoạt động, chính sách. Có thể thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị (Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Các đoàn thể quần chúng) tại các vùng dân tộc thiểu số trong những năm gần đây đã ngày càng chặt chẽ hơn. Hiện nay ở các tỉnh Tây Bắc, đã có đến 90% thôn, bản có chi bộ. Tỷ lệ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số tại các hệ thống chính quyền các cấp cũng ngày càng đƣợc nâng lên rõ rệt. Đại biểu là ngƣời dân tộc thiểu số trong Quốc hội khóa XII là 17,6%; trong Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2004 – 2011 là 20,53%, cấp huyện là 20,18%, cấp xã là 24,4%. Tỷ lệ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số trong UBND cấp tỉnh chiếm 10,9%, cấp huyện 11,32%, cấp xã 17,9%. Đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số không ngừng tăng lên cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Số lƣợng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng lên so với những nhiệm kỳ trƣớc đây.

Hơn 40 dân tộc thiểu số đã có con em của mình tốt nghiệp cao đẳng và đại học. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có ngƣời của dân tộc mình là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Số học sinh ở các tỉnh miền núi, vùng cao dự thi học sinh giỏi các môn ngày càng tăng, hàng năm đã có nhiều học sinh đạt giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Số lƣợng học sinh ngƣời dân tộc thiểu số thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng và các trƣờng chuyên nghiệp ngày càng tăng.

Công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ nòng cốt, ngƣời có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số đƣợc quan tâm. Vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở nƣớc đều tuân theo hệ thống chính trị chung của cả nƣớc. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị của các dân tộc thiểu số có điểm riêng khác là sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức truyền thống. Ví dụ nhƣ: hầu hết ngƣời Khmer trên vùng đất châu thổ sông Cửu Long đều có nét đặc trƣng nơi họ sinh sống: sống quanh chùa, theo một quần thể hay gia đình sống chung với nhau theo lối tập trung và có sự thống nhất quản lý với nhau theo một bộ máy cai trị là Phum và Sóc. Phum, sóc là nơi định cƣ truyền thống của ngƣời Khmer, thƣờng là dƣới tán dừa, cây thốt nốt, thƣờng có vài chục nóc nhà quần tụ quanh mái chùa. Phum, sóc là hình thức xã hội cổ truyền của ngƣời Khmer, vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng... Tại những tổ chức truyền thống đó, những ngƣời có uy tín trong động cồng các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng.

Ngƣời có uy tín trong cộng đồng có thể đƣợc hiểu là những ngƣời đƣợc xây dựng dựa vào uy thế về cƣờng quyền, tộc quyền hay thần quyền. Ngƣời có uy tín về cƣờng quyền nhƣ: Thổ ty, Lang đạo, Phìa đạo, Mê phum, Mê sóc, già làng, trƣởng bản... Ngƣời có uy thế về thần quyền nhƣ những ngƣời hoạt động và có chức sắc trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng. Ngƣời có uy thế về tộc quyền nhƣ những ngƣời đứng đầu dòng họ.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn nhận thức đƣợc vị trí và vai trò quan trọng của Ngƣời có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc.

Với mỗi bản làng của các dân tộc thiểu số, vai trò của ngƣời có uy tín trong dòng họ, cộng đồng hết sức quan trọng. Vai trò của họ đƣợc thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống nhƣ: sản xuất, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc, đối nhân xử thế cho mỗi thành viên và cả cộng đồng. Ngƣời có uy tín trong cộng đồng ủng hộ thì mọi việc tuyên truyền vận động của cán bộ trôi chảy và thực sự có hiệu quả. Làng, bản, phum, sóc… là thiết chế gần dân nhất. Mọi công việc của dân, mọi chính sách, chế độ, chủ trƣơng từ các cấp chính quyền đến đƣợc với dân hay không đều thông qua các đơn vị này. Vai trò của Ngƣời có uy tín trong cộng đồng càng trở nên quan trọng.

Bên cạnh đó, vùng đồng bào các dân tộc lại là nơi mà tỷ lệ mù chữ còn cao, tỷ lệ biết đọc biết viết thấp ở mức báo động. Do đó ở những nơi này việc tuyên truyền của các Mê phum, Mê sóc, trƣởng bản, già làng, trƣởng các ban, ngành đoàn thể... đóng vai trò quyết định. Bản ở miền núi mang tính khép kín, tách biệt với đời sống bên ngoài, hầu hết thông tin đến với các thành viên là những thông tin mang tính trực tiếp. Hiệu quả của thông tin, độ tin cậy của thông tin phụ thuộc vào vai trò, vị trí của ngƣời truyền tin. Uy tín của ngƣời truyền tin trực tiếp càng cao thì hiệu quả công tác truyền thông càng lớn. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra, vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã kịp thời ban hành Quyết định 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối

với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện của chủ trƣơng

tích hợp yếu tố truyền thống vào hệ thống chính quyền, qua đó giúp đồng bào các dân tộc củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, tin tƣởng vào các dân tộc khác – cơ sở để các dân tộc đoàn kết với nhau.

Trong những năm qua, nhìn chung đội ngũ ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy đƣợc vai trò của mình. Họ đã góp phần đáng kể trong các phong trào thi đua yêu nƣớc và vận động quần chúng, đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nhất là chủ trƣơng, chính sách về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc; vận động, hƣớng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm

nghèo; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, đoàn kết vƣợt khó, xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa; phòng chống các tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Nhờ đó, những ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc đã góp phần không nhỏ vào xây dựng và củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta.

Toàn bộ những thay đổi đáng kể trong hệ thống chính trị tại các vùng dân tộc thiểu số trong những năm trở lại đây đã củng cố hơn nữa sức mạnh đoàn kết dân tộc trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Sự đoàn kết, nhất trí giữa các bộ phận của hệ thống chính trị sẽ thúc đẩy hơn nữa tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Chính quyền ở vùng dân tộc đã thể hiện đậm nét là chính quyền của nhân dân các dân tộc, đƣợc nhân dân tin tƣởng và phát huy đƣợc quyền làm chủ của nhân dân.

Những kết quả nhƣ trên đã cho thấy trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến việc củng cố hệ thống chính trị, tăng cƣờng cán bộ cơ sở cho vùng đồng bào dân tộc và đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trƣớc những yêu cầu mới ngày càng cao của đất nƣớc, hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc thiểu số vẫn còn những yếu kém, bất cập.

Nội dung, phƣơng thức hoạt động của các bộ phận trong hệ thống chính trị còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Trình độ văn hóa, lý luận và chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên trong vùng dân tộc thiểu số vẫn còn thấp. Đến năm 2001, ở nƣớc ta vẫn còn 4300 bản, sóc, ấp vùng đồng bào dân tộc chƣa có đảng viên. Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cách mạng thời kỳ mới. Khi thực hiện cuộc khảo sát đối với 104 chủ tịch xã miền núi phía Bắc cho kết quả có tới 85% trình độ văn hóa còn cấp I và cấp II, một số địa phƣơng tỉ lệ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số chƣa tƣơng xứng với số dân (ví dụ: huyện Đồng Văn – Hà Giang, ngƣời H’Mông chiếm 90% dân số nhƣng cán bộ ngƣời H’Mông chỉ chiếm khoảng 20%...) [34].

Những bất cập trên gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc đƣa đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến với đồng bào; cũng đồng nghĩa với việc tạo ra những bất lợi trong việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử ở các vùng dân tộc; đời sống, trình độ dân trí, văn hóa, chính trị, pháp luật của nhân dân còn thấp; do ảnh hƣởng của thiết chế chính trị xã hội cũ và những phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của đồng bào. Chúng ta cũng chƣa có sự đầu tƣ thật sự thỏa đáng cho công tác xây dựng và phát triển hệ thống chính trị cấp cơ sở, chƣa đúc kết rút kinh nghiệm kịp thời và thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Về công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: nƣớc ta với ¾ diện tích là rừng núi, là địa bàn cƣ trú của các dân tộc thiểu số rải rác, xen kẽ trên chiều dài biên giới, hải đảo. Vùng miền núi vì thế đóng một vai trò nòng cốt trong việc giữ gìn an ninh, chính trị, quốc phòng. Do đó, thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân tộc và miền núi là nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy thực hiện đoàn kết giữa các dân tộc.

Tuy vậy, ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội chƣa đƣợc củng cố vững chắc và bị buông lỏng. Do chậm rà soát, bổ sung các kế hoạch, phƣơng án xử lý các tình huống phức tạp, thiếu một cơ chế chỉ huy thống nhất và phân công, phối hợp rõ ràng nên khi xảy ra vụ việc vi phạm, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội, lãnh đạo quản lý ở một số vùng chƣa chủ động có biện pháp đối phó kịp thời mà còn ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào cấp trên.

Việc đảm bảo vũ khí, trang thiết bị cho các lực lƣợng vũ trang trên địa bàn còn hạn chế, thiếu đồng bộ; cơ sở vật chất và kinh phí dảm bảo huấn luyện và các hoạt động nghiệp vụ rất hạn hẹp. Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số có biên giới, cửa khẩu. Xuất hiện ngày

càng nhiều các vụ việc buôn lậu, ma túy… với quy mô rộng lớn, thủ đoạn tinh vi, hành vi liều lĩnh có liên quan đến ngƣời dân tộc thiểu số.

Những hạn chế trên đây về đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là do: Khả năng vận dụng và cụ thể hóa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đối với địa bàn dân tộc thiểu số còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, lực lƣợng có liên quan chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn có lúc có nơi chƣa kịp thời. Hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động vẫn tìm cách lợi dụng để xuyên tạc chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Mục đích của sự xuyên tác đó là nhằm chia rẽ và phá hoại quan hệ gắn bó máu thịt của 54 dân tộc anh em, chia rẽ dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau, phủ nhận chính sách dân tộc. Sự thật về những thay đổi lớn lao ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống rải rác trên khắp các vùng miền của đất nƣớc đã chứng minh tính đúng đắn của chính sách “bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cũng phát triển” đối với các dân tộc thiểu số. Quan điểm đó là nguyên tắc cơ bản của các chủ trƣơng, chính sách đoàn kết các dân tộc thiểu số, nó xuất phát từ tƣ tƣởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, từ

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 58)