Đặc điểm, tình hình các dân tộc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Tìm hiểu và chỉ ra đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, sự nghiên cứu kỹ lƣỡng những đặc điểm của từng dân tộc cũng nhƣ của các dân tộc ở nƣớc ta sẽ giúp đặt cơ sở cho việc đề ra những chính sách, chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn, phù hợp với từng vùng, từng dân tộc nhằm làm cho tất cả các dân tộc đƣợc đối xử bình đẳng, đƣợc tồn tại và phát triển ngang tầm với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới. Và đó cũng chính là điều kiện căn bản nhất để thực hiện đoàn kết giữa các dân tộc đƣợc bền chặt và hiệu quả nhất.

Các dân tộc ở Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau:

Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, sâu sắc, có truyền thống đoàn kết chặt

chẽ. Tính thống nhất trong quan hệ giữa các dân tộc đƣợc hình thành và biểu hiện trên các khía cạnh sau: Nƣớc ta có 54 dân tộc sinh sống, bao gồm dân tộc Kinh và 53 dân tộc thiểu số. Cƣ dân các dân tộc đều có ý thức sâu sắc rằng họ có chung một nguồn gốc. Trong tự ý thức dân tộc, ngƣời dân tộc nào cũng hiểu rằng mình là ngƣời Việt Nam với niềm tự hào chân chính. Các dân tộc cùng sống chung trên một lãnh thổ dần dần đƣợc mở rộng và ổn định, trên đó sớm hình thành một nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền. Trong chiều dài lịch sử của nƣớc ta, các dân tộc có xu hƣớng dựa vào nhau, xích lại với nhau trở thành xu hƣớng chủ đạo, do nhu cầu phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nƣớc, do yêu cầu đấu tranh chống lại thiên tai khắc nghiệt, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Và cũng chính trong trƣờng kỳ đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc ấy đã nảy sinh giá trị chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam trở thành giá trị tinh thần của ngƣời Việt, trở thành chất keo kết dính quan trọng nhất của tinh thần đoàn kết dân tộc.

Chính vì vậy, các dân tộc tuy không đồng đều về số dân, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, về thời gian cƣ trú… nhƣng một khi đã định cƣ trên lãnh thổ Việt Nam thì xem đây là Tổ quốc chung của mình, đều đổ mồ hôi, xƣơng máu, chung lƣng đấu cật để dựng nƣớc và giữ nƣớc. Tinh thần yêu nƣớc đƣợc thể hiện trong thời chiến, đó là dũng cảm chiến đấu, là sự sẵn sàng hy sinh… để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần ấy là sự nỗ lực vƣơn lên khắc phục khó khăn, là sự chăm chỉ, cần mẫn lao động sản xuất… để xây dựng đất nƣớc ngày càng giàu mạnh. Điều đáng lƣu ý là trong toàn bộ quá trình đó hầu nhƣ không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, các dân tộc luôn có sự tƣơng trợ lẫn nhau để cùng phát triển.

Trong mối quan hệ giữa các dân tộc ở nƣớc ta về cơ bản là hòa hợp, không có xung đột, mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc và đoàn kết thống nhất là đặc điểm nổi bật nhất, xuyên suốt mọi thời kỳ trong lịch sử dân tộc. Ở nƣớc ta không có tình trạng dân tộc đa số cƣỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít ngƣời, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít ngƣời chống lại dân tộc đa số. Đoàn kết gắn bó là đảm bảo sự sống còn của từng dân tộc cũng nhƣ của cả

cộng đồng các dân tộc trong quá trình phát triển. Sự liên kết các thành phần dân cƣ sớm có ý thức tự giác, cùng chung sống trong một đất nƣớc ngay từ buổi bình minh của lịch sử đã tạo nên một cộng đồng quốc gia dân tộc bền vững.

Đây là một trong những lợi thế lớn nhất trong việc củng cố, phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta. Bởi lẽ, nhờ có lòng yêu nƣớc – là điểm chung mấu chốt để xây dựng khối đoàn kết, các dân tộc sẵn sàng đoàn kết với nhau để đấu tranh chống chọi thiên tai, kẻ thù xâm lƣợc, đói nghèo, lạc hậu. Và nhờ có truyền thống đoàn kết từ lâu đời trong lịch sử nên trong công cuộc đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng đƣợc củng cố và phát triển, sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc đã trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.

Tính đa dạng được thể hiện ở chỗ các dân tộc ở nước ta đều có các

tinh hoa văn hóa quý báu riêng của mình. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa

riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Điều đó đƣợc thể hiện trong kho tàng văn hóa dân gian, trang phục, kiến trúc, ứng xử… Chính nét riêng độc đáo của từng dân tộc ấy là sức hút đặc biệt tạo nên sự giao lƣu, học hỏi, sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc. Và chính trong quá trình giao thoa văn hóa đó, các dân tộc có điều kiện để hiểu thêm về nhau, để tƣơng trợ nhau cùng phát triển. Điều đó khẳng định rằng đặc điểm này là một trong những nhân tố góp phần xây dựng mối quan hệ giữa các dân tộc ở nƣớc ta thêm thắm thiết, gần gũi và nghĩa tình.

Đặc điểm trên đặt ra yêu cầu đối với Đảng và Nhà nƣớc ta trong quá trình xây dựng chính sách đoàn kết dân tộc phải tạo điều kiện để các dân tộc đi lên thống nhất với nhau nhƣng vẫn bảo lƣu các giá trị văn hóa, các bản sắc của các dân tộc – là cội nguồn sức sống của họ. Giải quyết đƣợc vấn đề thống

nhất trong đa dạng là cơ sở quan trọng trong công cuộc xây dựng, củng cố và

Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh

thái. Địa bàn cƣ trú của họ rất rộng lớn, chủ yếu ở miền núi và các vùng biên

giới - nơi có tiềm năng về đất đai, rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy năng...; đồng thời cũng là lá chắn bảo vệ biên cƣơng của Tổ quốc. Trong lịch sử phát triển của đất nƣớc, địa bàn cƣ trú của đồng bào các dân tộc thiểu số là địa bàn chiến lƣợc xung yếu, là phên dậu trấn giữ, bảo vệ biên cƣơng của Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ, núi rừng Việt Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ... đã trở thành những khu căn cứ địa vững chắc của cách mạng, là nơi cung cấp sức ngƣời, sức của, góp phần tạo nên sức mạnh dẫn đến thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Tuy nhiên, đặc điểm này cũng đặt ra thách thức đối với việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta. Việc có nhiều dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ ở nƣớc ta, đồng bào dân tộc cƣ trú ở những địa bàn trọng yếu của đất nƣớc luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc nhằm chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, để ổn định tâm lý ngƣời dân, để nhân dân các dân tộc tin tƣởng theo đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, tin tƣởng vào chủ trƣơng thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc ở nƣớc ta, cần phải xây dựng những chính sách đúng đắn và phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.

Các dân tộc ở nước ta cư trú phân tán và xen kẽ. Ở nƣớc ta không hình

thành những vùng lãnh thổ riêng biệt cho từng dân tộc. Một dân tộc có thể cƣ trú ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc và ngƣợc lại, nhiều dân tộc cùng sinh sống ở một địa bàn. Tình trạng cƣ trú cài răng lƣợc trên cùng một lãnh thổ là phổ biến nên có nhiều nhóm dân tộc sinh sống trong cùng một huyện, một xã, thậm chí ngay trong một thôn, xóm cũng có thể gồm nhiều dân tộc khác nhau. Ở nhiều khu vực trƣớc đây là địa bàn cƣ trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số thì những năm trở lại đây dân số của dân tộc Kinh đã tăng lên đáng kể.

Xu hƣớng sống xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng có chiều hƣớng gia tăng, điều đó tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cƣờng quan hệ mọi mặt, tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau cùng tiến bộ trong cuộc sống và phát triển sản xuất, mở rộng giao lƣu kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc, cùng nhau thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Khi đó, sự tƣơng trợ lẫn nhau giữa các dân tộc có điều kiện thực hiện một cách tự nhiên nhất bởi lẽ trong cuộc sống hàng ngày, ngƣời ta sẽ không còn phân biệt xem mình thuộc tộc ngƣời nào mà chỉ biết đã là ngƣời Việt Nam thì phải giúp đỡ, đoàn kết với nhau để phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chung. Nhƣ vậy, đặc điểm này cũng đƣợc coi là một lợi thế trong việc củng cố và phát huy tình đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.

Các dân tộc nước ta còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển. Về cơ

bản, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Hiện nay, đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ cuộc sống còn nhiều gian khổ; khoảng cách chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi, giữa dân tộc đa số và thiểu số vẫn còn lớn.

Đây là một trong những thách thức trong quá trình đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta, là điểm yếu mà các thế lực thù địch luôn lợi dụng để tìm cách chia rẽ sự cố kết của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, khi hiểu đƣợc sự chênh lệch về trình độ phát triển, về mức sống giữa các dân tộc... là nằm ngoài mong muốn của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp chính quyền và của nhân dân các dân tộc Việt Nam thì chúng ta càng cần phải phấn đấu để làm giảm khoảng cách ấy. Dƣới sự lãnh đạo của của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc, dân tộc Kinh có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc thiểu số, đồng thời các dân tộc thiểu số cũng cần nỗ lực vƣơn lên, tích cực học hỏi, nắm bắt cơ hội để tiến kịp ngƣời Kinh. Quá trình cùng nhau vƣơn lên, khắc phục khó khăn, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau ấy sẽ làm cho tình đoàn kết giữa dân tộc đã số và dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số và trong cùng một dân tộc đƣợc củng cố

hơn bởi lẽ khi cùng nhau trải qua những khó khăn thì tình yêu thƣơng, gắn bó sẽ càng thêm chặt chẽ.

Đặc điểm này đặt ra cho Đảng và Nhà nƣớc ta khi xây dựng chính sách đoàn kết các dân tộc cần lƣu ý giành sự quan tâm, ƣu tiên nhiều hơn nữa cho các dân tộc thiểu số để họ có cơ hội phát triển tiến kịp dân tộc Kinh. Qua đó, khoảng cách chênh lệch giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số mới dần đƣợc khắc phục, tạo điều kiện để khối đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta đƣợc củng cố và phát huy.

Sự tác động của những đặc điểm của các dân tộc ở nƣớc ta tới quá trình xây dựng khối đoàn kết có tính hai mặt. Bên cạnh những đặc điểm đem đến sự thuận lợi còn có một số yếu tố đặt ra thách thức, khó khăn nhất định đến quá trình phát huy sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta. Điều đó cho thấy đặc điểm của các dân tộc là một trong những căn cứ, cơ sở thực tiễn quan trọng để xây dựng chiến lƣợc nhằm tăng cƣờng, củng cố khối đoàn kết các dân tộc.

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)