- Quyết định 18/2011/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với Ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
2.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc
Sau hơn hai mƣơi năm đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nƣớc ta từ nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đã có những bƣớc tiến vững vàng và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới của đất nƣớc. Đất nƣớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện.Quy mô tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.168 USD [64]. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về cơ cấu ngành kinh tế: từ năm 1988 đến nay, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40% GDP). Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3%, năm 2003 còn 21,8%; năm 2005 là 20,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005 [57]. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã đạt đƣợc những kết quả tích cực. Vƣợt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lƣợng thù địch nƣớc ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ,
trong các lĩnh vực kinh tế then chốt và năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO).
Trong hai thập kỷ qua, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đã làm cho nền kinh tế thị trƣờng từ chỗ đƣợc thừa nhận và bắt đầu xây dựng đến nay đã phát triển mạnh mẽ từ thành thị đến nông thôn. Những yếu tố của nền kinh tế thị trƣờng không còn xa lạ nữa ở các vùng dân tộc thiểu số, ở miền núi đã làm cho nền kinh tế tự cấp, tự túc trƣớc đây bị phá vỡ, bị đẩy lùi về phía sau, gắn kết ngày càng chặt chẽ nền kinh tế của các dân tộc với nền sản xuất hàng hóa của cả nƣớc. Nhờ đó thay vì trƣớc kia các dân tộc chỉ biết đến dân tộc mình, sống cuộc sống khép kín, biệt lập thì nay dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng, đồng bào tăng cƣờng giao lƣu, trao đổi, dựa vào nhau trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Kinh tế thị trƣờng đã trở thành sợi dây bền chặt, cơ bản nhất để đoàn kết, gắn bó các dân tộc với nhau. Đó chính là cơ sở kinh tế của chính sách đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta trong giai đoạn mới.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã phát huy yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trƣờng trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và của cả nƣớc nói chung và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào. Với những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần ổn định trật tự xã hội, đoàn kết giữa các dân tộc có cơ sở để củng cố chặt chẽ hơn.
Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang từng bƣớc chuyển dịch theo cơ chế thị trƣờng và theo hƣớng đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển biến nhanh chóng và tích cực: từ năm 1990 đến nay, tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 76% xuống còn 56,3%; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 9% lên 18,4%; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 15% lên 23,5%.
Sản xuất nông nghiệp miền núi đã có bƣớc phát triển mới, từng bƣớc chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh qui mô lớn, làm thay đổi cơ bản phƣơng
thức canh tác nông nghiệp truyền thống. Sản lƣợng lƣơng thực ở miền núi không ngừng tăng lên. Nhiều vùng đã đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực trên địa bàn, nhiều cánh đồng miền núi đã trở thành điển hình về thâm canh lúa đạt năng suất cao nhất cả nƣớc nhƣ cánh đồng Mƣờng Thanh (Lai Châu); cánh đồng Lak (Đắc Lắc). Đã xuất hiện mô hình xã làm ăn giỏi có thể tiến kịp miền xuôi nhƣ xã Tân Châu, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng...
Đến nay đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung, với nhiều sản phẩm xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng có những phát triển đáng kể về quy mô đàn gia súc và sản lƣợng của sản phẩm. Kết quả là cơ sở hạ tầng miền núi đƣợc nâng cao, số hộ dân miền núi dùng điện đạt tỷ lệ 50,7%. Đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại của đồng bào miền núi đã có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất. Với sự ban hành Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nghị quyết Trung ƣơng 6 (khóa VI) thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, nhiều hộ gia đình đƣợc giao đất, giao rừng để sản xuất, phát huy tính chủ động sáng tạo của ngƣời dân. Trong vòng 10 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại. Ở miền núi hiện nay có khoảng 25000 trang trại, chiếm 88% trang trại trong cả nƣớc. Chính nhờ thế mà tình trạng du canh du cƣ đã đƣợc khắc phục, tạo điều kiện cho ngƣời dân lao động sản xuất, nâng cao đời sống.
Về tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các tỉnh miền núi: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các tỉnh miền núi liên tục đạt mức khá, tốc độ tăng GDP bình quân các tỉnh đạt từ 7 – 8%/năm. Chỉ đơn cử các tỉnh Tây Nguyên mặc dù phải tập trung khắc phục những khó khăn do sự kiện tháng 2/2001 để lại, nhƣng đã phấn đấu đạt mức tăng trƣởng GDP bình quân gần 7,3 % năm 2002 [34].
Sản lƣợng lƣơng thực không ngừng tăng lên, an ninh lƣơng thực miền núi đƣợc bảo đảm. Sản lƣợng lƣơng thực các tỉnh miền núi phía Bắc từ 2,12 triệu tấn (1995) lên 3,12 triệu tấn (năm 2000) tăng 47%; các tỉnh Tây Nguyên từ 542 ngàn tấn (1995) lên 873 ngàn tấn năm 2000 tăng 61%. Sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt gần 300 kg/năm, tăng gần 100 kg so với trƣớc đây [34].
Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi đƣợc cải thiện rõ rệt. Hơn 22 ngàn công trình kết cấu hạ tầng đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng, bao gồm: 6.952 công trình giao thông, 4.004 công trình thuỷ lợi, 5.228 trƣờng học, 2.972 công trình cấp nƣớc sinh hoạt, 1.367 công trình điện, 415 trạm y tế, 167 chợ, 825 hạng mục khai hoang. Có thêm 562 xã có đƣờng ô-tô đến trung tâm xã, 81% số xã có công trình thuỷ lợi nhỏ tăng năng lực phục vụ tƣới trên 40.000 ha lúa từ 1- 2 vụ, 86% số xã có trƣờng tiểu học, 73% số xã có trƣờng trung học cơ sở kiên cố; 96% số xã có trạm y tế bảo đảm phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; 84% số xã có điện; 58% số xã có công trình phục vụ nƣớc sinh hoạt; 60% số xã có trạm bƣu điện văn hoá xã; 84% số xã có trạm truyền thanh, 44% số xã có chợ...[56].
Hệ thống cơ sở vật chất hoàn thành và đƣa vào sử dụng đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn.
Về công tác xóa đói giảm nghèo đã đem lại hiệu quả thiết thực: trong 10 năm qua, kết quả giảm nghèo của Việt Nam đã đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trƣớc hết đó là kết quả của một thời gian dài tăng trƣởng nhanh và ổn định. Ngƣời nghèo đã đƣợc hƣởng lợi từ tăng trƣởng. Bên cạnh đó, Chính phủ đã triển khai đồng thời 8 chƣơng trình mục tiêu quốc gia cùng các chính sách hƣớng mạnh vào các vùng nghèo đã góp phần giảm nghèo nhanh ở những vùng nghèo nhất. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nƣớc giảm từ 20% đầu năm 2006 xuống còn 11,3% vào cuối năm 2009; bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ rệt, xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Riêng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo đã giảm từ 60% năm 1997 xuống còn 23,5% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm 4-5% số hộ nghèo, có nơi giảm đƣợc từ 7-8% trong giai đoạn 2001-2005 [2, 37].
Riêng Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo sau hai năm thực hiện đã mang lại một bộ mặt mới đang dần thay đổi ở các huyện nghèo cả nƣớc. Tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo nhất đƣợc bố trí dự án đều giảm từ 4-7%. So với mục tiêu giảm nghèo theo đề án 30a, một số tỉnh đạt đƣợc mục tiêu nhƣ Hà Giang 22,7%, Lai Châu 25,4%, Cao Bằng 35,3%... Những kết quả đạt đƣợc cho thấy Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP là một chủ trƣơng chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc nói chung và các huyện nghèo nói riêng. Chƣơng trình đã tạo sự chuyển biến nhanh hơn để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo.
Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, sau 4 năm thực hiện (2004 - 2008) cũng đạt những kết quả thiết thực: - Về nhà ở, các địa phƣơng đã hoàn thành việc hỗ trợ 373.400 nhà ở, đạt kết quả tốt so với mục tiêu đề án. Trong tổng số 53 tỉnh, có 35 tỉnh đạt 100% kế hoạch trở lên, 14 tỉnh đạt trên 80%, 4 tỉnh đạt dƣới 80%. - Về đất ở, các địa phƣơng đã hỗ trợ 1.552 ha cho 71.713 hộ (đạt 82% diện tích và 82% so với đề án đƣợc duyệt). - Về đất sản xuất, có 40 tỉnh triển khai và đã hỗ trợ cho 83.563 hộ (đạt 48%) với 27.762 ha (đạt 45% diện tích theo đề án đƣợc duyệt). Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 74/TTg. - Về nƣớc sinh hoạt, trên địa bàn 53 tỉnh đã hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán cho 198.702 hộ (đạt 71% so với mục tiêu đề án). Về các công trình nƣớc tập trung, các địa phƣơng đã xây dựng đƣợc 4.663 công trình, đạt 77% so với mục tiêu đề án...[56].
Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội giành cho các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn (Chƣơng trình 135) đã đi nhanh vào cuộc sống. Một số trung tâm cụm xã đƣợc xây dựng thành những trung tâm chính trị, thƣơng mại, giao lƣu văn hoá ở các vùng sâu, vùng xa, đã kích thích sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hoá, thực hiện xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả rõ rệt, làm tăng thêm lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nƣớc.
Những thành tựu đạt đƣợc trong các hoạt động kinh tế đã nâng cao từng bƣớc đời sống của đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số, từ đó củng cố chặt chẽ lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Kết quả này cũng minh chứng một điều rằng: các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam đã phát huy đƣợc truyền thống tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và ý thức sâu sắc đƣợc sức mạnh của truyền thống đó. Đồng thời, tinh thần đoàn kết tƣơng trợ lẫn nhau của đồng bào dân tộc miền núi cũng đƣợc đẩy mạnh hơn nữa, cùng nhau góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nƣớc, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Công tác xóa đói, giảm nghèo mặc dù đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể, nhƣng vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là nơi tập trung nhiều ngƣời nghèo nhất ở nƣớc ta. Ở nhiều huyện, xã tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao nhƣ: huyện Mƣờng Nhé 77,87% và Tủa Chùa (Điện Biên) gần 73,8%, các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) từ 69-77,5%, Bắc Ái (Ninh Thuận), Đam Rông (Lâm Đồng), Bình Định từ 46 đến 52%. Công tác giảm nghèo tại nhiều huyện khó khăn thực chất vẫn chƣa vững chắc, một bộ phận có nguy cơ tái nghèo cao, thu nhập thấp, nên khi áp dụng chuẩn mới của giai đoạn 2011-2015, phần lớn hộ mới thoát nghèo theo chuẩn cũ lại rơi vào diện nghèo theo chuẩn mới. Và mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số nhƣng trên thực tế, sự phân cực giàu nghèo có xu hƣớng tăng lên [54].
Sự phân cực giàu nghèo có xu hƣớng tăng lên là do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng một mặt tạo ra những điều kiện tăng cƣờng đoàn kết giữa các dân tộc, mặt khác tạo ra sự phân hóa. Kết quả thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong thời gian qua đã làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc nâng lên ở một mức độ nhất định thì đời sống của dân tộc đa số đƣợc nâng lên nhiều hơn, nhanh hơn. Do đó, khoảng cách về mức sống giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số ở nƣớc
ta đƣợc dãn ra và có xu hƣớng sâu rộng hơn. Tình hình đó đặt ra cho Đảng và Nhà nƣớc ta phải xây dựng đƣợc một hệ thống chính sách đúng đắn và phù hợp nhằm tạo ra cơ hội cao hơn nữa cho đồng bào các dân tộc thiểu số.