Yêu cầu trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 37)

Trải qua hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc đề ra, chúng ta đã thu đƣợc những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quý giá. Thành tựu đổi mới trong nƣớc kết hợp với thành tựu nhờ thực hiện chính sách mở cửa, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị phong tỏa, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vƣơn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nƣớc và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thƣơng mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện rõ rệt. Theo

đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trƣớc 10 năm về xóa đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đƣờng lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về CNXH và con đƣờng đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đƣờng đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản” [10, 17].

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng vẫn còn những yếu kém, hạn chế: “... nền kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, còn tụt hậu khá xa so với nhiều nƣớc trong khu vực, chƣa vƣợt ra khỏi nhóm các nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp; trong khi yêu cầu về phát triển nhanh và bền vững rất cấp bách, yêu cầu về hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trƣơng và sâu rộng hơn” [10, 184-185].

Những vấn đề trên đặt ra cho công cuộc xây dựng và phát triển của đất nƣớc ta trong thời gian tới nhiệm vụ rất khó khăn: Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cƣơng, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế tiếp tục đƣợc nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Nhiệm vụ đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải có sự đồng lòng nhất trí, quyết tâm cao độ để có thể thực hiện đƣợc thắng lợi mục tiêu đã đề ra. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo để tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc trƣớc sự tác động phức tạp của bối cảnh chính trị, kinh tế, an ninh... quốc tế hiện nay. Để tiếp tục nhận đƣợc sự ủng hộ của toàn thể nhân dân các dân tộc, để tiếp tục phát huy đƣợc truyền thống anh hùng, đoàn kết giữa các dân tộc

anh em, để phát huy đƣợc tối đa sức mạnh nội lực của dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc cần thiết phải đề ra các chính sách nói chung và chính sách dân tộc, đoàn kết các dân tộc nói riêng một cách đúng đắn, phù hợp và hiệu quả.

Trên thế giới, hiện nay xu hƣớng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, nó thúc đẩy sự hội nhập của các quốc gia trên thế giới, trƣớc hết là hội nhập về kinh tế, mà nếu quốc gia nào không theo thì sẽ bị cô lập và trở thành ốc đảo. Nhƣng xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra trong điều kiện thời kỳ hiện nay cơ hội đƣợc giành nhiều hơn cho những nƣớc lớn, còn những nƣớc nhỏ nhƣ nƣớc ta thì phần khó khăn, thử thách lại rất nhiều. Những khó khăn về vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật… khiến chúng ta khi bƣớc vào sân chơi chung dễ bị thua thiệt. Tình hình trên đặt ra cho chúng ta phải đánh thức ý thức dân tộc, phải phát huy tiềm lực của dân tộc trong lịch sử, phải củng cố ý thức cố kết dân tộc, nâng chủ nghĩa yêu nƣớc lên tầm cao mới để làm sức mạnh. Lịch sử đã chứng minh, sức mạnh từ khối đoàn kết dân tộc là thứ vũ khí lợi hại nhất giúp chúng ta chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lƣợc và không có cớ gì sức mạnh ấy không tiếp tục đánh bại nghèo nàn, lạc hậu ở thời kỳ mới để đất nƣớc Việt Nam tiến kịp bè bạn năm châu. Điều đó đặt ra cho Đảng và Nhà nƣớc ta không chỉ cần dựa trên cơ sở lý luận khoa học mà còn phải nghiên cứu thực tiễn thật kỹ để đƣa ra chính sách đoàn kết các dân tộc đúng đắn, kịp thời và hiệu quả nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội lực của dân tộc.

Bên cạnh đó, vấn đề dân tộc đang trở thành một vấn đề quốc tế mang tính thời sự sâu sắc, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế luôn luôn tìm cách can thiệp vào vấn đề nội bộ của các dân tộc và gây ra các cuộc xung đột dân tộc trên thế giới. Thủ đoạn can thiệp quen thuộc của chúng là kích thích xu hƣớng ly khai, nhằm gây nên sự bất ổn định để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia đó. Trên thực tế, xung đột dân tộc, do đó đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên thế giới. Nƣớc Nga có vấn đề của ngƣời Cô-dắc, ngƣời Tác-ta và Chesnia; vấn đề kỳ thị

chủng tộc của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi; những cuộc nội chiến ở Somali, Ruanđa, Etiopia, Xu đăng, Afghanistan, vấn đề ngƣời Kuốc ở I-rắc, các dân tộc trong cộng đồng Liên bang Nam Tƣ,… đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của các quốc gia dân tộc này.

Trong khi đó, ở nƣớc ta các thế lực thù địch cũng đã và đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân ta. Chúng kích động sự xích mích giữa đồng bào các dân tộc gây nên những điểm nóng về đất đai, âm mƣu lập nên các khu tự trị của đồng bào thiểu số, xuyên tạc chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta… Trƣớc những âm mƣu thâm độc, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù, nhân dân các dân tộc Việt Nam chúng ta cần luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, cần đoàn kết gắn bó chặt chẽ để giữ vững nền độc lập, tự do quý giá. Chính vì vậy, khi xây dựng các chính sách về đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc ta cần phải chú trọng đến tính hiệu quả của nó trên thực tế đƣợc đo bằng mức độ thụ hƣởng của đồng bào. Đồng bào các dân tộc nhận thấy nhờ những chính sách ấy mà cuộc sống của họ đƣợc ấm no hơn, tốt đẹp hơn, đƣợc bình đẳng nhƣ nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì lòng tin tƣởng vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, tin tƣởng vào các dân tộc anh em sẽ luôn đƣợc củng cố, nhờ đó phá tan đƣợc âm mƣu chia rẽ của kẻ thù. Do đó, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc không chỉ đơn thuần về mặt đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn” mà còn quan trọng hơn ở tính chiến lƣợc của vấn đề kinh tế lớn lao, ý nghĩa chính trị sâu xa.

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 37)