Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 65 - 71)

- Quyết định 18/2011/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với Ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

2.2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc

và đã mang lại thay đổi rõ rệt ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù vẫn đang còn nhiều vấn đề, nhiều yêu cầu do cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang đặt ra, nhƣng chúng ta không thể phủ nhận những thay đổi lớn lao trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện chính sách đoàn kết các dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc.

2.2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc dân tộc

Nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Tính đa dạng là tất yếu của sự thống nhất trong một quốc gia đa dân tộc mà ở đó, mỗi dân tộc biến đổi trên con đƣờng phát triển của đất nƣớc nhƣng vẫn giữ đƣợc cái riêng, cái bản sắc của mình. Trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất, sự hình thành và phát triển trong lao động sản xuất, đấu tranh sinh tồn, với những hoàn cảnh riêng biệt đã tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Đó là cái cốt lõi, cái tinh túy, cái hồn của mỗi dân tộc, là cái để nhận biết và phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Đó là tiếng nói, chữ viết, tâm lý, phong tục tập quán, lễ hội dân gian, tín ngƣỡng dân gian, văn nghệ dân gian, kiến trúc dân gian, ẩm thực, trang phục...

Trong thời gian qua, nhờ thực hiện nhiều chính sách đúng đắn và kịp thời, Đảng và Nhà nƣớc ta đã phát hiện và bảo lƣu đƣợc các giá trị văn hóa các dân tộc trong khi chúng đang có nguy cơ mai một. Có thể kể đến các chính sách lớn nhƣ: Quyết định số 53-CP ngày 22/02/1980 của Hội đồng Chính phủ về chủ trƣơng đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số; Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ V (Khóa VIII); Quyết định số 124/2003/QĐ- TTg ngày 17-6-2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam... Và gần đây nhất là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc (Điều 13. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa).

Từ đó, thông qua nhiều chƣơng trình cụ thể, nhƣ đề án đƣa thông tin về cơ sở, bảo tồn văn hoá các dân tộc thiểu số, chƣơng trình phủ sóng phát thanh,

truyền hình cho vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo... các hoạt động nghiên cứu, sƣu tầm bảo tồn văn hoá làng, bản, buôn, thôn, xuất bản sách và các ấn phẩm văn hoá bằng tiếng dân tộc, chiếu phim, thông tin lƣu động đƣợc tăng cƣờng. Nhiều lễ hội các dân tộc Chăm, Khmer, Mông, ngày hội văn hoá các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đã đƣợc tổ chức với nhiều hình thức và nội dung phong phú, số lƣợng và chất lƣợng đƣợc nâng cao, đã giúp cho đồng bào đƣợc thụ hƣởng các giá trị văn hoá mới và góp phần lƣu giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Thông qua các hoạt động lễ hội, việc bảo tồn, phát huy văn hoá, các nội dung phổ biến khoa học - kỹ thuật, hƣớng dẫn cách làm ăn, kế hoạch hoá gia đình, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu để vƣơn lên xoá đói, giảm nghèo đã phát huy tác dụng rất tích cực. Việc cấp hàng chục loại báo thiết yếu không thu tiền theo Quyết định số 975/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đến các xã nghèo đã có tác dụng thiết thực trong việc chuyển tải thông tin đến với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, giúp đồng bào nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, vận dụng các kinh nghiệm hay, cách làm tốt vào điều kiện thực tế để vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số là một trong những thành tựu quan trọng trong công tác đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta. Cho đến nay 100% số xã vùng dân tộc và miền núi có nhà văn hoá hoặc điểm bƣu điện văn hoá xã, tạo điều kiện vật chất cho các hoạt động sinh hoạt văn hoá cũng nhƣ lƣu giữ những nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc. Nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc đã đƣợc bảo tồn và phát huy trong cộng đồng các dân tộc nhƣ: Lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Đônta, đua ghe ngo, Gầu tào (dân tộc Mƣờng), Lồng Tồng (dân tộc Tày), Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn), Xên Bản, Xên Mƣờng (dân tộc Thái), Oóc Om Bok (dân tộc Khmer Nam Bộ), lễ hội cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên... Không chỉ đƣợc bảo tồn và lƣu giữ trong cộng đồng các dân tộc mà nhiều sinh hoạt văn hoá lễ hội còn đƣợc giới thiệu rộng rãi trong cả nƣớc, trở thành những ngày hội văn hoá quan trọng của đất nƣớc.

Đối với đồng bào dân tộc miền núi, lễ hội là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của ngƣời dân nơi đây, là dịp để mọi ngƣời trong cộng đồng gặp gỡ, tâm tình cùng nhau. Không chỉ vậy, lễ hội cũng là một truyền thống tốt đẹp của đồng bào miền núi, thể hiện tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau. Điều này thể hiện ở ngay trong quá trình tổ chức lễ hội. Chẳng hạn nhƣ ở đồng bào ngƣời Mông, mỗi hộ gia đình mang cơm và thức ăn tới lễ hội, có nơi cả làng cùng góp tiền mua chung những vật dụng để tổ chức lễ hội…

Với Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2000-2005 và 2006-2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ hơn 50 lễ hội dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn. Những nét đẹp văn hóa của lễ hội đƣợc lƣu giữ, phát huy trong khi những hủ tục lạc hậu bị loại bỏ dần dần. Từ các lễ hội này, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đã đƣợc khơi dậy, đồng thời ý thức của ngƣời dân trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa cũng đƣợc nâng cao rõ rệt. Điều này góp phần làm sống dậy những giá trị truyền thống vốn đƣợc đồng bào miền núi lƣu giữ qua nhiều thế hệ, từ đó khơi dậy ý thức tộc ngƣời và tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Ðể thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số, trƣớc hết, cần sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phƣơng. Tạo điều kiện thuận lợi cho lễ hội dân gian tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội hiện nay bằng việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống... Từ đó, nhân dân có điều kiện giữ gìn, tham gia, phục hồi các lễ hội truyền thống. Quan tâm đầu tƣ chỉnh trang đƣờng giao thông. Quan tâm lực lƣợng nghệ nhân, già làng, trƣởng bản để khai thác vốn tài liệu về lễ hội truyền thống từ đời này sang đời khác. Phát triển du lịch gắn liền với lễ hội... Chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ xây dựng các dự án đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết của đồng bào về lễ hội, từ đó thu hút đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội.

Các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi không chỉ đƣợc lƣu giữ, phát huy trong cộng đồng dân tộc mà còn đƣợc biết đến bởi nhiều

nƣớc trên thế giới. Không gian văn hóa – cồng chiêng Tây Nguyên của đồng bào dân tộc nơi đây đã đƣợc UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại; khôi phục và duy trì các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các phong tục tập quán của đồng bào...

Bên cạnh đó, công tác phát thanh truyền hình tại các vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều thành quả đáng kể. Nhiều chƣơng trình truyền hình, phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số dành cho đồng bào dân tộc miền núi đƣợc xây dựng cùng với thời lƣợng phát sóng ngày càng tăng lên. Cho đến nay, đã có 100% huyện có trạm phát thanh truyền hình, xây dựng một môi trƣờng văn hóa thúc đẩy các hoạt động giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, qua đó tình đoàn kết của các dân tộc anh em cũng đƣợc nâng cao rõ rệt.

Những năm qua các hình thức sinh hoạt văn hóa thông tin trong chợ phiên, liên hoan ngày hội văn hóa các dân tộc đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Hiện nay, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 90%, truyền hình đạt 75%. Phát thanh, truyền hình bằng 14 thứ tiếng dân tộc, nội dung ngày càng phù hợp với nguyện vọng của đồng bào. Trung ƣơng đã cấp 640 đầu sách, với số lƣợng trên 17 triệu bản cho các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, hỗ trợ hơn 40.000 bản sách cho các thƣ viện, tủ sách địa phƣơng cơ sở.

Những thành tựu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc trên đây cho thấy: Dƣới ánh sáng quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, chúng ta đã thực hiện nghiêm túc việc khảo sát, nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số; thực hiện đa dạng các hình thức sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, ở các dân tộc thiểu số cụ thể; thực hiện phục hồi và đổi mới lễ hội, luật tục, phong tục tập quán… của các dân tộc thiểu số; thực hiện xây dựng thiết chế, quy chế phù hợp nhằm xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở thuộc vùng núi, vùng dân tộc thiểu số…

Song song với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã có nhiều chủ trƣơng, kế hoạch tổ chức giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc. Một số mô hình giao lƣu tiêu biểu nhƣ:

Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội do Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tƣ phát triển ngày 12/5/2008. Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ về văn hoá, thể thao của nhân dân mà còn là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, điểm gặp gỡ, trao đổi, tăng cƣờng tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây còn là nơi gặp gỡ, giao lƣu giữa các nền văn hoá Việt Nam với văn hoá thế giới. Chính vì vậy, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam ra đời sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

"Ngày hội Giao lƣu bản sắc văn hoá các vùng, miền toàn quốc hƣớng tới 1000 năm Thăng Long" diễn ra từ ngày 6 đến 9/10/2008, tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam (Số 2 Hoa Lƣ, Hà Nội). Lễ hội là một không gian độc đáo có sự đan xen, hoà trộn của những sắc màu văn hoá, âm điệu, trang phục đặc trƣng của các dân tộc, các vùng miền; là dịp để giới thiệu và tôn vinh, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, khắc họa một diện mạo đa sắc màu của các dân tộc Việt Nam hội tụ và toả sáng giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến. Lễ hội cũng là ngày hội biểu dƣơng lực lƣợng, thể hiện tình cảm, lòng tự hào của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam hƣớng về Thăng Long - Hà Nội.

Ngày Hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) các dân tộc Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên đƣợc tổ chức từ ngày 1-9/7/2011 tại thành phố Tuy Hoà và một vài huyện thành của tỉnh Phú Yên, với sự tham dự của 13 tỉnh trong khu vực.

Ngày hội Cồng chiêng Tây Nguyên ngày 28 và 29/3/2011, tại thành phố Plây cu, tỉnh Gia Lai. Trong ngày hội này diễn ra hoạt động tâm điểm là lễ đón nhận bằng công nhận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại và Liên hoan cồng chiêng chào mừng Đại hội đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên. Đây là sự kiện văn hoá

lớn, góp phần quảng bá, tôn vinh không gian văn hoá cồng chiêng, đồng thời, củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc Tây Nguyên với nhau và giữa các dân tộc Tây Nguyên với cả nƣớc...

Việc tiến hành giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc đã tạo điều kiện để các dân tộc mang giá trị, bản sắc của dân tộc mình đến giao lƣu với dân tộc khác, làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Nhờ đó, các giá trị văn hóa của từng dân tộc sẽ trở thành giá trị chung của cả dân tộc Việt, tạo cơ sở quan trọng trong việc củng cố và xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta đƣợc bền chặt hơn.

Nhìn chung, những chính sách mà Đảng và Nhà nƣớc ban hành trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc lƣu giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Các hoạt động văn hóa ở nhiều vùng miền dân tộc biểu hiện một cách sâu sắc tình đoàn kết nhất trí giữa các dân tộc với nhau. Sự giao lƣu các sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ, tăng cƣờng tình đoàn kết nhất trí trong cộng đồng các dân tộc. Theo đó, văn hóa Việt Nam ngày càng thể hiện một cách mạnh mẽ tính đa dạng trong thống nhất, thể hiện cốt cách, tinh thần của dân tộc.

Tuy vậy, đời sống văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp kém. Sự phát triển của lễ hội, các tín ngƣỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc quan tâm cụ thể. Hiện nay, nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc bị lợi dụng và làm xấu đi hình ảnh bởi mục đích thƣơng mại. Ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, một số tập quán lạc hậu trong cƣới xin, ma chay, lễ hội… có xu hƣớng phục hồi. Một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số ngày càng mai một dần. Nhiều bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp chƣa đƣợc quan tâm giữ gìn, bảo tồn đúng mức và đúng cách nên đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm rõ rệt. Tình trạng ngƣời dân tộc không thích ở nhà sàn, không thích mặc trang phục truyền thống, không thích giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của dân tộc mình đặt ra một sự báo động khẩn cấp đối với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay. Một số loại hình trong nghệ thuật dân gian truyền thống đang đứng trƣớc nguy cơ biến mất do không có ngƣời nối nghiệp. Các tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, cờ bạc, trộm cƣớp… xâm chiếm các vùng dân tộc ngày càng nhanh, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Có thể lý giải nguyên nhân của một số hạn chế trên là do quá trình đô thị hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, làm mất đi không ít môi trƣờng diễn xƣớng của các loại hình nghệ thuật dân gian – các lễ hội. Do đó, quá trình này đã làm mai một đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào. Do quá trình hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng cao, sự tác động của cơ chế thị trƣờng một bộ phận đồng bào dân tộc bị đồng hóa tự nhiên, do đó đánh mất bản sắc văn hóa của mình. Do công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp chính quyền chƣa thực sự hiệu quả. Do âm

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 65 - 71)