Khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 77)

- Quyết định 18/2011/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với Ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

2.3.Khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay

chính sách đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay

Trong rất nhiều nhiệm vụ trọng đại cần đƣợc quan tâm giải quyết của đất nƣớc trong dòng chảy sôi động của cơ chế thị trƣờng, cuốn hút mọi đối tƣợng vào hoạt động kinh tế thì việc phải làm để các cấp, các ngành, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấy đƣợc “vấn đề đoàn kết các dân tộc vừa là vấn đề chiến lƣợc lâu dài, vừa là vấn đề cấp bách của cách mạng nƣớc ta”; thấy sự ổn định, phát triển ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trực tiếp chi phối, tác động đến sự ổn định về chính trị của đất nƣớc cũng nhƣ sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các địa phƣơng; thấy thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém cùng những bất ổn ở vùng dân tộc, miền núi - địa bàn căn cứ cách mạng, kháng chiến trƣớc đây, vùng “phên dậu” của đất nƣớc hiện nay là không thể chấp nhận, để từ đó có những giải pháp thật căn cơ vừa giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề bức thiết “đang nóng” hiện nay, vừa đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu dài. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của khối đoàn kết các dân tộc, về chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Các cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm tuyên truyền cho ngƣời dân biết và hiểu đúng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc nói chung và đoàn kết dân tộc nói riêng. Đồng bào các dân tộc là chủ thể trực tiếp thực hiện và thụ hƣởng thành quả từ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Do đó, chỉ khi họ nắm đƣợc và hiểu đúng về chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thì các chính sách đó mới có thể đƣợc thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế.

Và để đồng bào có thể tham gia thực hiện chính sách hiệu quả nhất thì một trong những việc phải làm trƣớc hết là tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số - những ngƣời trực tiếp thụ hƣởng thành quả từ những chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng mang lại. Cần tiếp tục thực hiện tốt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số; giúp ngƣời dân hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta nói riêng và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung. Nhờ đó, các chính sách nhằm tăng cƣờng đoàn kết dân tộc mới thực sự có hiệu quả. Khi thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân, các cơ quan chức năng cần tính đến điểm đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tiếp nhận thông tin. Để đồng bào có thể nắm đƣợc hàng trăm văn bản với dung lƣợng lớn, ngôn từ chuyên sâu là điều không dễ dàng chút nào. Vì vậy cần phải lựa chọn mô hình, cách thức tuyên truyền phù hợp. Theo chúng tôi, cần tập trung vào việc tuyên truyền pháp luật tới đồng bào các dân tộc thông qua đội ngũ những ngƣời có uy tín trong cộng đồng bởi họ sẽ là những ngƣời gần gũi và hiểu ngƣời dân khu vực họ sinh sống nhất; đồng

thời có thể đƣa nội dung các văn bản pháp luật thông qua hình thức sân khấu hóa hay lồng ghép trong các cuộc thi tìm hiểu, phổ biến kiến thức, các hoạt động giao lƣu giữa các dân tộc...

Giáo dục cho đồng bào các dân tộc thấy đƣợc vị trí, vai trò của khối ĐĐKTDT nói chung và đoàn kết giữa các dân tộc nói riêng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng. Từ đó, nhân dân cả nƣớc thấy đƣợc quyền và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ngày càng thêm vững mạnh. Đồng bào dân tộc Kinh cần thấy đƣợc trách nhiệm đi đầu, nêu gƣơng của mình trong việc tƣơng trợ, giúp đỡ các dân tộc khác. Sự giúp đỡ này trƣớc hết là vì chính sự phát triển của dân tộc Kinh, vì sự phát triển chung của đất nƣớc, bởi lẽ nếu không có sự hy sinh, bao bọc của đồng bào dân tộc thiểu số, nếu đời sống của họ không đƣợc đảm bảo và cải thiện thì ngƣời Kinh cũng không thể có đƣợc những điều kiện thuận lợi để phát triển. Chính vì vậy, dân tộc Kinh cần giành sự quan tâm và ƣu tiên nhiều hơn nữa cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời các dân tộc thiểu số cũng phải có ý thức tự mình cố gắng, nỗ lực vƣơn lên cùng với sự tiếp nhận những chính sách ƣu tiên của Đảng và Nhà nƣớc, sự giúp đỡ của dân tộc anh em để tiến kịp nhịp độ phát triển chung của cả nƣớc. Sự tƣơng trợ lẫn nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số là mối quan hệ biện chứng, vì sự phát triển của cả hai bên. Chính vì vậy, khi thấy đƣợc điều này, các dân tộc trong cả nƣớc sẽ càng nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình trong việc củng cố, xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta.

Bên cạnh đó, việc giáo dục cho đồng bào các dân tộc thấy đƣợc rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta là một chính sách nhất quán, lâu dài từ trong lịch sử tới nay cũng là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhờ có chính sách ấy chúng ta đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn bộ nhân dân các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam để thực hiện những mục tiêu chung: đấu tranh chống quân xâm lƣợc, bảo vệ, xây dựng đất nƣớc và đã đạt đƣợc những thành tựu thật đáng tự hào. Các biện pháp giáo dục cần phong phú, đa dạng,

thông qua các tƣ liệu, bằng chứng lịch sử của đất nƣớc ta hay bằng các bài học của nƣớc ngoài rút ra từ các sự kiện nếu không biết tập hợp nhân dân, để xảy ra các xung đột, mâu thuẫn sắc tộc... Khi thấy đƣợc sức mạnh và tầm quan trọng của khối đoàn kết giữa các dân tộc, thấy đƣợc tính đúng đắn của chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc, đồng bào các dân tộc sẽ tự nguyện, tự giác, hăng hái thực hiện các chính sách ấy một cách có hiệu quả hơn.

Trong vấn đề giáo dục nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, Đảng và Nhà nƣớc cũng cần phải chú trọng vấn đề giáo dục tƣ tƣởng cho đồng bào các dân tộc để họ nâng cao ý thức tự dân tộc, nâng cao lòng tự hào dân tộc về dân tộc mình, đồng thời giáo dục lòng yêu nƣớc, tự hào về tổ quốc Việt Nam. Chú trọng và giải quyết đúng đắn, khéo léo mối quan hệ này sẽ khắc phục đƣợc hai khả năng xấu có thể xảy ra là các dân tộc quay lƣng lại với nhau hoặc nảy sinh xung đột giữa các dân tộc, qua đó góp phần củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Thứ hai, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách dân tộc nói chung, chính sách đoàn kết các dân tộc nói riêng

Bên cạnh những thành tựu thì trên thực tế, có những chính sách Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra khi đƣa vào thực hiện chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Ví dụ nhƣ: hợp phần hỗ trợ ngƣời dân mua sắm nông cụ, máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp đều có nguồn trong Chƣơng trình 135, Quyết định 74. Mặc dù, cả hai chƣơng trình này đều diễn ra song song về thời gian thực hiện (2006-2010, 2008-2010), nhƣng định mức hỗ trợ đều rất thấp làm cho ngƣời thụ hƣởng khó có thể sử dụng vốn hỗ trợ mua những loại nông cụ thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp… Chính vì vậy, các cơ quan có trách nhiệm phải tiến hành ngay việc rà soát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chính sách hiện hành, trên cơ sở đó bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách mới cho phù hợp, tránh đƣợc sự bị động, chồng chéo trong hoạch định chính sách. Những chính sách phải thật cụ thể, thiết thực, kết quả của nó đƣợc đo bằng sự thụ hƣởng đích thực của đồng bào. Có nhƣ vậy, các chính sách mới thực sự phát huy đƣợc hết ý nghĩa của nó là làm tăng cƣờng tình đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta đƣợc vững bền hơn.

Bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới một số chính sách mới để giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát huy đƣợc nội lực, phấn đấu vƣơn lên hòa nhập với sự phát triển chung của cả nƣớc, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở; phát triển văn hóa các dân tộc; giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng (bản, buôn, sóc…). Trong đó, chúng tôi thấy rằng Đảng và Nhà nƣớc ta cần có nhiều chính sách hơn nữa nhằm tăng cƣờng phát triển kinh tế, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Về chính sách kinh tế cần tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của các vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, chuyển đổi cây trồng vật nuôi có giá trị cao, tăng cƣờng liên kết kinh tế giữa các vùng, miền và nâng cao trình độ canh tác của đồng bào. Về văn hóa, cần phải kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa phát triển văn hóa với phát triển du lịch và cần có những chính sách đẩy mạnh sự giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc nhiều hơn nữa. Khi quá trình này đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, hiệu quả hơn sẽ giúp cho các dân tộc xóa bỏ đƣợc những ngăn cách, hận thù để xích lại gần nhau một cách tự nhiên hơn và đoàn kết với nhau một cách bền chặt hơn.

Đầu tƣ phát triển vùng miền núi, dân tộc trong bối cảnh tiềm lực kinh tế đất nƣớc chƣa mạnh, nên không thể dàn trải mà phải lựa chọn những lĩnh vực trọng điểm, những vấn đề bức xúc nhất để tập trung nguồn lực giải quyết. Theo đó, đòi hỏi phải tiến hành rà soát các chính sách đã ban hành, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời. Đồng thời việc xây dựng và ban hành khung hệ thống chính sách đối với khu vực dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011- 2020 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phƣơng là rất quan trọng, để cùng với Chiến lƣợc phát triển, khung hệ thống chính sách là cơ sở để các bộ, ngành và địa phƣơng xây dựng những chính sách đầu tƣ cụ thể theo ngành, lĩnh vực, tránh chồng chéo và để Uỷ ban Dân tộc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc theo Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất cần những chính sách, chƣơng trình, dự án đặc thù, sát với thực tiễn, phù hợp với đặc điểm dân tộc và đặc điểm vùng. Và khi đã xây dựng đƣợc những chính sách, chƣơng trình, dự án nhƣ vậy phải tập trung nguồn lực đảm bảo. Bởi lẽ, trên thực tế đã từng tồn tại một số chƣơng trình dự án không phù hợp với tình hình, đặc điểm của dân tộc, của vùng nên đã không đem lại đƣợc hiệu quả nhƣ ban đầu đặt ra. Vấn đề là chúng ta phải nhanh chóng nhận ra và có sự điều chỉnh cho phù hợp, tránh lãng phí. Có nhƣ vậy những chính sách, chƣơng trình, dự án thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với đồng bào các dân tộc, với địa bàn dân tộc, miền núi mới hiện hữu trong cuộc sống của đồng bào - nhân tố quyết định củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, với chế độ. Công tác định canh, định cƣ có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp đảm bảo cho đồng bào an cƣ lạc nghiệp và để vùng dân tộc, miền núi ổn định và phát triển. Thực tế nhiều chục năm qua cho thấy đây là việc lớn và khó, dù đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm song quá trình thực hiện còn nhiều bất cập. Một vấn đề cần đƣợc lƣu ý là nhiều hộ đồng bào dân tộc khi tái định cƣ trong diện đặc biệt khó khăn vẫn còn tâm lý dao động do chƣa thích nghi với nơi ở mới. Đồng bào các dân tộc băn khoăn sau này sẽ làm gì để ổn định cuộc sống. Đảng và Nhà nƣớc, các cấp chính quyền cần hƣớng dẫn đồng bào chọn cây, con phù hợp cho năng suất cao. Đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất tạo điều kiện để đồng bào thích nghi dần với cuộc sống và điều kiện sản xuất mới. Từ đó đồng bào mới yên tâm sinh sống làm ăn và gắn bó lâu dài với mảnh đất mới.

Trƣớc mắt, Luật dân tộc chƣa đƣợc ban hành, đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm cụ thể hóa Nghị định của Chính phủ về công tác dân tộc bằng những chính sách, chƣơng trình, dự án cụ thể nhƣ: Chính sách đầu tƣ và sử dụng nguồn lực; chính sách đầu tƣ phát triển bền vững; chính sách giáo dục và đào tạo; chính sách cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số; chính sách đối với ngƣời có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số; chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; chính sách phát triển thể dục thể thao vùng dân tộc thiểu số; chính sách

phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số; chính sách y tế dân số; chính sách thông tin truyền thông; chính sách phổ biến giáo dục, pháp luật và hỗ trợ tƣ pháp; chính sách quốc phòng an ninh. Với những cơ chế, chính sách đặc thù tạo sự đột phá nhanh, mạnh mẽ nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc nói trên, chúng ta sẽ sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Nghị định của Chính phủ và trên cơ sở đó có thể đề xuất xây dựng Dự án luật Dân tộc cho thời gian tới.

Đổi mới cách thức thực hiện chính sách

Đặc điểm trong lối tƣ duy của đồng bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta đó là tƣ duy cụ thể, tức là tin vào những điều nhìn thấy. Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu đổi mới phƣơng pháp thực hiện chính sách dân tộc, thay vì những giảng giải cho đồng bào những lý thuyết dài dòng, trừu tƣợng là sự hƣớng dẫn cụ thể, thiết thực. Để thực hiện các chính sách một cách cụ thể, hiệu quả, chúng ta phải chọn đƣợc những mô hình thích hợp với từng vùng, từng dân tộc và có hình thức, bƣớc đi thích hợp với từng lợi mô hình đó. Tham khảo ở Đắc Lắc, nhằm tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và dân, để các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả, các cơ quan chính quyền ở đây đã xây dựng Mô hình kết nghĩa với buôn làng dân tộc thiểu số ở tỉnh. Tỉnh Đắc Lắc hiện có 599 buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm từ 2001 đến 2004, tình hình an ninh chính trị tại nhiều buôn diễn biến phức tạp. Bọn phản động FULRO lƣu vong dƣới sự hỗ trợ của các thế lực thù địch đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động, lôi kéo, tập hợp lực lƣợng gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Một bộ phận đồng bào do

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 77)