CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 41)

CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA HIỆN NAY

2.1. Những nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về đoàn kết dân tộc và Nhà nƣớc ta về đoàn kết dân tộc

Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đoàn kết các dân tộc, và coi đó là nhân tố quan trọng trong việc phát huy sức mạnh khối ĐĐKTDT. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề dân tộc xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng là: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ nhau cùng phát triển”, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nƣớc thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam”. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng đã xác định: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta. Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác đƣợc thế mạnh của địa phƣơng để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Tôn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc” [62].

Hiến pháp năm 1992, điều 5 tại chƣơng I quy định: “Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc thống nhất của cả dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Nhà nƣớc thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những phong tục tập quán truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình” [61].

Các Nghị quyết đại hội VIII, IX, X và XI tiếp tục khẳng định các quan điểm của Nghị quyết Đại hội lần thứ VII và có phát triển, bổ sung một số quan điểm cho phù hợp với từng thời kỳ. Thực hiện các Nghị quyết đại hội Đảng các

khóa nói trên, Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, thông tri, chỉ thị để chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc mang lại hiệu quả tích cực, trong đó Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc. Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn văn hoá, giữ vững an ninh chính trị đã đƣợc Chính phủ cụ thể hoá bằng nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chính sách xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc đã đƣợc ban hành khá đầy đủ và toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin... Hệ thống chính sách đó tạo cơ sở pháp lý quan trọng để huy động nguồn lực và tập trung thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nƣớc ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [10, 121]. Và mới đây nhất, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta cũng khẳng định một lần nữa: đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc ta.

Có thể khái quát quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở những nội dung cơ bản sau:

Bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Bình đẳng giữa các dân tộc là yếu tố không thể thiếu trong chính sách dân tộc. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có địa vị pháp lý ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực

hoạt động của đời sống xã hội. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc đƣợc ghi nhận với tính chất là một nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp và đƣợc thể hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trƣớc hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc… Đồng bào các dân tộc đều đƣợc quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nƣớc, làm việc trong các cơ quan Nhà nƣớc, tham gia đóng góp ý kiến vào các chính sách của Nhà nƣớc.

Quyền bình đẳng về kinh tế bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc. Mọi dân tộc đều có quyền sản xuất kinh doanh theo luật định, không phân biệt là ngƣời dân tộc nào, lao động ngang nhau đƣợc trả công ngang nhau. Nhà nƣớc có trách nhiệm đầu tƣ nguồn lực để thúc đẩy việc phát triển kinh tế đối với các dân tộc có kinh tế chậm phát triển, để cùng đạt trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nƣớc.

Bình đẳng về văn hoá, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nƣớc đầu tƣ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, duy trì nòi giống, phát triển giáo dục cho đồng bào các dân tộc.

Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, nên bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cho đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng với dân tộc đa số. Sự quan tâm tƣơng trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển chính là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lƣợc cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam. Nhất quán trong đƣờng lối về đoàn kết dân tộc, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định mạnh mẽ quan điểm bền vững của Đảng ta là luôn coi “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề

chiến lƣợc lâu dài của sự nghiệp cách mạng nƣớc ta” [10, 121]. Chính sách dân tộc luôn đƣợc coi là chính sách quan trọng trong sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, thể hiện trên cả phƣơng diện đối nội và đối ngoại.

Dƣới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết, cùng nhau xây dựng đất nƣớc với mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam đều phải có trách nhiệm chăm lo vun đắp, củng cố, tăng cƣờng khối đoàn kết dân tộc.

Thực hiện đoàn kết các dân tộc là góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc ĐĐKTDT. Trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định đoàn kết các dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện chiến lƣợc ĐĐKTDT. Trong các kỳ Đại hội, Đảng luôn đƣa ra các đƣờng lối, chủ trƣơng về việc thực hiện sự đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc nhằm tạo ra động lực cũng nhƣ sức mạnh nội lực để xây dựng đất nƣớc.

Các dân tộc tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở nƣớc ta vẫn còn khoảng cách khá xa. Chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn hơn. Tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau không phải chỉ giúp đỡ một chiều, ngƣợc lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho dân tộc khác cùng phát triển.

Việc đầu tƣ phát triển đối với các dân tộc thiểu số đƣợc thể hiện rõ ở quan điểm chỉ đạo sau đây:

Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trƣởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số;

giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi, trƣớc hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trƣờng sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cƣờng của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cƣờng sự quan tâm hỗ trợ của Trung ƣơng và sự giúp đỡ của các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị. Công tác dân tộc đƣợc xác định có vị trí trọng yếu đối với sự phát triển bền vững của đất nƣớc trong giai đoạn phát triển mới. Do đó, toàn bộ hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới, coi việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng là nhiệm vụ thƣờng xuyên và quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Các dân tộc ở nƣớc ta có truyền thống đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái. Trong thời kỳ mới, để giữ gìn, phát huy và tăng cƣờng hơn nữa truyền thống đó, chúng ta phải đảm bảo cho sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc đƣợc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó phải tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... đồng bào dân tộc thiểu số một cách cơ bản, cụ thể, trƣớc mắt và lâu dài, cũng nhƣ khuyến khích, tạo điều kiện cho sự tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Bởi lẽ các dân tộc có thật sự bình đẳng, yêu thƣơng, giúp đỡ nhau mới đoàn kết gắn bó với nhau. Ngƣợc lại, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc thì mọi khó khăn, trở lực đều có sức mạnh để vƣợt qua.

Chính vì vậy, từ khi Đảng ta ra đời, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, đã thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đƣờng lối và chính sách nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội - văn

hóa; củng cố an ninh quốc phòng... của đất nƣớc, đặc biệt là ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Từ những quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã hình thành và xây dựng nên một hệ thống các văn bản pháp luật về đoàn kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng. Đây có thể coi là cơ sở pháp lý chắc chắn giúp cho khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta ngày càng đƣợc củng cố và phát huy mạnh mẽ.

a. Nhóm quy định pháp luật về quyền bình đẳng về chính trị của đồng bào các dân tộc

Nhóm quy định này nằm trong một số văn bản pháp luật chủ yếu sau đây: - Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, đƣợc sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất năm 1990, lần thứ hai năm 1994, lần thứ ba năm 2005.

- Hiến pháp năm 1992, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001.

- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001. - Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001.

- Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003. - Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)