Khái quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34)

chiếm 3,4% dân số cả nước và đứng thứ tư trong số 63 tỉnh, thành phố (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa). Với số dân đông, Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh (từ 15-64 tuổi) là 1.949.617 người, chiếm 67,0% tổng số dân cả tỉnh. Trong đó, lao động làm nông nghiệp chiếm 75,2%. Hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng trên 30.000 người.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của Nghệ An ước đạt 10,38%; 19/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,33%, công nghiệp tăng 24,1%. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội cả năm đạt trên 24,5 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách ước đạt trên 6,3 nghìn tỷ, cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho nền kinh tế của tỉnh. Các doanh nghiệp Nhà nước đã căn bản được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh. Năm 2012 đã có 760 doanh nghiệp thành lập mới. Hiện nay, toàn tỉnh có 10.150 doanh nghiệp. Kinh tế hợp tác được đổi mới và phát triển đa dạng. Cả tỉnh hiện có 1.020 hợp tác xã; 26.265 tổ hợp tác. Kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển. Mô hình kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 3.655 trang trại.

Từ năm 2007 đến nay, có 381 dự án (vốn đầu tư 142.594,32 tỷ đồng) được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều dự án có quy mô lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, như: Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (6.300 tỷ đồng), Thủy điện Bản Vẽ 320 MW (4.763 tỷ đồng)...

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là 1.15%. Tuổi thọ trung bình của người Nghệ An đã tăng đáng kể, từ 42,5 tuổi vào năm 1961 lên 72,9 tuổi vào năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 20.5% năm 2011. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 45.657 người.

2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghệ An.

Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ khu vực DN đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chính sách, chủ trương của nhà nước về hỗ trợ DN, như Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 ban hành Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa ở Nghệ An.

Nhờ những chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển DN ấy, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An, DN phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô. Trong giai đoạn 2007-2012, toàn tỉnh đã có 5.268 DN thành lập mới, bao gồm: 2.032 công ty cổ phần; 1.443 công ty TNHH 2 thành viên trở lên; 659 công ty TNHH một thành viên và 1.134 DN tư nhân. Tính đến năm 2012, tổng số DN được thành lập toàn tỉnh là 10.150, tăng 2,67 lần so với số DN tính đến cuối năm 2005.

Bảng 2.1: Tổng số DN được thành lập đến các năm 2007 - 2012 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số DN thành lập 4.795 5.785 7.072 7.999 9.090 10.150 Tốc độ tăng hàng năm (%) 22,0 20,6 22,2 19,5 13,64 11,66

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Về qui mô vốn, mức vốn đăng ký bình quân một DN (vốn điều lệ) khi thành lập DN năm 2005 là 1,58 tỉ đồng và tăng lên 3,0 tỉ đồng năm 2009. Theo kết quả khảo sát DN hàng năm của Tổng cục Thống kê thì vốn SXKD bình quân một DN nhỏ và vừa Nghệ An năm 2005 đạt 6,1 tỉ đồng và tăng lên tới 12,7 tỉ đồng năm 2009.

- Về ngành nghề kinh doanh:

DN NQD Nghệ An phát triển đa dạng, hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lượng DN tham gia nhiều nhất với tỷ trọng khoảng 30% đến 35% DN toàn tỉnh. Tiếp đến là các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có tỷ trọng 21-25%. DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng khoảng 10%. DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng chiếm tỷ trọng dưới 3%. Các lĩnh vực xã hội hóa y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao tuy có số lượng tham gia chưa nhiều (gần 1%) nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm.

Bảng 2.2 Cơ cấu DN phân theo ngành kinh tế (%)

STT Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012

1 Nông nghiệp và Lâm nghiệp 1.34 8.33 8.09 6.94 6.22

2 Thuỷ sản 0.33 0.32 0.21 0.25 0.26

3 Công nghiệp khai thác mỏ 6.15 3.68 3.00 2.89 2.84 4 Công nghiệp chế biến 10.11 9.8 10.15 10.25 10.28 5 SX và phân phối điện, khí đốt, nước 3.05 2.18 1.40 1.17 1.17

6 Xây dựng 22.45 22.87 22.96 21.94 22.20

7 Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ;

sửa chữa đồ dùng gia đình 33.82 32.17 32.24 31.59 31.46

8 Khách sạn và nhà hàng 4.25 4.15 3.96 4.28 4.19

9 Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 5.73 4.63 5.89 6.68 6.92

10 Tài chính, tín dụng 3.41 2.27 2.05 2.05 1.93

11 Hoạt động khoa học và công nghệ 5.77 5.97 6.76 7.58 7.66 12 Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ

tư vấn 1.92 1.99 1.74 2.62 3.03

13 Giáo dục và đào tạo 0.69 0.52 0.53 0.59 0.71

14 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 0.36 0.41 0.42 0.41 0.38 15 Hoạt động văn hoá và thể thao 0.36 0.41 0.44 0.44 0.46 16 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 0.27 0.32 0.17 0.32 0.35 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)