Nhân tố quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 38)

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, lĩnh vực BHXH đang rất cần một cơ chế thu BHXH cho phù hợp với những quy định theo thông lệ quốc tế. Bởi vì khi chính thức gia nhập WTO, bên cạnh rất nhiều cơ

hội, Việt Nam phải đón nhận không ít thách thức, một trong những thách thức đó là phải thay đổi cơ cấu LĐ, sẽ có nhiều LĐ làm việc trong các DN vốn đã được Nhà nước bảo hộ trước đây sẽ bị thất nghiệp do khả năng cạnh tranh của các DN này yếu kém; bên cạnh đó sự tác động của toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn do vậy sự biến động LĐ, các biện pháp để giảm chi phí nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN (trong đó có việc trốn đóng, chậm đóng BHXH) ảnh hướng lớn tới việc quản lý, tổ chức thu nộp BHXH của cơ quan BHXH. Đồng thời, các DN, nhất là DN sản xuất các sản phẩm xuất khẩu phải tham gia vào luật chơi toàn cầu, trong đó có vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của DN với hàng nghìn bộ quy tắc ứng xử mà bên mua hàng đặt ra, từ đó, các tiêu chuẩn LĐ của Việt Nam phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có BHXH.

Những yếu tố trên là những yếu tố góp phần vào kết quả thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thể hiện cụ thể trên các tiêu thức sau:

* Tình hình tham gia BHXH bắt buộc:

Tình hình tham gia BHXH của các DN NQD

Trong điều kiện thực hiện các chính sách cơ cấu lại DNNN, hiệu quả của thu hút đầu tư nước ngoài chưa cao, nhưng nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển DN nên số lượng các DN NQD ở tỉnh Nghệ An tăng nhanh. Cùng với sự phát triển của các DN NQD, dưới sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp của BHXH với các ngành như LĐTBXH, Công đoàn, Cục Thuế và các cấp, các ngành và thực thi các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý DN NQD tham gia BHXH, số lượng các DN NQD đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ đã tăng nhanh qua các năm. Bình quân mỗi năm số lượng DN NQD tham gia BHXH tăng thêm 254 đơn vị, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,17%.

So sánh số lượng DN NQD đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ từ năm 2007 đến hết năm 2012 đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của các DN tham gia BHXH, nhờ BHXH tỉnh Nghệ An đã tập trung một số giải pháp ngay sau khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành :

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Phối hợp với Sở LĐTBXH, Liên đoàn LĐ tỉnh, Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại tỉnh Nghệ An tổ chức 12 lớp tập huấn cho 500 DN KTTN, cán bộ công đoàn các cấp về Luật BHXH; in và phát hành 30.000 tờ rơi tuyên truyền về nghĩa vụ, quyền lợi của NLĐ; phối hợp với các cơ quan thông tin địa

chúng như Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Nghệ An, Báo LĐ Nghệ An … giới thiệu Luật BHXH, trong đó tập trung giới thiệu các quy định về phạm vi áp dụng, nghĩa vụ và quyền lợi của NSDLĐ, NLĐ tham gia BHXH, các chế tài xử lý vi phạm, chế độ của NLĐ được hưởng khi tham gia BHXH. Chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố, thị xã tăng cường cán bộ tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH cho cán bộ, NLĐ tại các DN Đây là biện pháp quan trọng để đảm bảo tính ổn định, bền vững trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật BHXH, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, trong đó vai trò của tổ chức công đoàn rất quan trọng.

- Chú trọng công tác cải cách hành chính, giảm phiền hà cho NSDLĐ khi đăng ký tham gia BHXH; Thực hiện phân cấp quản lý việc đăng ký tham gia, thu nộp BHXH cho BHXH huyện, thành phố, thị xã theo địa bàn hành chính; Tập trung ứng dụng CNTT trong đăng ký tham gia BHXH, điều chỉnh mức đóng BHXH, cấp và ghi sổ BHXH

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 15/QĐ-BHXH ngày 15/3/2006 của Giám đốc BHXH tỉnh Nghệ An về việc ban hành Cơ chế tài chính khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong khu vực ngoài quốc doanh. Theo quy định này, khi BHXH huyện mở rộng đối tượng tham gia BHXH quy định tại các DN ngoài quốc doanh, sẽ được cấp phát kinh phí hỗ trợ công tác thu BHXH theo số lượng, quy mô của đơn vị sử dụng LĐ và theo vùng địa hình với mức thấp nhất là 250.000 đồng/đơn vị dưới 5 LĐ đối với địa bàn thành phố Vinh (vùng I); 1.000.000 đồng/đơn vị dưới 5 LĐ đối với địa bàn các Diễn Châu, Đô Lương, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Yên Thành và thị xã Cửa Lò (vùng II); 1.500.000 đồng/đơn vị dưới 5 LĐ đối với địa bàn các huyện Anh Sơn, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương (vùng III); 3.000.000 đồng/đơn vị dưới 5 LĐ đối với địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu (vùng IV). Mức hỗ trợ cao nhất theo địa bàn vùng I, II, III, IV là khi mở rộng đối tượng tham gia BHXH tại các DN ngoài quốc doanh có trên 51 LĐ lần lượt là: 2.500.000 đồng, 10.000.000 đồng, 16.500.000 đồng và 33.000.000 đồng. Khoản kinh phí này, BHXH huyện được sử dụng để hỗ trợ cho đơn vị sử dụng LĐ từ 15% đến 30%; cá nhân là cán bộ viên chức vận động được DN tham gia BHXH được hỗ trợ 25%; phần còn lại để chi cho các cơ quan phối hợp và chi hỗ trợ hoạt động của BHXH huyện.

Nhờ các biện pháp nêu trên, sau một năm thực hiện Luật BHXH, số lượng DN NQD đăng ký tham gia BHXH đã tăng thêm 134 đơn vị. Các năm tiếp theo, số lượng

DN NQD đăng ký tham gia BHXH tăng hơn các năm trước đó. Năm 2008, toàn tỉnh đã có thêm 212 DN NQD tham gia BHXH, bằng 158% so với số DN tham gia BHXH tăng thêm trong năm 2007.

Năm 2009, BHXH tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp cung cấp thông tin với Cục Thuế. Trên cơ sở thông tin về các DN đã được cấp mã số thuế, BHXH tỉnh đã chỉ đạo BHXH huyện tăng cường cán bộ kiểm tra, đôn đốc các DN chưa tham gia BHXH đăng ký tham gia theo luật định; đồng thời phối hợp các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra viêc thực hiện Bộ Luật LĐ, Luật BHXH tại các đơn vị này. Kết quả: Năm 2009, số DN NQD đăng ký tham gia BHXH tăng thêm là 276 đơn vị, bằng 130% so với số DN tham gia BHXH tăng thêm trong năm 2008.

Năm 2010 và 2011, nhờ thực hiện các giải pháp như thực hiện phối hợp giữa Cục Thuế và BHXH trong cung cấp thông tin về DN, thực hiện giao dự toán về số đơn vị và LĐ trong các DN NQD tham gia BHXH cho BHXH huyện, thành, thị; số lượng DN NQD tham gia BHXH tăng nhanh. Năm 2010, toàn tỉnh đã có thêm 311 đơn vị tham gia BHXH, bằng 232 % so với số DN tham gia BHXH tăng thêm trong năm 2007 (năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH). Năm 2011, có thêm 349 DN NQD đăng ký tham gia BHXH, tăng 20,26% so với năm 2010 và năm 2012 có thêm 264 DN NQD tham gia, tăng 12,74% so với năm 2011.

Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHXH của các DN NQD từ năm 2008 đến hết năm 2012.

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012

Số DN NQD tham gia BHXH 1.136 1.412 1.723 2 072 2.336

Tăng tuyệt đối 212 276 311 349 264

Tăng tương đối (%) 22,94 24,30 22,03 20.26 12,74

Tỷ trọng số DN NQD tham gia BHXH trong

tổng số DN tham gia BHXH(%) 84,09 87,16 89,23 90.84 91,97

Nguồn: BHXH tỉnh Nghệ An.

Sự gia tăng số lượng các DN NQD tham gia BHXH đã làm thay đổi cơ cấu các DN tham gia BHXH. DN NQD ngày càng trở thành đối tượng chủ yếu tham gia BHXH trong cơ cấu các DN tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Số lượng các DN NQD tham gia BHXH từ chỗ chỉ chiếm 70,56% tổng số các DN tham gia BHXH năm 2006 (trước thời điểm thực hiện Luật BHXH) đã tăng lên, chiếm tỷ trọng 91,97% tổng số

các DN tham gia BHXH tính đến hết năm 2012. Điều này cho thấy tầm vai trò, quan trọng của công tác thu BHXH tại các DN NQD trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành BHXH.

Tuy đạt được những kết quả quan trọng trong việc quản lý DN NQD tham gia BHXH, nhưng tốc độ tăng số DN tham gia BHXH chưa tương ứng với tốc độ tăng số lượng DN. Năm 2008, toàn tỉnh đã có 1136/3782 DN tham gia BHXH (chiếm tỷ lệ 30,04%). Năm 2009, toàn tỉnh đã có 1412/5037 DN tham gia BHXH (chiếm tỷ lệ 28,03%). Năm 2010, toàn tỉnh đã có 1.723/7.999 DN tham gia BHXH (chiếm tỷ lệ 21,54%). Năm 2011, toàn tỉnh đã có 2.072/9.090 DN tham gia BHXH (chiếm tỷ lệ 22,79%). Năm 2012, toàn tỉnh đã có 2.336/10.150 DN tham gia BHXH (chiếm tỷ lệ 23,01 %).

Tình hình tham gia BHXH của NLĐ tại các DN NQD

Sự gia tăng số lượng các DN NQD là cơ sở quan trọng để phát triển số LĐ tham gia BHXH. Bình quân trong những năm qua, mỗi năm toàn tỉnh có thêm 4.669 NLĐ tham gia BHXH.

Năm 2007 năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH và cũng là năm tỉnh Nghệ An đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, chuyển các DNNN thành các công ty cổ phần mà Nhà nước chỉ giữ dưới 50% vốn chủ sở hữu, đồng thời cơ quan BHXH mới tập trung các biện pháp đôn đốc thực hiện đăng ký tham gia BHXH tại các DN ngoài quốc doanh có quy mô lớn, các DN đã tham gia BHXH nhưng chưa khai báo đủ số LĐ tại DN. Vì thế, tuy toàn tỉnh chỉ có thêm 134 DN NQD đăng ký tham gia BHXH, nhưng đã có thêm 5.845 LĐ tham gia BHXH (bình quân 40,93 LĐ/DN)

Bảng 2.5: Tình hình tham gia BHXH của NLĐ trong các DN NQD từ năm 2007 đến hết năm 2012

LOẠI HÌNH 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số LĐ trong các DN NQD tham

gia BHXH (người) 29.839 34.069 38.795 43.031 50 943 51.772

Tăng tuyệt đối 5.485 4.230 4.726 4.236 7 912 829

Tăng tương đối (%) 22,52 14,18 13,87 10,92 18.39 1,63

Tỷ trọng số LĐ trong các DN NQD tham gia BHXH trong tổng số NLĐ thuộc các DN tham gia BHXH(%)

51,97 55,12 57,95 61,83 65.50 62,13

Trong các năm 2008, 2009 và năm 2010, nhờ sự gia tăng nhanh của các DN NQD tham gia BHXH, nên mặc dù quy mô của các DN chủ yếu là nhỏ và vừa, nhưng số lượng LĐ được khai báo nộp BHXH tăng nhanh. Năm 2008, toàn tỉnh có thêm 4.230 LĐ tại 212 DN tham gia BHXH (bình quân 19,95 LĐ/DN). Năm 2009, toàn tỉnh có thêm 4.726 LĐ tại 276 DN tham gia BHXH (bình quân 17,12 LĐ/DN). Năm 2010, toàn tỉnh có thêm 4.236 LĐ tại 311 DN tham gia BHXH (bình quân 13,62 LĐ/DN).

Đặc biệt trong năm 2011, trong điều kiện lạm phát tăng cao, Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về một số biện pháp trọng tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo ASXH, trong đó chú trọng các biện pháp nhằm giảm tổng cầu, thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho hoạt động SXKD của các DN gặp rất nhiều khó khăn, nhưng số lượng DN NQD và số LĐ trong các DN này tham gia BHXH tăng cao so với cùng kỳ. Năm 2011, toàn tỉnh đã có thêm 7.912 NLĐ tham gia BHXH, bằng 88,52% bình quân số NLĐ tham gia BHXH tăng thêm trong giai đoạn 2007-2010, đặc biệt là nhờ có sự tham gia BHXH của DN may Khải Hoàn (huyện Anh Sơn) quy mô 654 LĐ, Công ty Cổ phần sữa TH quy mô 488 LĐ, đã góp phần quan trọng trong việc tăng nhanh số LĐ tham gia BHXH. Điều này đã cho thấy nhận thức của NSDLĐ, NLĐ về vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHXH trong sự phát triển của DN, khắc phục những rủi ro trong hoạt động SXKD của DN, việc làm và thu nhập của NLĐ. Tuy nhiên sang năm 2012 là một năm đặc biệt khó khăn trong nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực xây dựng, giao thông. Mặc dù số lao động có tăng lên nhưng không đáng kể, chỉ tăng 1,63% so với năm 2011, trong khi tỷ trọng của khối DN NQD so với tổng DN tham gia BHXH giảm hơn so với năm 2011 từ 65,5% xuống còn 62,13%.

Tuy nhiên, nhờ sự gia tăng nhanh số lượng các DN NQD tham gia BHXH, nên mặc dù bình quân số LĐ/đơn vị của các DN NQD (năm 2012: 22,16 LĐ/đơn vị) thấp hơn DNNN (năm 2012: 128,11 LĐ/đơn vị), DN FDI (năm 2012: 337,6 LĐ/đơn vị), nhưng đã làm thay đổi cơ cấu LĐ tham gia BHXH. Số lượng LĐ trong các DN NQD tham gia BHXH từ chỗ chỉ chiếm 44,42% tổng số LĐ trong các DN tham gia BHXH năm 2006 (trước thời điểm thực hiện Luật BHXH) đã tăng lên, chiếm tỷ trọng 62,13% tổng số LĐ trong các DN tham gia BHXH. Tuy nhiên do các DN NQD ở Nghệ An hầu hết là DN vừa và nhỏ (bình quân số LĐ/đơn vị trong các DN NQD thấp, chỉ đạt 15 LĐ/đơn vị), hơn nữa chủ yếu DN NQD ở Nghệ An hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ,

các DN họat động trong lĩnh vực sản xuất thì chủ yếu là xây dựng (LĐ chủ yếu thuê ngoài), nên tốc độ tăng LĐ tham gia BHXH chưa tương xứng với tốc độ tăng số lượng DN NQD tham gia BHXH.

Tuy số LĐ trong các DN NQD tăng nhanh, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng LĐ của các DN tham gia BHXH, nhưng so với yêu cầu thực tế, vẫn còn nhiều LĐ trong các DN NQD vẫn chưa được tham gia BHXH. Điều này xuất phát từ thực tế là không cơ quan nhà nước nào quản lý được số LĐ đang làm việc tại các DN.

Ngay cả quy định về khai trình LĐ theo Điều 182 Bộ luật LĐ và Thông tư số 06/1998/TT-BLĐTBXH ngày 15/04/1998 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn về khai trình việc sử dụng LĐ khi DN bắt đầu hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng LĐ khi DN chấm dứt LĐ cũng chưa được triển khai thực hiện. Qua phỏng vấn, khảo sát tại Sở LĐTBXH tỉnh cho thấy, mặc dù có quy định về khai trình việc sử dụng LĐ nhưng do thiếu chế tài đủ mạnh nên các DN không thực hiện, từ đó Sở cũng không đôn đốc, triển khai quy định này đến các DN mới thành lập.

Mặc dù không có cơ quan nhà nước nào có số liệu chính xác về số LĐ trong các DN NQD phải tham gia BHXH theo quy định của pháp luật, nhưng xuất phát từ thực trạng quản lý DN và quản lý thu BHXH trong các DN NQD trong thời gian qua có thể khẳng định, còn nhiều LĐ trong các DN NQD chưa được tham gia BHXH. Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2009 và 2010: năm 2008 toàn tỉnh có 77.773 LĐ trong các DN NQD, thì chỉ có 34.069 LĐ tham gia BHXH, chiếm tỷ lệ 43,81%; năm 2009 toàn tỉnh có 92.356 LĐ trong các DN NQD, thì chỉ có 38.795 LĐ tham gia BHXH, chiếm tỷ lệ 42,01%.

Để đánh giá được tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, thực hiện khảo sát ngẫu nhiên tại 55 doanh nghiệp trên địa bàn để kiểm tra việc chấp hành Luật BHXH sau khi đăng ký kinh doanh, trong đó có 35 công ty cổ phần, 14 công ty trách nhiệm hữu hạn và 06 doanh nghiệp tư nhân, kết quả có 02 doanh nghiệp ngưng hoạt động (Công ty TNHH Tân Hoàng Phúc; tại số 89 Hà Huy Tập và DN tư nhân Mai Ninh tại số 5, Đường Nguyễn Trãi, Quán Bàu) và 8 đơn vị chưa tham gia đóng BHXH bắt buộc, trong 53/55 doanh nghiệp được khảo sát về thực hiện BHXH thì tổng số lao động được xác định là:

- Số lao động tham gia BHXH tại đơn vị: 2.814 lao động - Số lao động tham gia BHXH tại các đơn vị khác: 72 lao động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 38)