Thứ nhất là chính sách pháp luật về thu BHXH được ban hành ngày càng chặt chẽ:
Luật BHXH đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 (Luật số 71/2006/QH11), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, đã tạo ra cơ sở phát lý cao nhất để khuyến khích và tạo điều kiện phát triển BHXH.
Sau khi Quốc hội thông qua Luật BHXH, các văn bản hướng dẫn cụ thể đã được các cơ quan nhà nước ban hành:
- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
- Chính phủ ban hành các Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007, Nghị định số 86/ND-CP ngày 13/8/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo hướng tăng nặng biện pháp xử phạt hành chính.
- Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
- Liên bộ LĐTBXH - Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh;
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.
So với trước khi Luật BHXH được ban hành, sau khi ban hành Luật BHXH, chính sách pháp luật về thu BHXH ngày càng chặt chẽ hơn, thể hiện:
- Tính pháp lý của các quy định về thu BHXH cao hơn.
- Bổ sung các biện pháp xử lý vi phạm về thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng LĐ, như: tính lãi suất chậm đóng BHXH.
Thứ hai là sự phối hợp giữa cơ quan các cấp tham gia thu và quản lý BHXH đã có nhiều chuyển biến tích cực
Để tăng cường sự phối hợp trong xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH đáp ứng yêu cầu QLNN và tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, Bộ LĐTBXH và BHXH Việt Nam thống nhất Chương trình phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật về BHXH số 1901/CTPH-BLĐTBXH-BHXHVN ngày 11/6/2010 với các nội dung cụ thể:
- Phối hợp trong nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH; - Phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH;
- Báo cáo và trao đổi thông tin
- Quy định nội dung phối hợp giữa Sở LĐTBXH và BHXH tỉnh, gồm các nội dung: + Đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách BHXH; + Thông tin, tuyên truyền, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH; trong đó có trách nhiệm xây dựng nội dung phối hợp hoạt động giữa phòng chức năng hoặc đơn vị liên quan thuộc Sở LĐTBXH và BHXH tỉnh trong việc quản lý đối tượng, thu BHXH;
+ Thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH; + Trao đổi thông tin và báo cáo.
Thực hiện Chương trình phối hợp này, trong thời gian qua, Ngành LĐTBXH và BHXH đã có nhiều hoạt động phối hợp, nhất là các hoạt động phối hợp tuyên truyền và thanh, kiểm tra.
Thứ ba là năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan BHXH được nâng cao.
- Tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam đã được củng cố, đổi mới sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương; Quyết định số 4969/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 4970/QĐ- BHXH ngày 10/11/2008 quy định về cơ cấu các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- BHXH Việt Nam đã xây dựng được quy trình thu BHXH từ khâu đăng ký, xác nhận, đôn đốc thu nộp BHXH tương đối chặt chẽ. Đồng thời, BHXH Việt Nam đã ban hành quy định về cấp và quản lý sổ BHXH, cấp và quản lý thẻ BHYT đồng bộ với quy trình thu, nhằm quản lý chặt chẽ dữ liệu của NLĐ tham gia BHXH.
- BHXH Việt Nam tăng cường chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp quản lý, đôn nộp BHXH như thành lập các Tổ thu nợ, Tổ phát triển đối tương; đăng thông tin các DN nợ BHXH trên Báo BHXH, Tạp chí BHXH và chỉ đạo BHXH các tỉnh đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; xây dựng cơ chế trách nhiệm trong công tác thu BHXH; chỉ đạo và hướng dẫn BHXH các tỉnh khởi kiện các DN nợ BHXH ra Tòa án.
- BHXH Việt Nam đã tập trung xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý thu BHXH, đó là ứng dụng Chương trình Thông tin quản lý thu và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (SMS) và từng bước cải tiến đến nay đã có phiên bản SMS 5.0; Chương trình Kế toán BHXH Việt Nam (VSA) theo dõi kết quả đóng BHXH của từng đơn vị sử dụng LĐ. Chương trình VSA được kết nối, liên thông với Chương trình SMS nhằm đảm bảo thống nhất dữ liệu, thuận lợi và nhanh chóng trong việc xác định nợ đọng BHXH của từng đơn vị.
Thứ tư là nhận thức của NLĐ, NSDLĐ về tham gia đóng BHXH ngày càng nâng lên:
Sau 16 năm triển khai thực hiện chính sách BHXH theo cơ chế mới, đặc biệt từ năm 2007 đến nay triển khai thực hiện Luật BHXH, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, thực thi chính sách BHXH, nhận thức của NLĐ, NSDLĐ về tham gia BHXH ngày càng được nâng lên. NSDLĐ đã bước đầu nhận thức được việc tham gia BHXH cho NLĐ là thực hiện BH cho chính DN, đó là trách nhiệm xã hội của DN. NLĐ cũng đã ý thức được tham gia BHXH vừa là nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi chính đáng cho bản thân mình. Thực tế, các vụ đình công của NLĐ đòi quyền lợi về tham gia BHXH, cấp sổ BHXH, … đã thể hiện rõ nguyện vọng, nhận thức của NLĐ về việc tham gia đóng BHXH.