Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 62)

2.4.2.1. Hạn chế:

 Một số quy định của Luật BHXH còn thiếu chặt chẽ hoặc bị lợi dụng làm gia tăng số nợ BHXH hoặc giảm nguồn thu quỹ BHXH:

+ Thứ nhất, quy định DN được để lại 2% quỹ BHXH để trả các chế độ ốm đau, thai sản làm gia tăng số nợ BHXH.

Sau khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, các cơ quan Nhà nước đã nhận thấy sự bất cập của quy định này, nên các văn bản hướng dẫn thực hiện đã hướng dẫn cho phép các DN được phép lựa chọn hình thức thực hiện: thực hiện theo Luật BHXH hoặc thực hiện đóng đầy đủ 20% quỹ tiền lương, tiền công vào quỹ BHXH, khi phát sinh các khoản chi ốm đau, thai sản cơ quan BHXH cấp toàn bộ kinh phí để chi trả cho NLĐ. Do đó, khi triển khai các quy định này, 100% DN NQD đều lựa chọn phương thức thứ hai.

Thực hiện kết luận của Thanh tra Bộ LĐTBXH, từ năm 2009, tất cả các DN NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải thực hiện để lại 2% quỹ BHXH để chi trả chế độ ốm đau, thai sản. Đây lại chính là tác nhân làm gia tăng số nợ BHXH.

+ Thứ hai, quy định về tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH chưa chặt

chẽ làm giảm nguồn thu quỹ BHXH. Cụ thể là Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH

ngày 30/5/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với NLĐ làm việc trong DN hoạt động theo Luật DN cho phép DN được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với DNNN để trả cho NLĐ. Vì thế, các DN NQD có xu hướng định ra nhiều loại phụ cấp để trốn đóng BHXH.

 Biện pháp, chế tài xử phạt hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH áp dụng mức thấp:

+ Thứ nhất, lãi suất chậm nộp BHXH luôn thấp hơn lãi suất cho vay ngân hàng

thương mại.

Theo quy định của Luật BHXH, các DN khi chậm đóng BHXH đều phải thực hiện nộp lãi suất chậm nộp. Lãi suất chậm nộp được tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH. Trong khi lãi suất đầu tư quỹ BHXH không xác định được trong năm. Đây là khó khăn lớn cho BHXH Việt Nam. Thực tế trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã thông báo lãi suất chậm nộp quỹ BHXH cho các địa phương là lãi suất đầu tư của năm trước liền kề. Bên cạnh đó, do hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chủ yếu là hoạt động cho NSNN, ngân hàng thương mại vay hoặc mua trái phiếu. Do đó lãi suất đầu tư quỹ BHXH chủ yếu là lãi suất đi vay của ngân hàng thương mại. Vì thế, lãi suất chậm nộp BHXH thường thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Khảo sát lãi suất chậm nộp BHXH và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất chậm nộp BHXH thường thấp hơn từ 2% trở lên so với lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại.

(ĐVT:%) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2008 2009 2010 2011 2012 LS chậm nộp quỹ BHXH (%/năm)

LS cho vay của NHTM (%/năm)

Biểu đồ 2.4. Tổng hợp lãi suất chậm nộp quỹ BHXH và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại

+ Thứ hai, mức xử phạt hành chính đối với vi phạm về thu BHXH quá thấp.

Theo quy định của Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, NSDLĐ có các hành vi không đóng BHXH cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH, đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, chậm đóng BHXH bắt buộc, hoặc đóng BHXH bắt buộc không đúng mức quy định thì bị xử phạt hành chính, thì bị phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.

Với những quy định này, mức xử phạt hành chính quá thấp đối với mức độ nghiêm trọng của các hành vi vi phạm về thu BHXH. Hơn nữa, thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp và Chánh thanh tra LĐ. Cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu nộp BHXH lại không có thẩm quyền xử phạt DN.

+ Thứ ba, việc xác định tiêu chí để khởi kiện ra tòa về nợ đọng BHXH chưa thống nhất

Khoản 2 Điều 131 Luật BHXH đã có giao thẩm quyền thụ lý những vụ việc vi phạm pháp luật về BHXH cho Tòa án, nhưng đã không định rõ là trình tự thủ tục nào được áp dụng, mà chỉ ghi chung chung: “có quyền khởi kiện trước Tòa án”. Và do đó, để có cơ sở cho việc áp dụng các thủ tục tố tụng hành chính để giải quyết các vụ kiện trước Tòa án về quyết định, hành vi của tổ chức BHXH cần phải có một văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH của Chính phủ chọn một luật tố tụng cụ thể (Pháp lệnh trình tự giải quyết các vụ án hành chính) cho các bên tham gia vụ kiện. Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Để giúp BHXH các địa phương trong khởi kiện DN vi phạm về BHXH, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3434/BHXH-KT ngày 13/10/2008. Tuy nhiên, việc khởi kiện DN nợ BHXH của cơ quan BHXH còn nhiều vướng mắc:

Tính pháp lý của chứng cứ

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH, ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hàng tháng cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác định số người tham gia, tổng quỹ tiền lương, số tiền phải đóng, số tiền đã đóng, số tiền đóng thừa, thiếu và số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng (nếu có) lập thành “Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT” (mẫu C12-TS) gửi cho đơn vị sử dụng LĐ trước ngày 10 tháng sau. Đơn vị sử dụng LĐ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông báo trên của cơ quan BHXH để xác định lại trước ngày 15 tháng sau, từ ngày 15 trở đi nếu không có ý kiến phản hồi, thì số liệu mà cơ quan BHXH thông báo là số liệu đúng.

Với quy định như trên và thể thức văn bản của thông báo chỉ có chữ ký bên cơ quan BHXH, nên chưa thể hiện sự thống nhất ý chí của cả 2 bên - không đảm bảo tính pháp lý khi khởi kiện.

Mặc dù Luật BHXH quy định, NSDLĐ có hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH từ 30 ngày trở lên còn phải đóng tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm, nhưng với văn bản quy định mức lãi phạt chậm nộp của BHXH Việt Nam ban hành hiện nay, phía đơn vị sử dụng LĐ và Tòa án vẫn cho rằng, chưa đảm bảo tính pháp lý, tính cưỡng chế, tính thuyết phục.

Việc phối hợp thanh, kiểm tra với Thanh tra Sở LĐTBXH trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, do số lượng cán bộ thanh tra ít, khối lượng công việc nhiều. Sau khi cơ quan BHXH kiến nghị xử phạt, thời gian chờ đợi để xử lý quá lâu, ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời hiệu khởi kiện.

Theo quy định của Luật về tố tụng dân sự: Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải 2 lần để bị đơn đưa ra lộ trình trả nợ và nguyên đơn có đồng ý hay không. Trong khi đó, quy định cơ quan BHXH có quyền thu tiền, nhưng không quy định có thẩm quyền cho nợ tiền (khi một số DN nợ đọng đề nghị trả nợ dần do tình hình SXKD gặp nhiều khó khăn), nên việc hòa giải khó thành. Mặt khác, nếu hòa giải thành, phía cơ quan BHXH cũng có vướng mắc, vì phải đóng 50% án phí còn nếu tiếp tục kiện và thắng kiện, thì không phải đóng án phí.

Trong thi hành án

Sau khi bản án Tòa tuyên có hiệu lực pháp luật, cơ quan BHXH với tư cách nguyên đơn thắng kiện, nhưng việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài, do đơn vị sử dụng LĐ đã phá sản hoặc không còn tài sản đảm bảo cho việc thi hành án.

+ Thứ tư, thực hiện quy định đóng BHXH đến đâu giải quyết chế độ BHXH đến đó.

Trong thời gian qua, việc thực hiện quy định này tương đối có hiệu quả trong việc buộc các DN NQD thực hiện đóng BHXH đầy đủ.

Công văn số 1464/BHXH-BT ngày 23/5/2008 của BHXH Việt Nam quy định: Trường hợp NSDLĐ đang tham gia BHXH nhưng đóng BHXH không đúng thời gian quy định, việc thanh toán chi trả các chế độ thực hiện theo nguyên tắc đơn vị đóng đến thời gian nào thì tính và thanh toán chế độ BHXH đến thời gian đó.

Công văn số 4663/BHXH-CST ngày 10/12/2009 của BHXH Việt Nam về việc thông báo mẫu thẻ BHYT mới và giải quyết một số vướng mắc trong cấp sổ, thẻ quy định việc xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH để giải quyết các chế độ BHXH và BHTN, nhưng chưa cụ thể và chưa giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng BHXH: hệ thống sổ sách theo dõi việc thực hiện các cam kết của đơn vị sử dụng LĐ về thời gian chuyển nốt số tiền đơn vị còn nợ đến thời điểm xác nhận trên sổ BHXH (mẫu sổ theo dõi như thế nào ?); xử lý trong trường hợp đơn vị sử dụng LĐ không thực hiện cam kết như thế nào, ..

 Các quy định pháp luật có liên quan đến thu nộp BHXH chưa đồng bộ với quy định của Luật BHXH gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Luật Hình sự chưa quy định cụ thể tội danh như trốn đóng BHXH, chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ, nợ đọng BHXH kéo dài; Luật DN không quy định việc thu hồi Giấy đăng ký DN trong trường hợp DN vi phạm pháp luật về trốn đóng BHXH, đồng thời khi DN làm thủ tục tuyên bố phá sản, thì trong khi yêu cầu phải có bản xác nhận của cơ quan Thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nhưng lại không yêu cầu có bản xác nhận của cơ quan BHXH về hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH.

 Hoạt động của tổ chức công đoàn với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và do nhu cầu về việc làm nên NLĐ chưa thực thi quyền của NLĐ theo quy định của Luật BHXH: “cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu”.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Những tồn tại của cơ chế thu BHXH đối với NLĐ trong các DN NQD đã và đang tác động tiêu cực tới việc thực hiện các chính sách phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là thực hiện mục tiêu đảm bảo ASXH.

Để hoàn thiện cơ chế thu BHXH đối với NLĐ trong các DN NQD, cần thiết phải xác định rõ các nguyên nhân để từ đó tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện. Qua phân tích, tác giả nhận thấy có những nguyên nhân cơ bản như sau:

- Thứ nhất, các chính sách pháp luật ban hành chưa sát và theo kịp với sự phát

triển của thực tế nên tính khả thi và hiệu lực chưa cao.

- Thứ hai, nội dung và cách thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước còn đơn

điệu, trách nhiệm trong phối hợp thực hiện chưa cao.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ và tổ chức hoạt động của cơ quan BHXH chưa chuyên

nghiệp. Năng lực, trình độ và kỹ năng của hầu hết cán bộ còn hạn chế, chủ yếu là do khâu tiếp nhận ban đầu và thiếu chương trình đào tạo tiến tiến, hiện đại.

- Thứ tư, ứng dụng CNTT trong quản lý còn chậm, chưa đầu tư cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ. Cơ sở dữ liệu của người tham gia BHXH chưa đầy đủ. Cơ quan BHXH còn áp dụng quá nhiều chương trình phần mềm trong quản lý, tổ chức thực hiện. Chương trình ứng dụng chưa có tính mở, chưa liên kết được giữa các chương trình.

- Thứ năm, vai trò của tổ chức công đoàn trong các DN NQD rất mờ nhạt, do

không thành lập được công đoàn trong DN NQD. Ở những DN NQD đã thành lập được tổ chức công đoàn thì hầu hết cán bộ công đoàn không chuyên trách nên việc làm, tiền lương, các chế độ khác đều do NSDLĐ trả. Do đó động lực của cán bộ công đoàn đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ còn nhiều hạn chế; tính độc lập của tổ chức công đoàn chưa cao; thời gian hoạt động của cán bộ công đoàn bị bó hẹp do phải thực hiện theo định mức khoán, thanh tra nhân dân, mạng lưới an toàn vệ sinh LĐ … quá eo hẹp; quyền phân phối lợi nhuận thuộc về NSDLĐ. Tại một số DN, nhiệm vụ của công đoàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của NSDLĐ. Không có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn khi có đấu tranh với NSDLĐ. Trong khi đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Sở ít có điều kiện quan tâm hỗ trợ DN, nhất là trong lĩnh vực quản lý LĐ, xây dựng thỏa ước LĐ tập thể, đóng nộp BHXH.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)