Giải pháp đối với cơ quan bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 68)

Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện bộ máy tổ chức thu BHXH

Để đảm yêu cầu tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động BHXH nói chung, hoạt động thu BHXH đối với DN NQD nói riêng, cần thiết phải nghiên cứu phân công LĐ trong hoạt động thu BHXH trên cơ sở xem xét các nhiệm vụ thu BHXH:

Một là, phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Hai là, theo dõi tình hình nộp BHXH và theo dõi nợ đọng BHXH. Ba là, phân tích nợ và thiết kế giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH Bốn là, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH.

Theo đó, bộ phận thu cần thiết được thành lập theo các bộ phận tương ứng với các nhiệm vụ như trên. Nhiệm vụ của các bộ phận:

- Thứ nhất, bộ phận phát triển đối tượng: nắm bắt thông tin về tình hình đăng ký thành lập DN qua khai thác thông tin trên Hệ thống đăng ký DN quốc gia. Tiếp xúc với DN để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn DN đăng ký tham gia BHXH. Trường hợp sau khi hoạt động 30 ngày kể từ ngày hoạt động nhưng DN chưa đăng ký khai trình việc sử dụng LĐ, thì báo cáo Sở LĐTBXH.

- Thứ hai, bộ phận theo dõi tình hình nộp BHXH và nợ đọng BHXH: là bộ phận kế toán (cấp huyện) hoặc phòng Kế hoạch Tài chính (cấp tỉnh):

+ Cập nhật chứng từ, theo dõi số tiền nộp BHXH của từng DN.

+ Cập nhật chứng từ, theo dõi số tiền thu BHXH của BHXH huyện, thành phố, thị xã chuyển nộp BHXH tỉnh.

+ Theo dõi nợ đọng BHXH

+ Thông báo tình hình thực hiện nghĩa vụ về đóng BHXH của DN: Số LĐ, quỹ lương trong kỳ, số tiền phải nộp, số nợ đọng BHXH của từng DN.

- Thứ ba, Phân tích nợ và thiết kế giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH: đây là bộ phận hạt nhân trong tổ chức thu BHXH, nhiệm vụ bao gồm:

+ Phân loại nợ BHXH của các DN: Nợ dưới 1 tháng, nợ từ 2 tháng đến 6 tháng, nợ từ 6 tháng đến 12 tháng và nợ trên 12 tháng.

+ Phân tích số nợ đọng BHXH của từng DN: điều tra, xác định nguyên nhân nợ đọng BHXH.

+ Đề xuất biện pháp thu hồi nợ đọng BHXH theo nguyên nhân nợ BHXH và chỉ dẫn bộ phận đôn đốc nợ triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng.

+ Lập kế hoạch thực hiện thu hồi nợ đọng BHXH, chỉ đạo BHXH huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai các giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH.

+ Đánh giá hiệu quả của từng biện pháp thu hồi nợ đọng.

- Thứ tư, Bộ phận đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH có nhiệm vụ + Triển khai các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH.

+ Phản hồi các thông tin về tình hình nợ đọng BHXH, nguyên nhân nợ đọng BHXH, tình hình tài chính và việc chấp hành các quy định pháp luật của DN,… cho Bộ phận theo dõi tình hình nợ đọng BHXH và phân tích nợ đọng BHXH.

Giải pháp thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thu BHXH

Đội ngũ cán bộ, viên chức trong bộ phận thu BHXH là một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế thu BHXH. Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ thu BHXH là phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực đăng ký DN, LĐ, tiền lương, kế toán, tài chính, tình hình KT - XH của địa phương, tình hình sản xuất kinh doanh,…. Bên cạnh đó, phải có kiến thức rộng, cán bộ thu BHXH còn cần phải có những kỹ năng tốt như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra thu thập thông tin, kỹ năng phân tích tài chính, kỹ năng dự báo, kỹ năng sử dụng các chương trình CNTT …; đồng thời mỗi cán bộ thu BHXH phải có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức trách nhiệm phục vụ cao.

Việc yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện đội ngũ cán bộ, viên chức có đạo đức, trách nhiệm phục vụ cao là đòi hỏi của chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền hành chính phục vụ dân, phục vụ phát triển.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cần xây dựng và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác thu BHXH:

- Thứ nhất, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức đạt các tiêu chuẩn ngạch bậc, vị trí công tác và đảm bảo vận hành hệ thống quản lý theo yêu cầu điện tử hóa, tiến tới số hóa.

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ngoài việc nắm bắt các kiến thưc cơ bản trong hoạt động ngành BHXH, trong hệ thống thu BHXH, cần đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn theo vị trí công tác:

+ Cán bộ bộ phận phát triển đối tượng tham gia BHXH: đào tạo kiến thức về luật DN, luật LĐ và các quy định về đăng ký việc khai trình sử dụng LĐ, quy định về đăng ký tham gia BHXH, về xây dựng phương án trả lương, xây dựng hệ thống thang, bảng lương, …

+ Cán bộ theo dõi tình hình nộp BHXH và nợ đọng BHXH: đào tạo kiến thức về tài chính, kế toán, về CNTT.

+ Cán bộ Phân tích nợ và thiết kế giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH: đào tạo kiến thức về tài chính, kế toán, luật và kiến thức chung về quản trị DN.

+ Cán bộ đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH: đào tạo kiến thức về luật pháp. Đào tạo kỹ năng giao tiếp:

+ Cán bộ bộ phận phát triển đối tượng tham gia BHXH: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động quần chúng, kỹ năng marketing xã hội, kỹ năng hoạt động đơn lẻ.

+ Cán bộ theo dõi tình hình nộp BHXH: kỹ năng CNTT, kỹ năng tính toán, đánh giá, kiểm tra số liệu tài chính, kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cán bộ Phân tích nợ và thiết kế giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH: kỹ năng phân tính, đánh giá tình hình tài chính DN; kỹ năng dự báo; kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng làm việc nhóm.

+ Cán bộ đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục đối với các chủ DN, kỹ năng làm việc nhóm.

- Thứ hai, chú trọng công tác lựa chọn cán bộ phù hợp với tính chất của từng nhiệm vụ cụ thể trong quy trình thu BHXH.

+ Cán bộ bộ phận phát triển đối tượng tham gia BHXH: phải là những cán bộ năng động, tạo cảm giác thoải mái khi tiếp xúc trực tiếp.

+ Cán bộ theo dõi tình hình nộp BHXH và nợ đọng BHXH: là những cán bộ mẫn cán, cận trọng.

+ Cán bộ Phân tích nợ và thiết kế giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH: phải là những cán bộ được đào tạo cơ bản, có tính sáng tạo cao.

+ Cán bộ đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH: phải là những cán bộ khi tiếp xúc thể hiện tính quyết liệt.

- Thứ ba, giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ thu BHXH, để căn cứ chất lượng, hiệu quả công việc đánh giá năng lực của cán bộ:

+ Cán bộ làm nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH: Chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.

+ Cán bộ làm nhiệm vụ theo dõi tình hình nộp BHXH và theo dõi nợ BHXH: Đánh giá trên cơ sở tính chính xác, kịp thời của các số liệu phải cung cấp

+ Cán bộ Phân tích nợ và thiết kế giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH: Đánh giá trên cơ sở kết quả phân tích nợ, hiệu quả các biện pháp thu nợ đề xuất.

+ Cán bộ làm nhiệm vụ đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH: Chỉ tiêu giảm nợ BHXH. - Thứ tư, có chế độ đãi ngộ phù hợp, khuyến khích cán bộ thu BHXH trong thực hiện nhiệm vụ.

Giải pháp thứ ba: Đẩy mạnh cải cách hành chính:

Trước hết cần thống nhất nhận thức, hoạt động thu BHXH là một dịch vụ công, do vậy hoạt động của cơ quan BHXH phải hướng tới mục tiêu tạo mọi thuận lợi cho NSDLĐ đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ. Trong điều kiện các DN hoạt động phân tán, Nghệ An lại là tỉnh có diện tích rộng nhất cả nước. Vì thế, để hoàn thành cơ chế thu BHXH nhằm mục tiêu quản lý đầy đủ các đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH và thực hiện thu nộp đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, bên cạnh các giải pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế thì cần thiết phải có các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của NSDLĐ. Một trong những giải pháp cần thực hiện là đẩy mạnh cải cách hành chính.

- Thứ nhất, cải cách thủ tục đăng ký tham gia BHXH theo hướng sử dụng các thông tin DN đã đăng ký và được các cơ quan nhà nước khác thẩm định, phê duyệt, như: Giấy chứng nhận đăng ký DN, Hệ thống thang lương, bảng lương, …Cơ quan BHXH chỉ đề nghị DN cung cấp các thông tin đầy đủ để cấp sổ cho NLĐ.

- Thứ hai, thực hiện đăng ký tham gia BHXH qua mạng. Theo đó, DN thực hiện khai báo tờ khai cấp sổ BHXH cho NLĐ thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH. Sau khi xem xét thông tin do DN cung cấp, cơ quan BHXH chủ động thẩm định nội dung đăng ký, sau đó thông báo thời gian, địa điểm cụ thể cho DN cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh để kiểm tra thực tế. Trên cơ sơ đó, cơ quan BHXH thực hiện cấp sổ BHXH cho NLĐ.

- Thứ ba: thực hiện phân cấp quản lý thu BHXH cho BHXH huyện, thành phố, thị xã theo hướng tất cả các DN đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì BHXH huyện, thành phố, thị xã đó thực hiện quản lý thu BHXH đối với DN đó. Giải pháp này nhằm

tạo thuận lợi cho DN trong thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH và giải quyết chế độ BHXH, cũng như giải đáp những vướng mắc trong thực hiện chính sách, chế độ tại đơn vị.

- Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

Giải pháp thứ tư: Ứng dụng marketing xã hội trong hoạt động thu BHXH

Tiếp cận marketing xã hội trong hoạt động BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng có vai trò rất quan trọng giúp cơ quan BHXH các cấp tạo ra được những thay đổi cần thiết trong nhận thức và thái độ của NLĐ và NSDLĐ; đồng thời thay đổi nhận thức của chính những người làm công tác BHXH chuyển từ tư duy “hành chính” (xin- cho) sang tư duy cung ứng dịch vụ công (nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của NLĐ).

Thay vì những thông tin tuyên truyền về pháp luật BHXH một cách khô cứng, thiếu thực tế như trước đây, thì BHXH các cấp cần làm theo cách thức của marketing là lắng nghe những mong muốn, nhu cầu của những cộng đồng mục tiêu trong xã hội sau đó xây dựng các chương trình có liên quan.

Việc thiết kế và triển khai các chương trình cần xuất phát nguyên tắc xây dựng các sản phẩm của marketing xã hội, đó là nguyên tắc 4P:

+ Publics (Công chúng) + Parnership (Đối tác) + Policy (Chính sách) + Purse (Tiền vốn)

Từ nguyên tắc trên, tác giả đưa ra hai sản phẩm: “Vì tương lai của chính bạn” và “Bạn đã có sổ BHXH chưa?”

Trước hết, cần nhận thấy rằng, thực tế hiện nay NLĐ chưa được tham gia BHXH và chưa quan tâm nhiều đến việc tham gia BHXH là LĐ trẻ. Thực tế chứng minh trong thời gian qua, ngay cả những LĐ trẻ đã tham gia BHXH tại DN này khi chuyển sang DN khác, không làm thủ tục chuyển nơi đóng BHXH hoặc ghi nhận thời gian đã đóng BHXH để đóng tiếp khi ký HĐLĐ với DN khác mà làm thủ tục để giải quyết chế độ BHXH một lần. Chỉ tính riêng trong năm 2010, BHXH tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận và giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho 7.072 NLĐ trong các DN NQD thì chủ yếu là LĐ có tuổi đời dưới 30 (tuổi hưởng trợ cấp bình quân của nam giới là 27,68 tuổi và của nữ giới là 25,83 tuổi; thời gian tham gia đóng BHXH bình quân là

2,33 năm đối với nam và 2,52 năm đối với nữ). Xuất phát từ thực tế đó, nội dung các sản phẩm này là: Video clip về câu chuyện của đôi bạn trẻ yêu nhau, khi quyết định tiến tới hôn nhân, chàng đưa nàng về nhà giới thiệu với bố mẹ và bố mẹ chàng trai đã hỏi cô con dâu tương lai của mình “Cháu đã có sổ BHXH chưa?”

+ Publics (Công chúng): Tập trung hướng tới nhóm NLĐ trong độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi.

+ Parnership (Đối tác): Tổ chức đoàn thanh niên, Đài Truyền hình + Policy (Chính sách): Quy định của pháp luật về thu BHXH. + Purse (Tiền vốn): chi phí tham gia và lợi ích được hưởng.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chương trình truyền thông tại Hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hình thành các điểm tư vấn chính sách, chế độ BHXH tại các khu công nghiệp, khu vực tập trung nhiều DN, truyền thông lưu động và các hình thức tuyên truyền như hiện nay là thông qua phương tiện thông tin đại chúng, website, tổ chức tập huấn, in và phát hành tờ rơi tuyên truyền, phối hợp với viễn thông thiết lập hộp thư điện thoại điện tử tự động hỏi – đáp, tư vấn về BHXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp thứ năm: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Hệ thống BHXH Việt Nam quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất nên phải xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ với những yêu cầu cao về nội dung, tính thống nhất, liên tục, tính pháp lý và tính chính xác của thông tin quản lý. Để đáp ứng các yêu cầu đó, đồng thời đưa hoạt động BHXH ngày càng mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, thì yêu cầu bắt buộc là phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Ứng dụng CNTT trong quản lý BHXH sẽ đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện nhất là việc quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH, là giải pháp công cụ xử lý thông tin đắc lực góp phần tăng cường cải cách hành chính trong công tác quản lý và triển khai các hoạt động BHXH: thay đổi tác phong làm việc, phương thức tổ chức công việc từ hành chính sang phục vụ theo hướng một cửa, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không cần thiết, đơn giản hoá các bước công việc trong quy trình quản lý thu BHXH; đồng thời ứng dụng CNTT sẽ góp phần công khai và minh bạch quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng LĐ và NLĐ khi tham gia BHXH, đồng thời giúp nâng cao nhận thức và tạo lập mối quan hệ gắn bó, tin cậy của người tham gia BHXH với hệ thống BHXH, tạo điều kiện NLĐ, tổ chức công đoàn, các cơ quan báo chí giám

sát việc thực hiện chính sách thu BHXH của NSDLĐ và cơ quan BHXH. Ứng dụng CNTT đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ tình hình thực hiện và chấp hành quy định quản lý của BHXH các cấp và từng địa bàn trong hệ thống quản lý, là nguồn thông tin nhanh nhất cho phép lãnh đạo các cấp điều hành, điều chỉnh các quyết định quản lý.

Vì vậy, tổ chức BHXH cần triển các các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT:

- Trước hết, cần có sự thống nhất về nhận thức, nâng cao nhận thức về vai trò

CNTT trong quản lý, trong hiện đại hoá công nghệ BHXH. Thống nhất nhận thức về mục tiêu, về yêu cầu và cách thức triển khai CNTT trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam. Sự thống nhất về nhận thức không chỉ trong cán bộ CNTT mà trong toàn bộ cán bộ công chức BHXH, trước hết và quan trọng nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp. Từ nhận thức thống nhất chuyển hoá thành chiến lược hành động và quyết tâm thực hiện chiến lược hành động, phải có lộ trình thực hiện cụ thể, có giải pháp và lực lượng cho từng công việc.

- Thứ hai, phải chủ động chuẩn bị lực lượng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ CNTT,

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 68)